Chẻ buồn thành gió

Chương 8

Cầm Thi mân mê cái danh thiếp của bà Quỳnh trong tay, đã mấy lần cô định nhấc máy gọi cho bà ta, nhưng rồi lại thôi. Cô thấy sợ và cô thật sự sợ nếu như những nghi ngờ, thắc mắc của cô về bản thân mình là đúng.

Nhìn đồng hồ, đã gần mười một giờ đêm, nhưng cô Lan vẫn chưa về. Đây là điều bất thường vì cô Lan là người nguyên tắc, cô không làm trái những quy định của chính mình bao giờ. Một trong những quy định của cô là phải có mặt ở nhà trước chín giờ tối. Chưa khi nào Cầm Thi được phép làm sai quy định này và dĩ nhiên cô Lan cũng vậy.

Nhưng hôm nay quy định ấy đã bị phá vỡ. Chuyện gì đang xảy ra vậy? Lúc nãy Thi điện thoại tới công ty cô Lan làm việc, người ta bảo cô đa về từ năm giờ chiều. Từ năm giờ chiều tới bây giô cô Lan ở đâu chứ?

Cầm Thi chụp ngay ống nghe khi điện thoại reo. Giọng Thoại Yến nhão nhoẹt:

– Chị Thi hả? Cố Lan nhờ em diện cho chị biết cô sẽ về trễ, nhưng từ chiều tới giờ em quên, chắc chị trông dữ hên. Sorry nghe.

Cầm Thi nuốt nước bọt:

– Cô Lan đang ở đâu?

– Ở nhà em. Có đông người lắm, cả ông nội cũng vào. Mọi người đang nói về chị đó.

Thi kêu lên:

– Chị có gì để nói chớ?

Thoại Yến úp mở:

– Bí mật! Một bí mật đầy bất ngờ mà em không nói ra được. Thôi, em stop đây.

Cầm Thi buông máy. Con Thoại Yến đúng là chết tiệt, nó cũng ranh ma lắm chứ chả hiền từ gì so với vẻ bề ngoài yếu đuối của nó:

Nhưng có chuyện gì mà cả dòng họ tụ họp lại vậy. Phải đang nói về Cầm Thi như lời của nhà Yến không? Nếu phải thì mọi người nói về vấn đề gì của Thi?

Như bị ma nhập, Cầm Thi đi loanh quanh trong phòng. Tay vẫn cầm tấm danh thiếp màu đen như một điềm rủi, Thi lẩm nhẩm số điện thoại của bà Aline Chu Thúy Quỳnh. Cô quyết đinh thật nhanh rồi hồi hộp nhấn từng con số.

Chuông reo mới hai hồi máy đã nhấc lên, giọng bà Quỳnh tỉnh táo và lạnh khiến Cầm Thi thoát rùng mình.

Cô trầm tĩnh nhắn từng tiếng:

– Cháu là Cầm Thi đây. Cháu chào cô.

Bên kia lặng thinh. Mất mấy giây sau, cô mới nghe bà Quỳnh reo lên thật khẽ:

– A... là Cầm Thi à? Thật ngạc nhiên. Có thần giao cách cảm không khi cô đang nghĩ tới cháu đây! Sao? Ban chiều đi chơi có vui không?

Cầm Thi nói:

– Dạ không vui lắm, nhưng có nhiều bất ngờ. Bất ngờ nhất là gặp lại cô:

Bà Quỳnh cười nhẹ:

– Còn bất ngờ thứ nhì? Chắc là từ những lời anh chàng ấy kể về cô cho cháu nghe?

Cầm Thi nhỏ nhẹ:

– Vâng. Và cháu muốn hỏi cô một đôi điều.

– Cháu cứ hỏi, nếu cầu trả lời là những câu cô đã được biết.

– Vâng. Cháu xin hỏi. Em gái cô tên là gì? Trúc Bi hay Diễm Chi?

– Cả hai tên đều đúng. Trúc Bi là tên ở nhà do cô đặt vì Diễm Chi ốm yếu như một cây trúc nhỏ.

Cầm Thi liếm môi:

– Có phải... có phải cô Diềm Chi là người yêu của chú Luân, chú anh Trình?

Bà Quỳnh ngập ngừng:

– Có thể nói như vậy cũng có thể không.

– Tại sao cô không chấp nhận cho dù hai người đã có con với nhau.

