Tiếng gõ cửa. Ngỡ là bồi phòng khách sạn, Trung Hiếu đi lại mở cửa.
Anh ngạc nhiên nhìn cô gái:
– Cô tìm ai?
Không trả lời mà cô gái gọi lớn:
– Bạch Hoàn, dậy đi?
Suốt đêm qua, Bạch Hoàn uống nhiều rượu và ngủ say như chết, bỏ Trung Hiếu một mình, khi hai người bay tận sang Pháp hưởng tuần trăng mật.
Ngỡ là Bạch Hoàn say vì chuyến bay đến mấy giờ đồng hồ, nên Trung Hiếu để cô uống rượu cho dễ ngủ. Vậy mà bây giờ mới lúc nãy cô nằm dã dượi từ chối những âu yếm của anh, bây giờ cô lại bật dậy như cái lò xo, bay ngay lại cửa, ôm choàng lấy cô gái.
– Nhớ "anh'' quá, cưng ơi.
Trung Hiếu trợn mắt nhìn hai người phụ nữ hôn nhau thắm thiết như đôi tình nhân. Có lẽ là họ quen phong cách phương Tây mà thôi. Trung Hiếu lui lại ghế ngồi.
Bạch Hoàn tíu tít:
– ''Anh" chờ Hoàn đánh răng rửa mặt thay quần áo nghen.
Cô điềm nhiên như không có Trung Hiếu, chạy nhanh vào toa-lét làm vệ sinh thay quần áo xong trở ra. Lúc này Thư Anh mới ngầm đưa mắt cho Bạch Hoàn hướng về Trung Hiếu.
Bạch Hoàn nhún vai:
– Anh Hiếu! Đây là Thư Anh, bạn của em. Em và Thư Anh đi phố một chút.
Trung Hiếu hơi phiền lòng. Lẽ ra Bạch Hoàn nên để cả ba cùng đi, anh và cô từ Việt Nam bay sang Pháp hưởng tuần trăng mật, vậy mà ngày đầu tiên vừa sang, cô đã bỏ anh đi với bạn bè. Người phụ nữ đã lập gia đình, bạn bè phải gác sang một bên chứ, nhưng chẳng lẽ anh lại khó chịu, nên gật đầu:
– Vậy khi nào em về?
– Trưa.
Chỉ như vậy, Bạch Hoàn lôi Thư Anh đi. Đi một khoảng xa vào thang máy, Thư Anh mới nháy mắt:
– Em không tội nghiệp khi bỏ hắn một mình à?
– Tại nghiệp cái gì! - Bạch Hoàn xẵng giọng - Từ hôm cưới đến nay, em bực mình muốn chết mà phải ráng dằn lòng. Nhưng mà có hắn là tấm bình phong cho cũng được. Bây giờ mình đi đâu?
– Về phòng của "anh" đi. Bộ em nói mấy ngày nay, "anh" không nhớ em sao? Nhớ và ghen nữa, em có hắn cũngkhông được bỏ "anh" nghen.
Kéo mạnh Bạch Hoàn vào mình, Thư Anh cúi tìm môi Bạch Hoàn, hai người hôn nhau say đắm.
Thang máy dừng lại, hai người ra khỏi thang máy, đi nhanh về căn phòng của Thư Anh, và bây giờ mới là giây phút bày tỏ thương nhớ...
– Này, Bạch Hoàn! Em thích chúng mình như thế này hơn là em với hắn chớ?
– Dĩ nhiên rồi. Tội cho hắn bỏ vợ, nhưng dù sao thì hắn cũng được đền bù ngồi vào chiếc ghế giám đốc kỹ thuật. Ba em thì hoàn toàn tin em đã quên được anh chịu lấy chồng.
– Nhưng mà nghĩ em với hắn, "anh" không chịu được.
– Thôi mà cưng?
Bạch Hoàn vuốt ve gương mặt Thư Anh, cô lại hôn Thư Anh say đắm...
Trung Hiếu bực dọc đi qua đi lại. Sáng ngày hôm qua, Bạch Hoàn rời phòng nói là trưa về, thế mà một ngày rồi một đêm, cô vẫn chưa về. Bây giờ là tám giờ sáng. Tuần trăng mật của anh "quái dị" như vậy sao?
Có khi nào là Bạch Hoàn đã xảy ra điều gì bất trắc, mà anh thì cứ ở trong phòng đợi cô? Phải đi báo cảnh sát.
Trung Hiếu lao lại cửa cũng vừa lúc cánh cửa bị đẩy vào. Bạch Hoàn trở về trong bộ cánh mệt mỏi, quần áo xộc xệch. Chưa bao giờ anh thấy Bạch Hoàn trong tình trạng như thế này, Trung Hiếu lo lắng:
– Em đi đâu vậy, sao không gọi điện thoại cho anh? Em có biết là suốt đêm qua chờ em anh muốn phát điên lên.
Bạch Hoàn khó chịu:
– Thì em về rồi nê. Em đi chơi với Thư Anh, đi nhảy đầm, thăm lại bạn bè cũ.
Trung Hiếu thở hắt ra:
– Ít ra em cũng nên gọi điện thoại cho anh biết. Chúng ta đi hưởng tuần trăng mật mà em bỏ anh một mình, anh muốn đi tìm em cũng không biết đi tìm ở đâu.
Bạch Hoàn đưa tay che miệng ngáp.
– Tìm em làm gì. Em sống ở Paris ba năm, có ngõ ngách nào, em không biết đâu. Em mệt quá, đi ngủ đây.
Cởi cái áo ngoài, Bạch Hoàn vứt đại lên thành ghế, cô ngã soài lên giường lúc trên người chỉ còn cái quần lót, cô ôm gối nhắm mắt lại.
