Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã xem bộ phim về Chúa Giê-su, cảnh ngài ra hiệu bằng tay làm người ta sống lại hoặc chữa lành bệnh. Dưới ánh sáng những kiến thức thu nhận được trong chuyến đi thám hiểm và thành tựu khoa học hiện đại, chúng ta cần hiểu hiện tượng đó như thế nào ?
Logic có thể hình dung được là: Giê-su (nhà tiên tri) có thể mang linh hồn của người thuộc nền văn minh trước đây và có tiềm năng tinh thần cao hơn, đã dùng các trường xoắn mạnh mẽ, tích cực của mình tháo lơi các trường xoắn tiêu cực (là đặc trưng của bệnh tật và chết chóc) về phía tích cực. Nói bằng ngôn ngữ nhà Phật, ngài đã giải phóng tâm hồn và thể xác người ta khỏi tâm năng tiêu cực. Thể astral của linh hồn giải thoát khỏi các trường xoắn ngay lập tức tác động đến sự chuyển hóa của các mô và qua đó cơ thể hết bệnh. Hồn sau khi lìa khỏi thân xác do chết, có thể quay lại cơ thể và làm nó sống lại. Có lẽ các nhà ngoại cảm và những người chữa bệnh kiểu tương tự như vậy đã áp dụng nguyên lý đó.
Giê-su đã sử dụng mãnh lực nào để chiến đấu với tâm năng tiêu cực ? Sự hồi sinh khác với hiện tượng ra khỏi trạng thái xô-ma-chi ở chỗ nào ? Cơ chế hồn nhập lại thân xác như thế nào ?
Sếch-can A-ri-en, thành viên người Nê pan của đoàn thám hiểm khuyên chúng tôi đến gặp ngài Minh Ba-xa-đu Sa-ki-a để nghe giải đáp các thắc mắc đó. Ông này được coi là chuyên gia lớn trong lĩnh vực giáo lý về đức từ bi. Khi đó, tôi chưa cho rằng, cái từ thường gặp trong sinh hoạt đời thường đó – lòng thương cảm – lại có một vai trò to lớn, không những trong chữa bệnh, mà cả trong những vấn đề sinh và tử.
– “Đức từ bi ở đây thì có liên quan gì ? “– chúng tôi hỏi Sếch-can.
– “Đức từ bi là một khoa học lớn ở phương Đông. Có nhiều quan điểm xung quanh vấn đề này. Gặp ông ấy các vị sẽ thấy”,- Sếch can đáp.
Ngài Minh không cao, rất niềm nở, nói tiếng Anh tốt và rõ ràng. Chúng tôi không có mục đích nghiên cứu khoa học có tên là “đức từ bi”, bởi vậy, chúng tôi đưa ra những câu hỏi cụ thể và rõ ràng. Ngài Minh đã giải đáp rành mạch. …
– “Đây là hai con mắt có hình vẽ trên các đền chùa ở nước của ngài. Trên cơ sở cặp mắt này, áp dụng phương pháp phân tích khoa học, chúng tôi đã dựng lại hình ảnh người có hai con mắt này. Ai đó, Đức Phật à, thưa ngài ?” – tôi hỏi.
– “Không, đây không phải Đức Phật”,- ngài Minh trả lời.- “Đây là cổ nhân thuộc thời đại xa xưa lắm rồi”.
…
– “Mãnh lực của lòng từ bi là gì, thưa ngài ?”
– “Lòng từ bi là sức mạnh tinh thần mang tính thiện nhất, ln lao nhất. Trong đời sống của con người, trong những việc tốt mãnh lực này có vai trò to lớn”,-ngài Minh đáp.
– “Có thể coi khi Giê su làm người sống lại và chữa bệnh, ngài đã sử dụng sức mạnh của lòng từ bi không ?” – tôi hỏi.