– Trình kể với cháu cả chuyện đó à? Thật quá đáng vì như vậy là xúc phạm đến người đã chết.

Cầm Thi nghe cổ họng khô đắng. Cô nói:

– Trình không kể, nhưng tự cháu biết.

– Làm sao cháu biết được?

Cầm Thi không trả lời, cô nhỏ nhẹ:

– Dạ.... Cô vẫn chưa trả lời câu hỏi của cháu. Phải hai người đã có con với nhau không cô?

Im lặng. Rồi giọng bà. Quỳnh đanh lại:

– Phải. Và đứa con ấy đã chết cùng với Trúc Bi của cô cách đây hơn hai mươi năm rồi.

Cầm Thi buột miệng:

– Không đúng!

Bà Quỳnh thảng thốt:

– Cháu bảo sao?

Cầm Thi dập máy và ngồi chết trân trên ghế. Thì ra là như vậy. Thật khủng khiếp. Người ta đã viết cho cô một tiểu sử khác. Cô chả cô máu mủ ruột rà gì với những người mang họ Nguyễn Phúc vua chúa này hết. Cô chỉ là đứa con hoang, mồi côi mẹ, được người ta tội nghiệp mang về nuôi.

Giờ thi Cầm Thi đã hiểu tại sao Thoại Yến nhỏ hơn cô chưa đầy một tuổi.

Tại sao cô không có được tấm hình nào của mẹ mình. Tại sao cô không được ba... à không, ông Vĩnh Sang thương như thương Thoại Yến?

Trời ơi! Trong tích tắc thôi, Cầm Thi ngộ ra bao nhiêu điều mà suốt phần đời đã qua, cô mù mờ sương khói.

Phải chăng định mạng đã an bài để cô gặp lại người thân duy nhất của mình là bà Aline Chu Thúy Quỳnh. Nếu đúng với những điều vừa suy đoán thì cô và Trình là anh em chú bác ruột.

Ôi chao! Trái tim cố như bị ai rứt khỏi lồng ngực buốt nhức. Cầm Thi muốn khóc, nhưng cô không nhỏ được giọt nước mắt nào.

Máu và nước mắt trong cô đều khô cạn, Cầm Thi ước ao mình hóa thành nhưng bức tượng mà người ta lấy làm mẫu cho sinh viên vẽ. Một bức tượng vô tri vô giác, một bức tượng không có trái tim để không biết thế nào là đau khổ.

Cầm Thi thèm được la hét, nhưng cô không làm nổi điều đó. Tội nghiệp Trình, chắc anh cũng đau đớn như cô, thậm chí hơn cô nữa.

Giá như có Trình ở đây bây giờ nhỉ? Mà Cầm Thi ao ước có anh để làm gì?

Trình có thay đổi được số phận của cả hai đâu?

Chuông cổng kinh koong. Chắc là cô Lan về Mệt nhọc, run rẩy và tuyệt vọng, Cầm Thi lê từng bước ra mở cửa.

Bà Thoại Lan dẫn xe vào, mặt vẫn còn nặng nề căng thẳng, khiến Thi buột miệng:

– Đã xảy ra chuyện gì vậy cô?

Bà Lan lắc đầu rồi ngồi phịch xuống salon. Nhìn mắt bà, Thi biết cô Lan đã khóc và khóc rất nhiều là đằng khác.

Cô lại hỏi tiếp:

– Mọi người đã nói gì về con?

Bà Lan lại lắc đầu, Cầm Thi không chịu đựng nổi, cố nói một hơi:

– Con đã gặp bà Aline Chu Thúy Quỳnh rồi, cô không cần phài giấu con điều gì hết.

Bà Thoại Lan sửng sốt:

– Cái gì? Con vừa nói gì?

Cầm Thi nghẹn ngào:

– Cô đã nghe rất là rõ. Cô thừa biết Aline Chu là ai, nhưng cô lại dối con.

Bà Lan lắp bắp:

– Sao con lại gặp bà ta? Ai đã xúi con đến gặp Aline Chu? Bà ta đã nói gì?

Con cần biết bà Quỳnh là người xấu.

– Nhưng bà ấy là chị ruột của mẹ con. Đâu phải vì bà Quỳnh là người xấu mà cô không cho con và bà ấy nhận máu mủ ruột rà?

Bà Thoại Lan khựng lại vì những lời như trách cứ của Cầm Thi.

Ngần ngừ một hồi, bà mới hạ giọng:

– Chuyện không đơn giản như con vừa nói.