Trung Hiếu tần ngần nhìn Bạch Hoàn. Vừa sang Paris anh có cảm giác Bạch Hoàn không còn là cô nữa, một cô gái từng nói yêu anh say đắm, dâng hiến cho anh tất cả. Tại sao cô lại thay đổi như vậy chứ? Anh ngồi xuống kéo tấm chăn đắp lên người cô:
– Hoàn!
Không có tiếng trả lời, Bạch Hoàn đã ngủ. Trung Hiếu đứng lên suy nghĩ một lát, anh mặc quần áo vào mở cửa đi ra ngoài.
Đi lang thang mãi một lúc, Trung Hiếu ghé vào quán nước gọi ly cà phê uống. Anh không có cái hạnh phúc của người đàn ông vừa cưới vợ, ân ái mặn nồng. Cái hạnh phúc tuyệt vời ấy dường như chỉ có với Yến Linh, anh đã từ bỏ hạnh phúc ấy vì tiền, vì tìm cho mình một chỗ đứng trong xã hội thượng lưu.
Trung Hiếu trở về phòng, Bạch Hoàn vẫn còn ngủ. Anh cởi áo máng lên móc và nằm xuống bên cạnh Bạch Hoàn.
Bạch Hoàn giật mình thức giấc, cô cáu kỉnh:
– Sao anh không nằm giường bên kia? Em đang ngủ ngon lại về đánh thức dậy.
Bạch Hoàn ôm gối bước sang chiếc giường bên ngủ. Trung Hiếu ngồi dậy nhìn Bạch Hoàn đăm đăm. Bạch Hoàn có thái độ như vậy là sao?
Giận dỗi, Trung Hiếu lại mặc áo vào đi xuống phòng đánh bi da. Anh không hiểu nổi Bạch Hoàn. Cô thay đổi ngay đêm tân hôn, ghê tởm anh khi anh ôm cô vào lòng. Cứ suy nghĩ, Trung Hiếu không sao đánh banh được, thua liền mấy bàn. Chán quá Trung Hiếu trở về phòng.
Sắp năm giờ chiều, Trung Hiếu lên phòng định là Bạch Hoàn ngủ no giấc, anh sẽ rủ cô đi phố.
Trung Hiếu sửng sốt vì Bạch Hoàn lại đi, cô viết tháo lên tờ giấy:
“Tối, em không về. Anh cứ đi chơi một mình đi”.
Quá quắt! Trung Hiếu giận dữ vò nát tờ giấy ném xuống chân. Là như thế nào đây, đời thuở vợ chồng mới cưới đi hưởng tuần trăng mật, vợ cứ đi chơi với bạn gái, bỏ chồng một mình. Quá vô lý! Tại sao lại như thế này? Anh phải làm gì giết thời giờ đây? Tốt nhất là kết thúc tuần trăng mật trở về với công việc, với những ngày hẹn hò sau công việc, Bạch Hoàn quá mê chơi, từng tuổi này, đã ra đời làm việc, lẽ nào cô không hiểu bổn phận làm vợ của mình.
Lại một đêm Trung Hiếu nằm vò võ một mình. Đến sáng, Bạch Hoàn mới về trong tình trạng nhếch nhác như ngày hôm qua.
Hết còn chịu nổi, Trung Hiếu lắc mạnh vai Bạch Hoàn giận dữ:
– Anh hỏi em như thế này là sao?
Bạch Hoàn khó chịu:
– Lại gì nữa đây?
– Anh có cảm giác chúng ta không phải là vợ chồng. Nếu có anh là một thằng khờ, không biết mình và vợ đi hưởng tuần trăng mật, nhưng buổi tối, người vợ biến mất cho đến sáng trở về, người lôi thôi lếch thếch, anh phải suy nghĩ như thế nào đây?
Bạch Hoàn lạnh lùng:
– Anh muốn nghĩ sao cũng được. Nói tóm lại, anh chưa hề thiệt thòi, tiền đầy túi khi về anh còn là giám đốc kỹ thuật của công ty, không phải ai muốn như anh cũng được. Anh bỏ vợ con cưới em, có phải chỉ vì tình yêu đâu.
– Nhưng mà anh đã bỏ vợ con để có em.
– Có hẳn hoàn toàn vì em? Không đâu. Anh biết rõ điều này hơn em mà.
Tóm lại, anh cứ đi chơi, hết tuần trăng mật, chúng ta đi về.
– Nhưng anh không thể nào chịu được mỗi tối em đều đi và ban ngày ngủ vùi. Em giận hờn gì anh cứ nói để cho anh khắc phục?
– Em không giận hờn gì anh cả.
– Vậy thì tại sao chúng ta không thể nào vui vẻ hạnh phúc như những ngày tiền hôn nhân?
– Anh muốn biết?
– Phải.
– Anh cần ghế giám đốc kỹ thuật với đồng lương gần cả ngàn đô?
– Em đừng hỏi anh câu hỏi khó nghe như vậy. Nếu như anh có địa vị đó, anh sẽ phát huy hết khả năng của anh giúp công ty có hiệu quả hơn.
– Em đồng ý anh có tài, năng động, có điều... Em đã khổ sở như thế nào khi đóng kịch yêu anh, anh chưa biết điều này đâu.
Trung Hiếu sững sờ:
– Đóng kịch yêu?
– Ba em nói nếu em đồng ý lấy chồng, ông sẽ nhường chi nhánh I cho em toàn quyền điều hành. Em xin lỗi vì đã dùng anh làm tấm bình phong.
– Tấm bình phong?
– Bởi vì em là... người đồng tính. Em chỉ yêu Thư Anh, em không thể không có Thư Anh.