– “Vâng, đúng như vậy, chỉ nhờ sức mạnh của tình thương cảm mới có thể xua đuổi mãnh lực tinh thần tiêu cực ra khỏi con người. Giáo dục tình thương cảm nơi con người trên phạm vi toàn cầu có vai trò vô cùng lớn lao trong việc bảo toàn nhân loại trên trái đất”,-ngài Minh trả lời.
– “Xin ngài giải thích rõ những luận điểm cơ bản của giáo lý về đức từ bi”.
– “Có thể phân đức từ bi ra hai phương diện : từ bi sáng suốt và từ bi thiếu minh mẫn. Loại từ bi thứ hai dẫn đến ghen tuông, đố kị, độc ác. Mà mãnh lực, ví dụ của sự ghen tuông thì các ngài biêt rồi đó : bao nhiêu cuộc chiến chỉ vì ghen tuông…”
– “Lòng từ bi với xô-ma-chi có mối liên hệ như thế nào, thưa ngài ?”
– “Nhập xô-ma-chi bằng cách tham thiền, xua đuổi mọi mãnh lực tiêu cực ra khỏi thể xác và tâm hồn. Các sức mạnh tiêu cực còn có thể xua đuổi được bằng sức mạnh của lòng thương cảm. Điều này thật quan trọng : sức mạnh của lòng từ bi có khả năng xua đuổi các mãnh lực tiêu cực, làm thanh khiết thể xác và tâm hồn” .
– “Thương cảm ai, thưa ngài ?”
– “Có hai loại thương cảm : từ bi đối với một đối tượng nhất định và thương cảm nói chung. Loại thương cảm thứ nhất làm con người sống lại hoặc dẫn dắt người ta nhập định trong một thời gian ngắn. Loại thứ hai : từ bi với nhân loại nói chung, quan tâm tới vận mệnh của loài người. Lòng thương cảm này có khả năng đưa người ta nhập xô-ma-chi sâu khi mà thể xác sẽ được bảo toàn hàng nghìn và hàng triệu năm”.
– “Như vậy là”,-tôi nói,”- sức mạnh tốt lành của lòng từ bi có tính chất tổng hợp: nó có thể là yếu tố chữa bệnh, có thể trả lại phần hồn cho thể xác – làm thân thể sống lại, đồng thời đưa vào trạng thái xô-ma-chi, kể cả gia nhập xô-ma-chi sâu với mục đích gia nhập Quỹ gen nhân loại. Có lẽ sức mạnh của lòng từ bi tháo lơi trường xoắn về phía tích cực, vặn trường xoắn tiêu cực về phía tích cực. Làm thế nào để tăng mãnh lực của lòng từ bi để nó có tác dụng chữa bệnh mạnh hơn, thưa ngài ?”
– “Quan trọng là phải biết phân biệt lòng từ bi chân chính với không đích thực”,-ngài Minh nhận xét.- “Nhiều người làm ra vẻ thương cảm, song thực tế chỉ là mánh khoé, giả vờ, loại từ bi này không có tác dụng tâm thần và chữa bệnh. Lòng từ bi thật sự có sức mạnh tốt lành lớn lao. Trong trường tôi dạy lòng từ bi. Các môn sinh của tôi, sau khi đã học cách thương cảm chân chính đã có ảnh hưởng tốt và tác dụng chữa bệnh đối với những người xung quanh. Ở bên những con người đó thật dễ chịu.”
…
– “Những người trong ngành y chúng tôi”,- tôi tiếp tục,- “đặc biệt quan tâm tới khả năng làm con người sống lại. Như tôi hiểu qua câu chuyện của chúng ta, lòng từ bi chân chính có sức mạnh xua đuổi tâm năng tiêu cực ra khỏi cả thể xác đã chết, sau đó hồn vẫn có thể quay lại với cơ thể. Nhà ngoại cảm tôi quen Ô-lếch A-đa-mốp ở thành phố chúng tôi có tiếng chữa bệnh tài nghệ nói rằng, thể xác người chết có trường sinh học mà nhà ngoại cảm nhận biết được. Nhưng trường sinh học của người chết, theo lời ông ấy, tỏa ra toàn bệnh hoạn. Từ đây suy ra, không phải mọi thành phần của linh hồn đều rời bỏ thân thể ngay sau khi phần xác chết, mà chúng thể xác không thể hoạt động được. Xin ngài cho biết, liệu có thể dùng sức mạnh của lòng từ bi để sửa đổi trường sinh học bệnh hoạn của người chết và sau đó trả hồn về với thể xác, tức là làm người đó sống lại được không ?”