Cầm Thi vẫn chưa nguôi bức bối:

– Con không biết những đố kỵ gì trong chuyện làm ăn của người lớn, con chỉ biết mọi người thật ích kỷ, không ai nghĩ tới con, mà chỉ nghĩ tới bản thân.

Bà Lan quắc mắt:

– Không được hỗn. Bà Aline đã gây ra bao nhiêu đau khổ cho gia đình này.

Cô cấm con nhắc tới bà ta.

Cầm Thị nói:

– Nếu ghét bà ta, sao cô còn nuôi con làm chi để bây giờ xảy ra cảnh nghiệt ngã này? Thà không biết thì thôi.

Bà Lan ngắt lời Thi bằng giọng giận dữ:

– Biết rồi thì theo mụ ta đi. Cô không giữ con đâu. Đồ vong ân bất hiếu. Thì ra suốt thời gian qua, con đã ầm thầm tìm hiểu về Aline Chu rồi quay lại trách móc người đã nuôi dưỡng mình từ lúc còn đỏ hỏn tới hôm nay.

Cầm Thi kêu lên:

– Con không hề có ý đó.

– Nhưng thái độ của con đã nói lên tất cả. Bây giờ đủ lông đủ cánh rồi, con tha hồ bay nhảy và chọn cho mình một cái tổ giàu có, tiện nghi.

Cầm Thi uất nghẹn:

– Sao cô lại nói con như vậy?

Bà Thoại Lan mím môi:

– Vì con là cháu của Aline Chu, là con gái của Diễm Chi. Mẹ và dì Quỳnh của con chả ai tốt lành gì. Khi chỉ giỏi làm kẻ thứ ba, phá hoại hạnh phúc của người khác.

Cầm Thi nhìn bà Thoại Lan như nhìn một người ngoài hành tinh. Cô quá bất ngờ vì những lời vừa nghe. Bà Lan thừa biết với Cầm Thi, mẹ là bất khả xâm phạm cô mà.

Thi chợt ré lên sau vài giây nín lặng.

– Cô không được xúc phạm mẹ cháu.

Bà Lan cũng nổi điên.

– Sự thật là như vậy, không muốn nghe thì xéo ngay. Xéo ngay đi.

Cầm Thi đứng chết sững trong phòng khách. Bà Thoại Lan hầm hầm dằn gót bước vào phòng mình rồi đóng mạnh cửa lại.

Dường như thế giới đã được chia hai, Cầm Thi không thể mở cánh cửa đã được cô Lan đóng một cách bình thường như lâu nay Thi vẫn mở để vào đòi ngủ chung với cô Lan, những đêm trời mưa buồn rả rích. Với cô, thời trẻ con đã thật sự chấm dứt.

Cầm Thi quay lưng đi ra cổng mà không biết mình sẽ đi về đâu.

Hòa dằn cái ly đã cạn xuống bàn:

– Mày đã đoán ra mọi sự thì tao cũng chẳng giấu làm gì nữa. Cầm Thi đúng là con gái của cô Diễm Chi.

Trình ngập ngừng:

– Vậy Cầm Thi là em họ tao chớ không phải em họ của mày? Tao không tin đâu.

Hòa nhướng mày:

– Tao thật sự không biết. Chú Sang cũng đang bị cả dòng họ làm khổ về chuyện này. Tối nay cả họ nhà tao đã họp bất thường về chuyện của Cầm Thi.

Ai cũng bảo chú Sang khờ khạo đến mức hai chục năm nay bắt cô Lan nuôi con thiên hạ mà tưởng con mình. Chú Sang đau lắm chứ đâu phải không. Mới đầu khi nghe bác Dinh hỏi về đứa con gái đã chết của Chú Luận và cô Chi, chú ấy vì bất ngờ nên trã lời không biết. Sau đó chú Sang bất đầu nghi ngờ nên đã để lộ tâm sự của mình với vợ. Thím Vi đâu phải tay vừa, nên đã kể hết với mẹ tao. Từ mẹ tao, ba tao biết tất. Thế là Cầm Thi bị đưa ra mổ xẻ. Ai cũng cho rằng nó là con của chú Luận. Khi cô Chi có thai, chú Luận đã vượt biên, cô Chi muốn tìm cho con mình một ông bố, nên đã gài cho chú Sang vào bẫy.

Rót vào ly thêm tí rượu, Hòa bảo:

– Ông chú Sang nhà tao vốn thiệt thà nên đã dính bẫy một cách ngọt ngào.