Ôi trời! Cả người Trung Hiếu vã cả mồ hôi. Anh nhìn Bạch Hoàn như con quái vật, không thể tưởng tượng một con người hoàn hảo về thể hình, giàu có có học thức lại có một đầu óc bệnh hoạn như vậy.
Cái nhìn của Trung Hiếu không hề làm cho Bạch Hoàn nao núng, cô gật đầu.
– Anh sẽ có tất cả, nếu như anh chấp nhận và để yên cho em với Thư Anh.
Em đã mang Thư Anh từ Việt Nam sang đây. Em muốn có những ngày "hạnh phúc'' với người mình yêu. Hãy khôn ngoan hiểu vị trí của anh, anh sẽ có những cái anh muốn.
Bạch Hoàn đẩy Trung Hiếu ra để nằm xuống giường, cô không chú ý đến việc Trung Hiếu như thế nào, điều quan trọng cô sống theo ý cô, không phải chịu áp lực kiểm soát của cha mình.
Trung Hiếu giận dữ bỏ ra ngoài. Anh có cái anh cần, công danh sự nghiệp tiền bạc, song anh đã mất đi một mái ấm. Yến Linh không bao giờ tha thứ cho anh. Anh phải làm gì để được cô tha thứ? Thôi thì cứ ăn chơi cho hết những ngày trăng mật vô vị.
Bây giờ Bạch Hoàn không phải ngại ngùng gì với Trung Hiếu. Cô công khai đi với Thư Anh, yêu thương như đôi vợ chồng thực sự.
Ông Bạch Đằng giật mình nhìn theo dáng người phụ nữ vừa đi qua mặt ông. Cô c ò n quay lại ban cho ông nụ cười duyên dáng. Quần áo và cách ă n mặc đúng là của người thành thị, song vẫn không tan mất đi cái vẻ chân quê, một tính cách đặc biệt cho ông nhớ người vợ quá cố của mình.
Hơn hai mươi năm nay khi bà mất, ông vẫn ở vậy nuôi con, chính vì vậy mà Bạch Hoàn hư hỏng. Bây giờ cô chịu lấy Trung Hiếu, một kỹ sư nghề biển đi du học ở Anh về, cũng là lúc ông nên tìm một người phụ nữ làm bạn lúc tuổi xế chiều của ông.
Cũng thật khó chọn lựa, trong cái buổi vàng thau lẫn lộn này. Nhưng với người phụ nữ này, thoạt nhìn cô, ông có cảm tình ngay. Ông cười lại với cô.
Chiếc khăn quàng trên vai cô chợt rơi xuống, dường như cô không hay. Ông bước tới nhặt lên, cô cũng vừa quay lại, ông cầm đưa lên cho cô.
– Cám ơn...
Cô nhận lại và lại mỉm cười lần nữa. Nụ cười quyến rũ như ngây thơ nửa đàn bà nửa trẻ con trên gương mặt mà đôi mắt là điểm nổi bật nhất, khiến trái tim ông Bạch Đằng như sống lại tuổi đôi mươi.
Cô chào ông lần nữa toan bỏ đi, ông Bạch Đằng hấp tấp đuổi theo:
– Cô ơi...
Cô quay lại nhìn ông, đôi mắt tròn xoe mở ra hết cỡ:
– Có chuyện gì thưa ông?
– À không...
Ông Bạch Đằng lúng túng không biết nói như thế nào. Kỳ lạ! Trong tay ông có đến cả ngàn nhân công, ông cũng không phải là gã trai tơ mới đứng trước người phụ nữ đẹp lần đầu tiên, vậy mà ông ta lúng túng:
– Tôi... có thể mời cô một ly nước được không.
Nụ cười lại nở như hoa hàm tiếu:
– Dĩ nhiên là được chứ.
Cô bước song đôi với ông.
– Em đoán năm nay ông chừng năm mươi, có đúng không?
– Không, tôi đã sáu mươi. Hóa ra tôi còn trẻ đến những mười tuổi à?
– Trông ông lịch lãm hào hoa và cốt cách siêu phàm nữa.
Ông Bạch Đằng cười khanh khách vì lời tăng bốc.
– Cô không cho tôi đi tàu bay giấy chớ?
– Dạ, em đâu dám.
Hai người vào nhà hàng. ông Bạch Đằng lịch sự kéo ghế ngồi và gọi hai ly nước, ông ngắm cô:
– Đúng là cô bằng tuổi con gái tôi mà thôi. Con gái tôi lại giống tôi quá chứ không giống vợ quá cố của tôi. Cô thì lại rất giống. Cô nhìn ảnh này xem, đó là nguyên nhân khiến tôi gọi cô lại.
Ông Bạch Đằng thật tình mở ví da của mình đưa cho Yến Linh xem tấm ảnh chụp đen trắng. Ảnh đã lâu chuyển sang màu ngà. Người phụ nữ còn rất trẻ gương mặt phúc hậu, hao hao giống Yến Linh.
Yến Linh mỉm cười, không ngờ công việc làm quen với người đàn ông quyền thế này lại thuận lợi như vậy, khi cô khổ thân tìm cách tiếp cận ông ta hàng mấy tháng trời.
Cô vờ reo lên hồn nhiên:
– Giống lắm!
Ông Bạch Đằng âu yếm nhìn Yến Linh.
– Cô có gia đình chưa vậy?
Yến Linh vờ e lệ:
– Nghèo và xấu như em, ai thèm cưới. Đàn ông bây giờ họ thích cưới vợ giàu, còn em nhà quê... Ông thấy em có nhà quê lắm không?
– Ồ! Không đâu. Cái nét chân quê của em rất có duyên.