…
– “Nếu thể xác bị hủy hoại nặng do chấn thương hoặc bệnh tật và không còn hoạt động được nữa thì hồn không bao giờ trở lại với thân xác. Thể xác là gì ? Thể xác là “công cụ của hồn”. Nói một cách hình tượng : nếu “công cụ” đó được chỉnh lại thì hồn có thể quay lại, nếu “công cụ” hỏng hoàn toàn thì hồn không bao giờ trở lại với thể xác. Hồn đã lìa khỏi xác không dễ gì lấy lại. Hồn đã được tự do, nó chẳng coi trọng thể xác lắm, vì hồn bất tử, nó có nhiều cuộc đời, tức nhiều biến hóa. Người Châu Âu các vị không hiểu được rằng, con người trước hết là hồn chứ không phải xác…”- ngài Minh nói
– “Nhưng không được coi nhẹ vai trò của phần xác ! Nó đã được tạo hóa tạo nên trong quá trình tiến hóa lâu dài và, diễn tả bằng cách nói của ngài, là một “công cụ” rất phức tạp và đắt tiền…”
– “Không được hạ thấp vai trò của thể xác trong trạng thái xô-ma-ch”i,- ngài Minh cắt ngang.
– “Tôi hiểu nhập xô-ma-chi toàn những người khỏe mạnh, những “công cụ” tốt nhất của phần hồn đã được thanh lọc khỏi tâm năng tiêu cực. Ngoài ra, thân thể con người trong trạng thái xô-ma-chi đóng một vai trò vĩ đại là tạo dựng Quỹ gen nhân loại”,- tôi thốt lên
– “Khi nhập xô-ma-chi hồn không biến hóa vào thân xác khác, mà chờ đợi để quay lại với thân xác của mình. Hồn giữ liên lạc chính là với phần xác đó hàng trăm, hàng nghìn và hàng triệu năm. Khi có quyết định là hồn phải quay về với thân xác, lúc đó thân thể sẽ sống lại”,- ngài Minh trả lời.
– “Ai quyết định hồn phải trở lại với thân xác ?”
– “Đấng Trí Tôn. Lúc đó phải xem xét nhiều yếu tố : điều kiện sống trên trái đất, tình trạng của thân thể và các vấn đề khác. Trong việc này có sự đóng góp tích cực của phần hồn”.
– “Trong văn học thần bí chẳng hạn của Bậc được bí truyền E-lê-na Bờ-la-vát-cai-a có khái niệm “sợi chỉ bạc” nối phần hồn với phần xác đã chết trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu “sợi chỉ bạc” bị đứt thì hồn sẽ không tìm được thể xác. Liệu “sợi chỉ bạc” có thể bảo toàn nghìn và triệu năm trong trạng thái xô-ma-chi không, thưa ngài ?” – Va-lê-ri Lô-ban-cốp hỏi.
– “Vâng, trong trạng thái nhập xô-ma-chi, hồn luôn luôn liên hệ với thể xác của mình, dù xô-ma-chi có kéo dài bao lâu đi nữa”,- ngài Minh đáp.
– “Vậy hồn còn liên hệ với phần xác trong bao lâu, sau khi thân thể đã chết ?” – tôi hỏi.
– “Tôi khó giải đáp câu hỏi này”,- ngài Minh đáp,- “Nhưng tôi biết con người chỉ có thể hồi sinh trong vòng bốn ngày sau khi chết. Xác chết không được để lạnh như trong nhà xác vẫn làm và cũng không được để nơi có độ dương. Khi xác chết bị ướp lạnh, các tinh thể băng nhỏ li ti phá hủy các tế bào của cơ thể, còn để ở nơi ấm, thân xác dễ bị phân hủy. Trong cả hai trường hợp không thể làm người sống lại”.