Trình lắc đầu:

– Cô Diễm Chi lúc đó khoảng mười sáu, mười bảy tuổi, có khác nào một đứa bé còn học phổ thông. Cô Chi không quỷ quyệt đến mức biết cách giăng bẫy một cách tinh vi đến thế đâu.

Hòa cười khẩy:

– Sao lại không, khi cô Chi là em gái Aline Chu, một người sống bằng thủ đoạn.

– Đâu phải có cùng huyết thống thì tánh tình phải giống nhau. Tao vẫn tin cô Diễm Chi là người trong sáng.

Hòa chép miệng:

– Mày cố không chấp nhận Cầm Thi là em họ mày thì đúng hơn.

Im lặng. Một hồi sau Trình hỏi:

– Cuối cùng cả họ nhà mày đã đưa ra quyết định thế nào về Cầm Thi?

– Tao không biết vì cuộc họp vẫn còn khi tao ra quán với mày. Có điều tao thương cô Lan, cô ấy khóc dữ lắm khi mẹ tao, thím Vi nhất nhất nói Cầm Thi là con chú Luận và đề nghị nội tao truất mọi quyền thừa kế của con bé.

Trình bất bình:

– Làm gì có chuyện đó khi pháp luật đã quy định con nuôi cũng như con đẻ.

Hòa thở dài:

– Đành là như vậy, nhưng con nuôi đâu thể nào như con đẻ được, ông nội tao đã cho Cầm Thi ngôi nhà cổ ở xóm chài, ba mẹ tao và cà thím Vi trước đây đều không muốn, nhưng không đám phản đối ra mặt. Giờ thì được dịp tội gì ông bà không mạnh dạn đòi lại ngôi nhà mà ai cũng biết vì yêu Aline Chu nên ông nội tao mới cho Cầm Chi.

Trình ngửa cổ uống cạn ly. Anh không muốn tin Cầm Thi là con của chú Luận chút nào, nhưng những lời vừa rồi của Hòa đã làm anh nao núng.

Giọng Hòa đều đều:

– Dù Cầm Thi là con ai, tao vẫn coi nó như em. Tao ghét sự hẹp hòi và ích kỷ của các ông các bà trong dòng họ. Số phận con bé đã hẩm hiu, bất hạnh, vậy mà các bậc chú bác vẫn không để nó yên:

Trình trầm ngâm:

– Tao không tin Cầm Thi là con gái chú Luận. Khổ nổi từ những suy đoán vụn vặt của mình thì cô bé có thể nghĩ như vậy. Nếu bị người lớn táo động vào, chắc chắn Cầm Thi sẽ bị sốc. Tánh cô bé nông nổi, bốc đồng dễ bị tổn thương.

Bỗng dưng tao thấy lo. Có lẽ bằng mọi cách tao phải liên lạc cho bằng được với chú Luận để hỏi cho la chuyện này. Chi có chú ấy mới giải đáp được bí mật về nguồn gốc của Cầm Thi. Còn không, phải nghỉ đến việc xét nghiệm máu. Có biết chắc Thi là con ai, Cầm Thi mới không mặc mả về thân phận của mình.

Hòa ngập ngừng:

– Tao không những lo cho Cầm Thi mà con lo cho cô Lan nữa. Cổ rất thương nó, với cô Lan, Cầm Thi là tất cả. Cho dầu nó là con ai, nó vẫn là cháu của bà Aline Chu, cô Lan đâu muốn chia sẻ tình thương của nó cho người cô ấy ghét cay ghét đắng.

Cái di động trong túi Hòa rung lên từng hồi. Anh lấy ra áp vào tai.

Giọng bà Thoại Lan hốt hoảng:

– Cầm Thi... Cầm Thi đi đâu mất rồi?

Hòa kêu lên:

– Đi đâu là đi đâu? Tại sao lại đi, cô từ từ nói.

Bà Lan vẫn lu loa:

– Tại cô đuổi nên nó mới đi. Giờ này đã nửa đêm nó đang ở đâu cơ chứ? Khổ quá!

Hòa trầm tĩnh:

– Tại sao cô lại đuổi nó?

– Cầm Thi đã biết chuyện. Nó trách mọi người không cho nó và mụ Aline nhận dì cháu. Cô giận quá... Hu hu!