– Mới có người đầu tiên khen em như ông. À! Mà ông để râu mép, có lẽ ông sẽ đẹp trai hơn. Ông về hỏi bà xem có đúng không?
– Tôi chẳng có ai để hỏi. Thôi, em cho lời khuyên nhé.
– Em khuyên ông nên để râu mép.
Yến Linh vờ hồn nhiên dang người ra xa ngắm ông Bạch Đằng rồi chồm tới vỗ nhẹ lên mép ông. Mùi hương quyến rũ của giai nhân khiến ông Bạch Đằng ngây ngất. Kỳ lạ, có bao nhiêu người phụ nữ sẵn sàng đến với ông, nhưng sao trái tim ông lại đập mạnh trước cô gái ngây thơ này.
Xem ra cô còn nhỏ tuổi mà hơn cả Bạch Hoàn.
Ông rung động:
– Không biết tôi có còn diễm phúc gặp lại em không?
– Câu hỏi đó, ông nên dành cho em. Ông sang trọng trí thức như thế này, còn em như loài đĩa đeo chân hạc.
– Không. Chiều nay gặp em tôi thấy mình như trẻ lại vậy.
– Vậy thì nếu ông cho phép, em sẽ thường xuyên gặp ông. Em và ông cùng tạo cho nhau niềm vui của cuộc sống.
Ông Bạch Đằng vui mừng:
– Như vậy thì còn gì bằng.
Vả Yến Linh đã nấu cho ông Bạch Đằng bữa cơm đạm bạc, món cá khô kho ớt, món canh rau bù ngót nấu tôm... những món mà thuở hàn vi ông Bạch Đằng đã ăn. Hơn ba mươi năm qua, từ lúc giàu có, ông chỉ ăn toàn sơn hào hải vị.
– Em nấu ăn ngon lắm? Đừng nói tôi chưa từng ăn nghen. Lúc tôi còn nhỏ, nhà nghèo lắm, mẹ tôi hay đi chợ mua khô cá về kho ăn, canh rau tàu bay, rồi canh rau dền đỏ nấu tôm khô... lúc đó ăn sao ngon lạ lùng. Khi tiền bạc thừa mứa, ăn sơn hào hải vị chẳng thấy ngon.
Yến Linh mỉm cười:
– Nếu ông thích thì cứ thường xuyên đến đây, em nấu những món ăn dân dã cho ông. Đừng mua thứ gì mang đến đây cả, hãy để tình bạn giữa em và ông trong sạch.
Chưa bao giờ ông Bạch Đằng có cảm giác ấm áp đến thế, cái cảm giác của thời trai trẻ, lúc vừa cưới vợ hai vợ chồng nghèo sống hạnh phúc trong căn nhà nhỏ. Những điều ấy bây giờ chừng như sống lại ngọt ngào ấm áp.
Căn phòng trọ của Yến Linh vuông vức có mười hai mét vuông, nhưng gọn gàng sạch sẽ cho con người cảm giác nhẹ nhàng. Một chiếc nệm nhỏ gấp lại, nó được mở ra vào buổi tối, một cái bàn, một cái tủ. Và dưới nền gạch thật nhiều những con gấu bông bằng vải, dụng cụ may.
Yến Linh vẫn ngồi chăm chỉ khâu, bàn tay cô thoăn thoắt, trong chốc lát hoàn thành một con gấu nhồi bông nhỏ. Cô đưa cho ông Bạch Đằng.
Ông cầm lấy ngắm nghía đầy thú vị:
– Đẹp quá!
– Em may tặng ông đủ gia đình gấu nhé. Gấu cha, gấu con, gấu mẹ nè.
Ông Bạch Đằng chớp mắt cảm động. Cô gái trẻ trước mắt ông cần mẫn tỉ mỉ và cũng xinh xắn đáng yêu nữa. Bạch Hoàn chưa bao giờ cho ông cảm giác hạnh phúc cha và con, mà nó chỉ làm cho ông phiền muộn lo nghĩ.
Cầm một con gấu trắng lên, ông âu yếm:
– Em may rất khéo, nhưng làm thế này có đủ sống không?
– Nuôi một mình em thì đủ.
– Em còn phải nuôi ai nữa à?
– Em trai em và ba của em, họ ở dưới quê.
– Như vậy lương một tháng là bao nhiêu?
– Hưởng lương sản phẩm, trung bình là một triệu.
Ông Bạch Đằng kêu lên:
– Như vậy làm sao sống?
– Em vẫn sống được đấy chứ có sao đâu.
Ông Bạch Đằng nghẹn ngào:
– Lương một tháng của em không bằng con gái tôi tiêu một ngày.
Yến Linh nghe tim mình thắt lại. Người giàu là như thế, cho nên Trung Hiếu đã phụ bạc cô, còn cô đang tìm cách ve vãn ông, đến lúc này cô hiểu, chẳng phải người đàn ông quyền thế giàu có này hạnh phúc, ông ta đang cô đơn. Song cái lòng căm giận trong cô cao hơn cả, vì ông ta là người có tiền, những đồng tiền của ông ta đã cướp mất Trung Hiếu của cô. Cô sẽ cho Trung Hiếu và Bạch Hoàn thấy sự trả thù của cô.
Yến Linh cười gượng:
– Ông so sánh như vậy làm gì? Đó là sự cách biệt giữa giàu và nghèo, vì nghèo em đã mất người mình yêu.
– Người yêu của em sẽ hối hận vì đã rời bỏ em.
Yến Linh cười buồn:
– Đồng tiền cho anh ta sự sung sướng và giàu có, sẽ không bao giờ anh ta hối hận. Nếucó cũng... là quá muộn màng.