– “Nhiệt độ nào thích hợp nhất để bảo quản xác chết trong thời gian bốn ngày ?” – Va-lê-ri Lô-ban-cốp hỏi.
– “Nhiệt độ gần với số không …”
– “Khi mổ loại bỏ vảy cá mắt, bác sĩ nhãn khoa vĩ đại người Nga Vờ-la-đi-mia Pết-nô-vích Phi-la-tốp, đã ghép giác mạc của một tử thi được bảo toàn trong thời gian 3-4 ngày ở nhiệt độ +4oC. Liệu ông ta có dựa vào nguyên lý mà ngài vừa nói không ? Phải nói V.P. Phi-la-tốp là người hiểu biết rộng về tôn giáo”.
– “Có thể lắm”,- ngài Minh đáp.- “Xin ông lưu ý nhiệt độ gần điểm không là điều kiện bắt buộc để bảo toàn thân thể trong trạng thái xô-ma-chi”.
…
Dù sao tôi vẫn thấy có mối liên hệ nào đó giữa sự sống lại và xô-ma-chi. Trong trạng thái xô-ma-chi thân thể được thanh lọc khỏi năng lượng tiêu cực, tức là trường xoắn được tháo lơi về phía tích cực. Khi chết thân thể người ta bị nhồi đầy năng lượng tiêu cực (như nhà ngoại cảm Ô-lếch A-đa-mốp từng nói). Chỉ cần dùng tâm năng thiện tháo lơi các trường xoắn tiêu cực sau khi chết là tử thi chuyển sang trạng thái tựa như xô-ma-chi và hồn lại quay về. Bởi có phải ai cũng chết vì những tổn thương nặng, chẳng hạn ung thư có di căn, não bị phá hủy v.v… Rất nhiều trường hợp người ta chết vì sốc quá mẫn, choáng, sốc do bị nhiễm độc… khi mà các biến đổi trong cơ thể khả hồi. Hoặc tim ngừng đập do sốc điện. Thậm chí ngay với trường hợp nhồi máu cơ tim không phải lúc nào mổ xác cũng tìm thấy dấu hiệu hoại thư cơ tim. Trong các trường hợp như vậy tiến hành hồi sinh trong vòng 4 ngày, bảo quản tử thi ở nhiệt độ +4oC là hợp lý. Nhưng nhờ sức mạnh nào có thể tháo lơi các trường xoắn của tử thi về phía tích cực, thưa ngài ?
– “Nhờ sức mạnh của lòng từ bi”,- ngài Minh đáp
– “Thế lòng từ bi có đủ mạnh không ?” – tôi hỏi
– “Có thể tằng cường bằng cách tham thiền”.
– “Nhưng trong thực tiễn y học phương Đông không thấy nhiều trường hợp hồi sinh…”
– “Vâng, đúng như vậy”.
– “Có thể nên làm các máy tăng tần số siêu cao để nâng cao hiệu quả năng lượng thiện của lòng từ bi. Tiếc thay, nền văn minh của chúng ta đã để mất chức năng “con mắt thứ ba”, mà hình như đã có chức năng giống như cái máy phát vừa nêu,- Va-lê-ri nói và tôi cũng ủng hộ anh ta. Có lẽ các nền văn minh trước đây có nguồn năng lượng sinh học phát triển hơn và “con mắt thứ ba” hoạt động tốt nên có thể việc tiến hành hồi sinh người của họ kết quả hơn. Việc hồi sinh con người trong vòng bốn ngày sau khi chết đối với họ là chuyện thường, giống như ta tiến hành hồi sức trong thời gian 3
– 5 phút sau khi chết”.
– “Tôi biết ít về lịch sử nhân loại. Về vấn đề này Bậc được bí truyền của các vị là Bờ-la-vát-cai-a đã viết tỉ mỉ trong cuốn “Học thuyết bí ẩn”,- ngài Minh đáp.