Hòa nhăn mặt, anh tránh cái nhìn lo lắng của Trình và nói:

– Cô bình tĩnh giùm con. Đã gọi điện cho bạn bè nó chưa?

Bà Lan sụt sịt mũi:

– Thân với nó nhất chỉ mỗi Trà Mi, nhưng con Mi đi Đà Lạt rồi. Cô chỉ sợ nó tới nhà Aline Chu. Con biết nhà hay số điện thoại của bà ta không?

Hòa ậm ự:

– Ba con biết.

– Cô không muốn ba mẹ con biết chuyện này. Cả vợ chồng chú Sang cũng vậy.

– Vâng. Nhưng cháu nghĩ nó không tới đó đâu. Theo cháu hiểu, bà ta vẫn chưa biết gì về Cầm Thi. Tất cả mọi chuyện tự con bé suy đoán, bởi vậy cô đừng quá lo mà lên máu. Cháu sẽ tìm con bé cho cô.

Trình hỏi ngay:

– Cầm Thi hả?

Hòa gật đầu:

– Nó bỏ nhà đi đâu cô Lan biết không...

Trình ôm mặt:

– Trời ơi! Bốc đồng nông nổi là khuyết điểm của Cầm Thi. Ra khỏi nhà vào lúc tâm trạng bất ổn thế này, ai mà biết được Cầm Thi sẽ làm gì.

Hòa lầu bầu:

– Cầm Thi có thể tới nhà bà Aline, cũng có thể không. Nếu nó tới đó thì yên tâm rồi.

– Còn nếu Thi không tới đó thì sao? Chúng ta phải kiểm tra để tìm cho ra cô bé chớ đâu thể ngồi một chỗ rồi suy đoán.

– Tao không biết số, cũng không quen bà Aline. Mày gọi đi. Dầu gì bà Aline Chu cũng biết mày, mày có tư cách hơn tao.

Trình lằm thinh. Anh nhấn số đã lưu vào máy của bà Aline rồi bồn chồn chờ.

Chuông reo khá lâu mới nghe giọng bà Aline:

– Là cậu à? Cậu muốn gì ở tôi mà gọi điện vào giờ của ma quỷ thế này?

Trình cố giữ vẻ điềm tĩnh:

– Xin lỗi đã làm phiền bà vào giờ này, nhưng tôi rất biết ơn nếu bà cho tôi biết là Cầm Thi hiện đang có mặt ở nhà bà hay không?

Bà Quỳnh thảng thốt:

– Sao? Cầm Thi à? Tại sao cậu lại hỏi kỳ vậy?

Trình nói:

– Dạ, con bế đi chơi giờ này vẫn chưa về, gia đình đã điện thoại tìm ở nhà bạn bè Thi, nhưng không có, tôi chỉ còn hy vọng Thi đã đến nhà bà...

Bà Quỳnh ngắt lời anh:

– Không có, nhưng lúc nãy con bé có gọi điện hỏi tôi về chú Luận của cậu và Diễm Chi nhà tôi. Thi có vẻ quan tâm tới đứa con đã chết của họ. Chưa nói được mấy câu, Cầm Thi đã chủ động cúp máy. Thật ra con bé muốn tìm hiểu vấn đề gì? Nó và cậu có quan hệ thế nào?

Trình im lặng rồi anh nhỏ nhẹ:

– Chuyện dài dòng lắm, hôm khác tôi hứa sẽ trả lời tất cả những thắc mắc cửa bà, bây giờ tôi xin lỗi vì phải đi tìm Cầm Thi.

Hòa nhìn Trình:

– Không có chớ gì?

Trình gật đầu:

– Nhưng lúc nãy Thi có gọi điện cho bà Quỳnh, bà ấy vẫn chưa biết gì về Cầm Thi.

Hòa lầm bầm:

– Con bé có thể đi đâu được nhỉ?

Điện thoại của Hòa lại rung lên trong túi áo. Anh vội lấy ra nghe.

Giọng Kim Nguyệt vang lên khiến anh bực bội định tắt máy. Nhưng dường như cô nàng biết ý anh, nên hớt hải nói.

– Nghe em đã, đừng tắt máy. Cầm Thi nó... nó bị thương... máu... máu ra nhiều lắm.

Hòa nhảy nhỗm như ngồi phải lửa:

– Tại sao lại bị thương. Hiện giờ nó ở đâu?

Giọng Kim Nguyệt vẫn đầy hốt hoảng:

– Nó... nó ở trên xe cấp cứu với Thoại Oanh. Nó sắp... sắp chết rồi...