Mải nói chuyện, kim may đâm vào tay Yến Linh bắn cả ra máu tay. Cô kêu khẽ.
– Ái...
Ông Bạch Đằng vội cầm tay Yến Linh:
– Đau lắm phải không?
– Dạ.
– Em hãy để tôi lo cho em. Tôi biết có thể em nhỏ tuổi hơn con gái tôi nữa, nhưng tôi muốn được lo cho em. Thấy em sống như thế này, tôi thương lắm.
Yến Linh để yên tay mình trong tay ông Bạch Đằng, mắt nhìn ông như bối rối e thẹn, đôi mắt đẹp tuyệt vời làm nao lòng Bạch Đằng, xôn xao trái tim cằn cỗi, bao nhiêu năm nay sống cô đơn, chỉ biết có công việc và công việc.
Yến Linh nũng nịu:
– Ông có biết tại sao em cười với ông hôm đó không? Có một đêm... em nói, ông đừng cười em nghen. Em nằm mơ thấy ông Bụt bảo em:
sẽ có một người đàn ông lớn tuổi đến với em, đó là nhân duyên của em.
Ông Bạch Đằng kêu lên kinh ngạc:
– Có chuyện như vậy sao?
– Ông không tin em?
– Không, tin chứ.
Yến Linh hôn nhẹ lên trán ông:
– Em chẳng đòi hỏi gì là được lo cho ông và mang niềm vui cho ông.
Ông Bạch Đằng vui sướng đến nghẹn ngào:
– Nếu em mang niềm vui đến cho tôi, em quyền đòi hỏi chứ.
– Như vậy gọi là lợi dụng nhau. Em quan niệm đồng tiền kiếm được bằng chính sức lao động của mình mới quý.
– Em là người phụ nữ tuyệt vời mà tôi gặp.
Yến Linh cúi đầu, cô thấy mình xấu xa. Tuy nhiên cô không muốn dừng lại, đây mới chỉ là bước khởi đầu.
– Ba!
– Thằng Kha hét ầm lên khi thấy Trung Hiếu, lúc mà nó tưởng chừng như quên hẳn đi.
Nó phụng phịu:
– Sao lâu quá ba mới tìm con vậy?
Trung Hiếu lúng túng:
– Ba phải làm việc và đi nước ngoài nữa. Mẹ con có ở nhà không?
Nhắc đến mẹ, thằng Kha xụ mặt:
– Mẹ đi mất tiêu, đâu có về nhà. Bây giờ ngày nào ông ngoại cũng buồn uống rượu, ba Bỉnh đi Sài Gòn tìm mẹ hoài mà không có. Ba biết mẹ ở đâu không?
Trung Hiếu ngẩn người ra. Anh về đây là để tìm Yến Linh, vậy mà cô không về. Yến Linh đi đâu?
Thằng Kha dặc dặc tay Trung Hiếu:
– Ba găp mẹ nhớ nói mẹ về nghen ba, con nhớ mẹ lắm. Bây giờ con phải tự tắm, đi học về có hôm không có cơm ăn phải ăn mì gói vì ông ngoại say rượu, ba Bỉnh phải đi tìm mẹ.
Trung Hiếu sụp người xuống ôm con nghẹn ngào. Đúng là anh có lỗi với con mình. Anh đã vì bả danh lợi bỏ đi hạnh phúc, và nếu như anh không gặp lại Yến Linh, hẳn cô cũng không bỏ đi như vậy.
Rút hết tiền trong túi, Trung Hiếu bỏ vào túi áo thằng Kha:
– Con về đưa cho ông ngoại, năn nỉ ông ngoại đừng uống rượu nữa. Còn ba, ba sẽ về Sài Gòn đi tìm mẹ con.
– Nhớ nghen ba!
– Kha ơi! Con đâu?
Bỉnh đi tới, anh sầm mặt khi thấy Trung Hiếu.
– Anh còn dám về đây nữa à? Hãy đi về Sài Gòn của anh, xin đừng khuấy động cuộc sống của chúng tôi.
Chụp tay thằng Kha, Bỉnh lôi nó đi. Thằng Kha trì lại:
– Ba ơi! Con bảo ba Hiếu đi tìm mẹ mà, con nhớ mẹ lắm.
Một câu nói ngây thơ tan nát lòng hai người đàn ông. Bỉnh cay đắng:
– Anh nghe rõ rồi chứ? Sau cái lần cô ấy đi Sài Gòn tìm anh, bị anh đuổi xuống xe, cổ đã ngất đi vì kiệt sức và đang mang thai đứa con thứ hai nữa. Anh đã làm cho cuộc đời cô ấy bất hạnh, còn thằng Kha, dù nó có tôi và ông ngoại vẫn khao khát có mẹ, việc dạy dỗ của một người mẹ, Thằng Kha là con của anh mà, sao anh nó làm cho cuộc đời con mình bất hạnh như vậy hả?
Trung Hiếu cúi đầu ăn năn:
– Tôi có lỗi với tất cả mọi người, nhất là anh.
– Không, người anh có lỗi nhiều nhất là Yến Linh. Tôi lo sợ cho cô ấy, nên cứ đi tìm. Sài Gòn rộng lớn, tôi lại quê mùa dốt nát, tôi sợ cô ấy vì hận anh mà đi vào con đường lỡ lầm.
– Tôi sẽ đi tìm Yến Linh. Anh hãy nuôi dạy giúp thằng Kha giùm tôi.
Bỉnh cười nhạt:
– Chuyện này, anh khỏi lo, bao gìờ tôi cũng yêu thương nó như là đứa con tôi tạo nên. Từ ngày Yến Linh bỏ đi, nó sống cách biệt trầm lặng, biếng nói biếng cười, dù tôi luôn yêu thương nó, vẫn không bằng mẹ của nó. Tôi nghĩ anh hiểu mà.