– “Những điều ngài vừa nói dẫn đến một kết luận”,-tôi chưa định im,-“ việc ghép các bộ phận và mô có thể tiến hành trong vòng bốn ngày sau khi chết, bảo quản thi thể ở nhiệt độ gần điểm không. Tôi lại sực nhớ thiên tài của V.P. Phi-la-tốp. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra với phần hồn, khi cấy một bộ phận lớn (gan, tim, …), bởi một bộ phận phải mang các yếu tố của sinh trường ?”
– “Mọi cái đều phụ thuộc vào mãnh lực của linh hồn”,- ngài Minh bắt đầu câu chuyện,- “Nếu linh hồn của người được ghép yếu ớt thì sinh trường của bộ phận dùng để ghép có thể ảnh hưởng mạnh mẽ. Trong giáo lý của chúng tôi có khái niệm “hồn tiến hóa”. Tôi lấy một ví dụ đã được mô tả trong sách. Mi-nhê-ra-pa là người theo phái yoga nổi tiếng ở Tây Tạng, nhìn thấy cảnh con trai của người thầy ông ta là Máp-pa chết trong một tai nạn xe hơi. Thân thể người con trai này bị hủy hoại nặng và không thể sống được nữa. Thấy thế Map-pa dùng sức mạnh của yoga chuyển hồn người con trai vào thân thể người nông dân đang đi qua đấy. Người nông phu trở thành như cậu con trai của Máp-pa. Phần hồn trước đây của người nông dân, nói một cách hình tượng, “bị đuổi khỏi” phần xác, vì yếu hơn. Con trai của Máp-pa ở trong người khác, nhưng vẫn cảm thấy mình không phải anh nhà nông mà là con trai của thầy dạy yoga”.
– “Như vậy là Máp-pa đã giết bác nông dân, giải thoát phần xác của bác ta cho phần hồn của con trai mình ?”
– “Máp-pa đã gửi hồn của bác nông dân lên trời, bởi vai trò của bác ta trong đời sống trần gian nhỏ hơn của con trai ông”- ngài Minh giải đáp.
Tới đây xin phép được bổ sung dữ liệu do chuyên gia trường vật lý, tôi và Va-len-chi-na Ia-cốp-lê-va soạn :
Sinh, tử và xô-ma-chi có nhiều nguyên tắc chung và đồng thời hoàn toàn đối lập.
Khi Sinh : đứa trẻ được truyền sang một số bộ phận cấu thành phần linh hồn, tức là các trường có tần số thấp đảm bảo thể xác hoạt động theo kiểu “người thực vật”.
Với cái hít vào đầu tiên của đứa bé, hồn nhập vào thể xác bé, nó cho khởi động thể trí (khả năng suy nghĩ, tư duy), bộ phận đầu thai của linh hồn (trí nhớ về các kiếp trước), v.v… Não bộ bắt đầu hoạt động và tháo lơi các trường xoắn của linh hồn. Con người trở nên con người. Đứa bé chưa phải là đứa con của bạn, vì còn phụ thuộc hồn nào sẽ nhập vào nó.
Sự phát triển tinh thần của con người thuộc nền văn minh của chúng ta bắt đầu từ số không. Ví sao vậy ? Nền văn minh trước đây của người Át-lan đã sử dụng các kinh nghiệm tiếp thu được, do tiếp cận với Trường thông tin toàn thể, không chỉ vào việc Thiện, mà cả điều Ác. Vì thế, khi nhập vào thể xác đứa trẻ của nền văn minh chúng ta, hồn tách khỏi trường thông tin toàn thể. Đấy chính là biểu hiện của nguyên lý “SoHm” – hãy tự thể hiện mình. Hồn của con người ngày nay chỉ có những khả năng, tức tiềm năng khởi thủy, do các kiếp trước định đoạt (luân hồi). Những đứa trẻ thiên tài là do khi sinh ra thể xác đã thu nạp cái hồn chưa mất hẳn mối liên hệ với Trường thông tin toàn thể, tức nhiều hay ít có sự vi phạm nguyên tắc “SoHm”.