Hòa chết sững mất mấy giây trước cặp mắt ngạc nhiên của Trình. Nuốt nước bọt, anh bảo:

– Em bình tĩnh đi Nguyệt. Nghe anh hỏi. Bệnh viện nào?

– Chắc... chắc trung tâm cấp cứu. Anh tới ngay đi. Oanh bảo em gọi cho anh, nó sợ cô Lan lắm. Bây giờ em cũng tới bệnh viện đây.

Hòa buột miệng chửi thề:

– Mẹ kiếp! Có chuyện lớn rồi. Cầm Thi bị thương rất nặng, đang trên đường tại trung tâm cấp cứu. Trời đất ơi! Sao lại đủ thử xui xẻo thế này. Con bé chết mất thôi.

Trình thảng thốt:

– Bi thương rất nặng là... là thế nào?

Hòa đứng phắt dậy:

– Tao không biết. Bầy giờ phải tới đó ngay thôi.

Trình vuốt mặt, anh bước thấp bước cao theo Hòa tới chỗ lấy xe, đầu óc hoang mang, tay chân rã rời không còn chút sinh khí nào.

Tại sao hết bất hạnh này đến tai họa nọ ập xuống Cầm Thi của anh như vậy.

Cô bé có tội gì đâu.

Anh ngớ ngẩn hỏi Hòa:

– Cầm Thi sẽ không sao, đúng không?

Mặt lầm lì, Hòa gắt:

– Tao không biết, không biết gì hết. Ngay cả tại sao nó bị thương, Kim Nguyệt cũng chưa kịp nói nữa là.

Hai người phóng như điên trên đường đã vắng xe qua lại. Trình chưa bao giờ van vái đấng siêu nhân tối cao nào. Nhưng đêm nay anh biết sợ và biết cầu xin.

Anh xin cho Cầm Thi bé bỏng được sống để anh sẽ là một ông anh hết lòng vì em gái nhất thế gian này.

Trình chỉ xin như vậy thôi. Dù anh không muốn làm anh trai của Cầm Thi chút nào.

Tiếng Hòa át cả tiếng động cơ xe.

– Giờ tao đã hiểu cầu ''Họa vô đơn chí, phuớc bất trùng laí'. Gia đình tao dạo này xui xẻo quá.

Trình nói như để trấn an cả mình.

– Nhưng rồi tất cả cũng sẽ qua.

Gởi xe cho bảo vệ bệnh viện, hai người chạy như bay về phòng cấp cứu.

Mặt vẫn còn tái xanh nỗi kinh hoàng, Thoại Oanh lắp bắp kể chớ không đợi hỏi tại sao.

– Em và Kim Nguyệt đang ngồi trong quán cà phê thì thấy Cầm Thi, trông nó rất khác thường, cứ lơ lơ láo láo như người cõi trên. Nó và Kim Nguyệt từng cãi vã xích mích ngoài phố, nên nhỏ Nguyệt không ưa Thi.

Liếm môi, Oanh nói tiếp:

– Chính vì vậy nên bọn em lơ, làm như không biết, không quen nó. Cầm Thi chỉ đưa tay chào em rồi ngồi một mình ở góc quán.

Hòa nóng nảy quát:

– Tụi bây đúng là... là khốn nạn. Lẽ ra phải hỏi xem tại sao nó lại vào quán một mình vào giờ gọi là giới nghiêm của cô Lan chứ.

Thoại Oanh làm thinh trước lời mắng mỏ của ông anh. Cô nói tiếp:

– Trong quán có mấy thằng mặt mày bậm trợn trống rất ghê. Suốt buổi chứng cứ nhìn em và Kim Nguyệt rồi thì thầm, rồi cười rất khả ố. Thấy chúng bất hão quá, bọn em đứng dạy về. Ra khỏi quán, hai đứa hết hồn khi tụi nó đi theo. Nó giữ xe em lại không cho đi.

Mắt rươm rướm, Thoại Oanh bảo:

– Lúc đó tụi em sợ quá.

Hòa đay nghiến:

– Cho bỏ tật chơi đêm. Rồi sao nữa?

– Đúng lúc Cầm Thi bước ra. Nó tới chỗ bọn em hỏi chuyện gì. Bọn mất dạy kia thấy vậy liền vây trôn ba đứa.

Trình nghiến răng:

– Bộ xung quanh không có ai sao?