– Tôi hiểu...
– Cái gì đó Bỉnh ơi, Kha ơi?
Ông Hồi xiêu vẹo đi tới, đôi mắt ngầu đục vì rượu của ông vằn lên tia lửa giận dữ. Ông lao vào đánh xé Trung Hiếu:
– Mày còn dám vác mặt về cù lao này nữa hả? Khốn kiếp, cút ngay!
Trung Hiếu đứng yên cho ông Hồi đánh mình chứ không chống lại. Bỉnh phải can ông ra:
– Ba đừng có đánh. Ba đánh thì giải quyết được gì đâu.
– Tao đánh cho chết cha nó.
Ông Hồi gầm lên:
– Nó làm cho cuộc đời con gái của tao tan nát, mười tám tuổi đã phải sinh con, nuôi con. Mẹ con nó chết chứ làm sao sống, vậy mà nó còn về quyến rũ con Linh đi, để bây giờ không biết nó sống hay chết ở phương trời nào. Tao đánh nó chết, rồi tao đi tù lần nữa.
Bỉnh ôm ông Hồi lại, lúc thằng Kha khóc ròng ôm mặt chạy đi.
– Mẹ ơi! Mẹ ở đâu rồi, về ngay đi mẹ ơi.
Tiếng kêu nức nở của thằng bé tan nát cõi ba người đàn ông. Họ buông thõng tay, đứng trơ như đá phỗng...
– Linh Yến (Yến Linh)! Em mở mắt ra xem gì nào?
Ông Bạch Đằng hớn hở mở hộp quà ra, chiếc hộp nhung đỏ tuyệt đẹp. Yến Linh mở bừng mắt ra, cô kêu lên:
– Đẹp quá!
Ông Bạch Đằng âu yếm:
– Tặng em đó.
Xâu chuỗi ngọc trai màu trắng ánh sáng ngời. Yến Linh lắc đầu:
– Em không nhận đâu.
Ông Bạch Đằng cau mày:
– Em không thích xâu chuỗi ngọc này à? Hay là đi đổi món khác nhé?
Yến Linh lắc đầu nguầy nguậy. Cô đã đến với ông Bạch Đằng bằng cái tên Linh Yến, mang đến cho ông niềm vui trẻ trung hồn nhiên, để sau đó khi một mình cô rơi vào mối hận thù ngun ngút.
– Không phải em không thích xâu chuỗi này, mà vì nó đắt tiền, em biết như thế. Em muốn giữa em và ông là cùng mang niềm vui cuộc sống cho nhau, đừng để tiền bạc xen vào. Huống chi em là cô thợ may nghèo, cả đời có biết như thế nào là tiệc tùng mà cần những món nữ trang như thế này.
Ông Bạch Đằng khẩn khoản:
– Nhưng đây là tấm lòng thành tôi dành cho em. Em nhận đi!
– Ông bảo em nhận hoài, em sẽ giận đó. Ông cất đi?
Ông Bạch Đằng thở dài xếp hộp nữ trang lại Linh Yến luôn từ chối những món đồ ông mua tặng cô, trong lúc ông quá quý mến cô, muốn cho cô những thứ mà ông có, nếu không, đứa con gái và rể của ông phá tán cũng vậy.
Ông không quan trọng tiền bạc, điều ông thích là tìm chút ấm áp cho tuổi già của mình. Sáu mươi tuổi, ông lại yêu như thời trai trẻ hẹn hò, hồi hộp vào mỗi chiều khi đi gặp người con gái trẻ mình yêu thương.
– Tặng em những món đồ đáng giá em không nhận, vậy tôi biết tặng gì cho em, thể hiện tấm chân tình của tôi đối với em bây giờ?
– Ông hãy đến với em bằng tình cảm chân thật là được rồi.
– Tôi thề không bao giờ dối trá với em cả.
– Như vậy ông và em hãy cùng cư xử với nhau bằng tấm lòng chân thành.
– Nếu như... - ông Bạch Đằng hồi hộp - Tôi muốn em là người bạn đời, làm bạn với tôi vào những ngày cuối đời, em có bằng lòng không?
– Ông không biết nhiều gì về em cả, hơn nữa ông là người giàu có, muốn ai mà chẳng được, xin ông đừng đùa với em.
Ông Bạch Đằng nhăn mặt:
– Tại sao em cho là tôi đùa với em, khi tôi rất chân thành?
– Người nghèo rất nhiều mặc cảm, chính vì nghèo mà em đã mất người yêu.
– Tôi sẽ xóa tan mặc cảm ở em, mang lại cuộc sống sung túc,cho ba em và em trai của em. Tôi sẽ cưới em và công bố trước mọi người:
em là vợ của tôi.
– Không cần như vậy. Em không cần nghi lễ rườm rà đó, miễn ông vui là em vui. Nhưng nếu ông biết quá khứ của em, ông sẽ khinh em ngay, em biết như vậy. Ngay từ đầu, em đã nói dối ông. Em không có em trai mà nó là con trai em, em có con vào năm em mười tám tuổi.
Ánh mắt Yến Linh xa vời bi thương:
– Người đó bỏ em đi du học, vì cái bào thai ấy mà ba em nóng giận xô mẹ anh ta ngã lầu chết... một người chết, một người đi tù.
Nước mắt Yến Linh lăn dài trên má khi nhớ về dĩ vãng đau thương của mình.