Khi Chết : hồn lìa khỏi xác, vẫn liên hệ với thân thể, có lẽ trong thời hạn 40 ngày. Mối liên hệ này, mà nhờ đó, hồn có thể tìm ra xác được gọi là “sợi chỉ bạc”. “Sợi chỉ bạc” – đó là nguyên tắc của Đấng Trí Tôn, cho phép hy vọng đến cùng hồn sẽ quay về với thân xác của nó. Khi ngủ say, hồn “dạo chơi”, nhưng vẫn giữ “sợi chỉ bạc” với thân xác. Bởi vậy, không nên đánh thức đột ngột người đang ngủ say, vì hồn có thể không kịp tìm ra xác của mình. Cũng vì lý do đó, đánh thức con trẻ là có tội.
Ba ngày sau khi chết đến lượt thể acther ra đi, chín ngày sau là thể astral. Thể xác có thể sống lại, nếu hồn quay lại đó. Não có nhiệm vụ tháo lơi các trường xoắn của linh hồn không thể hoạt động thiếu phần hồn. Bảo toàn thể xác, trước tiên là bộ não, có thể thực hiện được ở nhiệt độ +4oC. Nhiệt độ +4oC thường thấy ở nơi hang động : ở nhiệt độ này nước trở nên đậm đặc hơn.
Trong trạng thái xô-ma-chi : “sợi chỉ bạc” nối phần hồn với phần xác được bảo toàn vô thời hạn hàng nghìn, hàng triệu năm. Việc kéo dài thời hạn xô-ma-chi không chỉ phụ thuộc vào mức độ bảo toàn của thể xác mà còn do Đấng Trí Tôn quyết định giữ hay cắt đứt “sợi chỉ bạc” nối phần hồn với phần xác.
Có thể kéo dài trạng thái xô-ma-chi ở nhiệt độ +4oC hay gặp trong hang động và dưới nước. Hình như có được trạng thái bất động như đá (tức rắn lại) là do trạng thái nước trong mô thay đổi. Ở nhiệt độ +4oC nước không chỉ có độ đậm đặc hơn cả mà còn chuyển sang một trạng thái đặc biệt. Ta biết nước có ba dạng : lỏng, khí và rắn. Nhiều khả năng là ở trạng thái xô-ma-chi như Va-len-chi-na Ia-cốp-lê-va quan niệm, nước chuyển hóa sang dạng thứ tư mà khoa học chưa biết tới. Chính trạng thái thứ tư của nước trong mô đã làm ngưng mọi quá trình trao đổi chất và chuyển các mô của người sang trạng thái rắn hơn, mà không phá hủy các tổ chức này. Các trường xoắn tích cực có khả năng chuyển nước của cơ thể sang trạng thái này dưới tác dụng của tham thiền, có thể chuyển thông tin về sự biến đổi trạng thái nước và ngừng chuyển hóa.
Nước chuyển thông tin như thế nào ? Xung quanh vấn đề này có nhiều giả thuyết. Nhưng chắc là có một nguyên tắc truyền tin rất sâu kín. Chúng ta biết rằng vũ trụ gồm chủ yếu là nước. Trường thông tin toàn thể, mà chủ yếu có tính chất sóng, hình như cũng có liên hệ với sóng. Có thể dự đoán rằng, việc truyền tin bằng sóng được thực hiện thông qua hydro của nước. Các trường xoắn của linh hồn có lẽ cũng có thể tác động lên khinh khí của nước.
Khi Luân hồi : hồn nào yếu hơn sẽ bị “đuổi” khỏi thể xác và một hồn khác mạnh mẽ hơn sẽ thế chỗ.
…
– “Theo ngài, con người ngày nay thiếu cái gì ? “– tôi hỏi
– “Con mắt thứ ba”.