Thoại Oanh nói:

– Chỉ có người giữ xe, nhưng là một ông già, ông đâu dám can thiệp. Còn trong quán đâu cô ai ra cho nên bọn chúng... Hu... hụ.... Hòa nổi nóng.

– Mày có bị trầy mảng da, đứt cọng tóc nào đâu mà khóc. Ráng nín mà kể hết mọi chuyện đi.

Thoại Oanh cứ thút thít khiến Kim Nguyệt lấm lét kể thay:

– Bọn chúng bắt tụi em đi theo, dĩ nhiên đâu có đứa nào chịu, thế là chúng đánh. Người bị cái tát đầu tiên là Thoại Oanh. Cầm Thi nhào tới can, thế là bọn chúng vây con nhỏ vào giữa để giở trò trêu chọc. Cầm Thi phản ứng lại rất mạnh làm chúng điên lên vì biết đã gặp phải người có nghề. Một thằng đầu trọc mập nhất bọn, dữ dằn nhất bọn nói đã từng bị Cầm Thi đánh ở Vũng Tàu, bữa nay nhất định sẽ rửa hận.

Nuốt nước bọt xuống, Nguyệt nói:

– Nó dồn ba đứa em vào tường. Thoại Oanh la to kêu cứu, nó vung dao lên đòi rạch mặt Thoại Oanh. Nghe vậy, Cầm Thi nhào tới đẩy thằng mập ra. Ai ngờ một thằng khác giơ chân ra ngáng làm Cầm Thi té ập vào cây gậy của thằng mập.

Ôm mặt, Kim Nguyệt nức nở:

– Máu... máu chảy ra rất nhiều. Trong đời, em chưa bao giờ thấy máu nhiều như vậy:

Trình hỏi tới:

– Sau đó thì sao?

Oanh lấm lét nhìn Hòa:

– Tụi nó bỏ chạy để Cầm Thi té dưới đất.

Trình nghiến răng:

– Khốn nạn!

Hòa ngồi thừ ra rồi bảo:

– Phải cho co Lan hay. Có lẽ tao tới nhà chở cô Lan vào đây. Thoại Oanh điện thoại cho ba mẹ và chú Sang. Nhớ bảo đem tiền theo.

Oanh lí nhí:

– Em biết rồi!

Trình không chịu nổi thời gian của sự chờ đợi. Anh đi tới đi lui, đi qua đi lại với lo âu hồi hộp trong khi Thoại Oanh sau khi đã gọi điện về nhà thì ngồi im re với Kim Nguyệt trên ghế chờ chớ không nũng nịu làm trò với anh như mọi khi.

Với Trình ngày hôm nay đúng là quá dài quá nặng. Anh giống như đang sống trong thân phận một người khác với một mối quan hệ khác chớ không còn là Triệu Khánh Trình của hôm qua, hôm kia nữa. Và với cảm giác đó, anh thương Cầm Thi hơn bao giờ hết. Suốt thời gian lang thang ngoài phố, rồi vào quán cà phê ngồi đơn độc một mình, Cầm Thi đã nghĩ gì?

Chắc cô bé khổ lắm, buồn lắm về những điều vừa biết. Mà Cầm Thi đã biết tới đâu về bản thân?

Bà Thoại Lan hớt hải chạy vào, mắt dáo dác:

– Cầm Thi đang ở đâu?

Thoại Lan bật dậy:

– Dạ, vẫn trong phòng cấp cứu.

– Bao lâu rồi?

– Đã gần một tiếng.

– Sao lâu dữ vậy? Lúc đưa vào đây nó tỉnh hay mê?

– Dạ mê. Bị trúng vũ khí Cầm Thi ngã xuống là xỉu luôn.

– Trời ơi là trời!

Rồi bà đặt thêm hàng loạt câu hỏi không ai có thể trà lời. Bà Thoại Lan trút hết bực dọc lo lắng vào Trình.

– Cậu ở đây làm gì? Tôi đã bảo cậu phải dang la con bé ra mà.

Đang bức bối vì không biết tình trạng Cầm Thi ra sao, Trình nói ngay một lèo:

– Nếu những lời của bà Aline Chu là đúng thì Cầm Thi là em cháu. Cháu còn ở đâu được khi em mình bị nạn?

Bà Lan đanh giọng:

– Nói bậy, Cầm Thi sao là em cậu được.