– Một người đàn ông chất phác nghèo khó đã cứu em, khi em bị người dân trên đảo ấy xua đuổi, không chồng mà có con, người ấy chịu cưới em. Em đã chung sống với người đàn ông ấy, nhưng trái tim vẫn khắc khoải đau đớn. Cho đến một ngày anh ta trở về, anh ta mang em rời khỏi đảo. Em có những ngày hạnh phúc tuyệt diệu, nhưng rồi anh ta bỏ em một lần nữa, đi cưới vợ giàu khi em mang thai đứa con thứ hai. Em không còn niềm tin vào bất kỳ ai nữa.
Ông Bạch Đằng đau xót:
– Kể cả tôi nữa sao?
– Xin lỗi ông...
– Em không cần xin lỗi, nhưng tôi sẽ chứng minh với em, không phải ai cũng giống như gã đàn ông bội bạc khốn nạn ấy. Tôi càng có quyết định nhiều hơn là tôi sẽ cưới em và cho em một đám cưới rỡ ràng.
– Nếu như con gái ông phản đối?
– Chúng đã lập gia đình đi ở riêng, sẽ chỉ có tôi và em.
Yến Linh cười buồn. Cô tưởng tượng đến đôi mắt trợn lên của Trung Hiếu và sự giận dữ của Bạch Hoàn.
Bàn, cô quay sang Trung Hiếu quần áo sẵn sàng để đi làm.
Chiều nay, anh về sớm, ba gọi chúng ta về bên nhà.
Trung Hiếu nhíu mày:
– Có chuyện cần tôi nữa sao? Cô hãy báo “tình nhân” của cô ấy.
Bạch Hoàn trừng mắt:
– Anh đừng có châm biếm tôi! Ba tôi muốn tái hôn. Ông mời ăn bữa cơm gia đình và giới thiệu người phụ nữ đó. Anh phải đi với tôi. Tôi không muốn ba tôi biết cuộc sống của tôi và anh.
Trung Hiếu nhún vai khó chịu:
– Bao nhiêu năm nay ở một mình, sao bây giờ lại muốn tái hôn?
– Đó là chuyện riêng của ba tôi, anh không nên có cầu hỏi này nọ. Đừng tưởng tôi không biết anh đi tìm Yến Linh.
– Cô không thể trách tôi.
– Nhưng mà tôi không cho phép.
– Hình như cô... quá đa hệ rồi.
Giọng Trung Hiếu châm biếm. Bạch Hoàn không giận, cô điềm nhiên:
Từ ngày tôi lấy anh, tôi để anh tự do, giữa tôi và anh nên tôn trọng tự do của nhau, tôi không xen vào đời tư của anh và anh cũng vậy.
Trung Hiếu cười nhạt mai mỉa:
– Tôi hiểu chứ. Cô chỉ dùng tôi làm tấm bình phong để có được ba cô chia tài sản. Nói một cách khác là cô thuê tôi.
– Anh cũng đâu có thiệt thòi. Nếu cần, anh cứ về nhà với vợ anh, tôi không ghen đâu.
Trung Hiếu hằn học định quát vào mặt Bạch Hoàn:
''Con người sống bệnh hoạn như cô ta thì biết ghen là gì". Nhưng anh im lặng. Tất cả tại anh tham tiền, tham địa vị, một lần nữa ruồng bỏ Yến Linh, đây là cái giá anh phải trả mà thôi.
Nỗi ân hận đầy trong lòng anh, nuối tiếc hạnh phúc mà mình đánh mất. Liệu Yến Linh có tha thứ cho anh một lần nữa?
Yến Linh không về Kiên Lương. Mấy tháng qua anh cố công đi tìm Yến Linh, nhưng bóng chim tăm cá, để lại trong anh những nuối tiếc ngậm ngùi.
Đứng lên, Trung Hiếu đi ra xe đến công ty. Người thám tử tư nhìn thấy Trung Hiếu vội đi theo anh vào phòng. Trung Hiếu hồi hộp:
– Anh tìm thấy cô ấy rồi phải phải không?
– Phải. Cô ấy ở tận ngoài quận ngoại thành, trong đường hẻm. Có điều tôi không biết có nên nói điều này cho anh biết.
– Chuyện gì, tại sao không nên nói?
– Cô ấy đúng là Yến Linh, làm nghề thợ may, may thú nhồi bông, sống một mình và có mối liên hệ mật thiết với ngài tổng giám đốc Bạch Đằng.
Trung Hiếu giật nảy người:
– Anh nói gì?
– Ngày nào sau sáu giờ chiều, tổng giám đốc Bạch Đằng cũng đến đó ăn cơm. Cô Yến Linh tuyệt đối không ra ngoài, ngoại trừ sau khi may xong đi giao hàng và nhận hàng.
– Anh tìm người chính xác chứ?
– Nếu không tin, chiều nay đúng sáu giờ, anh cứ đến địa chỉ này.
– Được rồi.
Trung Hiếu ngồi thừ người ra. Anh không tin là một cô gái quê hiền lành và thậm chí còn nhút nhát như Yến Linh lại quen với ông Bạch Đằng. Người đàn ông này có cuộc sống nghiêm túc, chính vì vậy ông đã không chịu được cuộc sống bệnh hoạn của con gái mình. Gả được cho anh, xem như ông phần nào đó đi gánh nặng.
Bảy giờ chiều nay có buổi tiệc tuyên bố... Chết! Trung Hiếu kêu lên sững sờ.
Có khi nào người ông Bạch Đằng muốn tái hôn là... Yến Linh?
Ông Bạch Đằng có thể không biết Yến Linh, nhưng còn Yến Linh, cô không thể nói là cô không biết ông Bạch Đằng là ai. Trung Hiếu bật dậy lao ra ngoài.