Trình bẻ ngay:

– Vậy lý do gì cô cấm cháu quen Cầm Thi?

Bà Lan lạnh lùng:

– Vì cháu tôi không phải là trò tiêu khiển của cậu. Tôi không chỉ cấm Cầm Thi mà cắm luôn cả Thoại Oanh, Thoại Yến.

Hòa gắt lên:

– Trời ơi! Giờ phút này mà cô còn lo cấm cản chuyện đâu đầu, ở trong đó chẳng biết con nhỏ ra sao rồi nữa. Lỡ nó có sao cho cô tha hồ ân hận vì sự độc đoán của mình.

Bà Lan quắc mắt định nói gì đó, nhưng lại thôi Hòa nhìn đồng hồ. Đã bắt đầu ngày mới rồi, mà trời vẫn chưa sáng. Hành lang bệnh viện vắng tanh, lạnh ngắt không một bóng người.

Bà Lan sốt ruột:

– Sao lâu quá! Đứa nào vào hỏi thăm xem sao.

Hòa lầm bầm:

– Người ta cho có vào đâu.

Nhìn ra cổng, Trình thấy ông Sang đang vội vã chạy vào.

Vừa thở hào hển, ông vừa hỏi:

– Nó... nó làm sao rồi?

Và nhận cái lắc đầu của mọi người, ông Sang ngồi phịch xuống ghế.

Một y tá thò đầu ra gọi:

– Người nhà của Cầm Thi đâu? Đi đóng tiền mua thuốc và máu... Nhanh lên.

Mất máu nhiều lắm.

Hòa nhanh chân chạy tới cầm ba bốn tờ giấy từ tay cô y tá. Anh hỏi ngay:

– Tình trạng em tôi thế nào?

– Chưa biết được. Vết thương cách tim có mấy phân, phước chủ may thầy thôi:

Mọi người như lặng đi. Trình đấm mạnh tay vào tường như không biết đau.

Theo hướng dẫn của y tá, anh và Hòa đi đóng tiền mua thuốc và máu.

Quay trở lại, anh nghe giọng ông Sang rành rẽ:

– Phải cho Aline Chu biết sự thật.

Bà Thoại Lan sửng người nhìn ông và cộc lốc:

– Anh đi mà báo chớ tôi thì không đời nào.

Ông Sang nghiêm mặt:

– Tôi và ba đã nói suốt một buổi tối, cô vẫn chưa bỏ thói đố kỵ, ích kỷ ấy sao? Cầm Thi là cháu cô cũng là cháu người ta. Có máu phải có xót. Lỡ như có chuyện không may, con bé sẽ ôm hận ra đi đó.

Bà Lan nhảy dựng:

– Anh độc mềm độc miệng với cá con gái mình...

Rồi bà bật khóc:

– Ai muốn làm gì thi làm đi.

Hòa nhăn nhó:

– Đã rối lắm rồi, cô còn khóc cho khổ mọi người.

Bà Lan vẫn lải nhải:

– Chúng bây có yêu thương gì con bé. Cầm Thi là đứa bất hạnh nhất. Người ta thật ác khi cố tình rêu rao nó là con ông Luận. Hừ, nói thế để đẩy nó ra khỏi nhà, để truất quyền thừa kế của nó chứ gì.

Hòa bực lắm. Anh gằn:

– Cô làm ơn im giùm cháu. Cô phải để dành sức mà chăm sóc Cầm Thi nữa chớ.

Nghe Hòa nói thế, bà Thoại Lan mới thôi. Mỗi người đứng ngồi mỗi góc với tất cả bồn chồn.

Thời gian vẫn chậm chạp trôi và rồi cửa phòng cấp cứu lại mở.

Cô y tá ló đầu ra thông báo:

– Cầm Thi đã vào phòng hồi sức. Tạm ổn rồi. Người nhà tới cầm toa đóng tiền nữa nè.

Bà Thoại Lan nghẹn ngào:

– Cám ơn trời phật!

Trình nghe sóng mũi cay xè. Anh không khóc cũng không thể nói cảm ơn trời phật như bà Lan, nhưng anh đang có cảm giác như bà.

Cầm Thi sẽ không bỏ anh mà đi như nãy giờ anh đã vô cùng sợ khi nghĩ không bao giờ, không bao giờ được trông thấy cô...

Người nhẹ nhõm như vừa trút khỏi hai vai khối đá nặng nghìn cân, Trình nhẹ tênh bước theo Hòn.