Anh tìm địa chỉ căn nhà mình muốn tìm không khó lắm.
Hồi hộp, Trung Hiếu đưa tay lên gõ cửa.
– Ai đó?
Tiếng chốt cửa bị kéo và cánh cửa mở ra. Yến Linh sửng sốt khi thấy Trung Hiếu. Cô vội vàng đóng ập cửa lại. Trung Hiếu cố sức đẩy lại, anh đểy mạnh cánh cửa và bước hẳn vào nhà.
Yến Linh lạnh lùng:
– Anh muốn gì?
Trung Hiếu nhìn gian nhà nhỏ, một bàn máy may với đủ các loại vải. Căn phòng khá tiện nghi, một tivi, tủ lạnh. Yến Linh khó chịu quát khẽ:
– Anh muốn gì? Làm ơn ra khỏi nhà tôi ngay.
– Tại sao em không về Kiên Lương? Thằng Kha nhớ em, còn anh và anh Bỉnh đi tìm em. Anh Bỉnh bỏ tất cả công việc đi tìm em, tại sao em lại trốn ở trong xó xỉnh này?
Yến Linh xẵng giọng:
– Cuộc sống của tôi, không liên quan gì đến anh. Tuy tôi không về nhà, nhưng hàng tháng tôi vẫn gởi tiền, quần áo và quà về cho con.
– Em nghĩ như vậy là đầy đủ bổn phận rồi sao?
Yến Linh cười nhạt:
– Lạ chưa! Tại sao anh đòi hỏi tôi đầy đủ bổn phận? Vậy còn anh, hãy đi về mà hưởng hạnh phúc, công danh sự nghiệp của anh.
Trung Hiếu buồn rầu:
– Nếu anh nói là anh sống không hạnh phúc em có tin không?
– Luận điệu của anh, tôi đã quá rõ. Tôi không còn khờ khạo để tin anh. Tôi hận anh đến làm một người mẹ nhẫn tâm bỏ con và bỏ cả giọt máu chưa kịp thành người. Tôi cầu mong cho cả đời tôi đừng bao giờ gặp lại anh. Hãy ra khỏi nhà tôi ngay. Tôi cho anh biết, có thể cha vợ anh sẽ đến đây.
Trung Hiếu tức giận:
– Thì ra em hận anh nên cặp với một ông già đáng tuổi cha mình?
– Tôi và anh, cả hai cùng đi trên một con tàu, có điều con tàu của anh là tiền bạc danh vọng, nhưng con tàu của tôi là lòng thù hận. Tôi sẽ là mẹ kế của anh và Bạch Hoàn.
– Em điên rồi.
– Anh muốn nghĩ như thế nào cũng được. Anh cần tiền tham danh, tại sao tôi lại không tham tiền. Tiền mua được tất cả, kể cả danh dự và nhân nghĩa ở đời.
Trung Hiếu đau đớn buông thõng tay:
– Anh không ngờ là em thay đổi đến như vậy. Em hãy về Kiên Lương với con đi.
– Không. Anh còn nhớ ngày ra đi, tôi bị người ta ném rác vào mặt, tanh hôi bẩn thỉu, vì ai mà tôi phải cam chịu nhục nhã như vậy?
– Là tại anh, anh có lỗi với em.
Trung Hiếu sụp xuống chân Yến Linh, anh ôm chân cô khẩn khoản:
– Anh hối hận lắm rồi, Yến Linh. Em đừng thù hận anh nữa. Khi xa em rồi, anh mới biết anh chỉ yêu có một mình em.
Yến Linh cười gằn hất mạnh tay Trung Hiếu ra:
– Tôi không còn là một cô gái ngây thơ khờ dại nữa, để nghe những lời đường mật giả dối của anh. Ra khỏi nhà tôi ngay. Tôi nói cho anh biết, cha vợ anh sắp đến đây. Việc mất ông ta hay không với tôi, không quan trong, còn anh... anh liệu khi ông ta biết anh là một con người bạc tình vô nghĩa, ông ta sẽ còn ưu ái anh à? Đi đi!
– Yến Linh! Hãy cho anh cơ hội chuộc lại lỗi lầm với em và con đi. Anh hối hận rồi mà. Đúng là anh ruồng rẫy em vì bả lợi danh, nhưng sau đó anh không có người vợ thực sự. Cô ấy là người đồng tính. Ngay trong tuần trăng mật, cô ấy chung sống với một người phụ nữ khác. Anh thề với em đây là sự thật.
Yến Linh nhìn Trung Hiếu, cô càng thấy ghê tởm hơn, chính vì vậy cho nên anh mới đi tìm cô, cô là người sẽ giải quyết những nhu cầu sinh lý cần thiết cho anh. Yến Linh thấy buồn nôn quá mức.
Trung Hiếu không thể hiểu những ý nghĩ trong đầu Yến Linh. Anh tha thiết:
– Hãy tha thứ cho anh. Anh chỉ yêu có một mình em.
– Anh im đi!
Yến Linh giận dữ đánh mạnh vào mặt Trung Biếu:
– Anh muốn xem tôi là cái gì của anh nữa hả?
– Không. Anh...
Có tiếng xe đỗ lại phía trước, ông Bạch Đằng đến. Trung Hiếu lính quýnh:
– Nhà em có cửa sau không?
Yến Linh điềm nhiên khoanh hai tay trước ngực. Cô nhìn Trung Hiếu lính quýnh vừa căm giận vừa thương hại.
– Tôi đã nói anh không nghe, tự lo liệu đi.
– Yến Linh, hãy giúp anh đi!
– Nếu anh không sợ xấu mặt thì vào toa-lét đóng cửa và ở yên trong đó đi.
Không đắn đo, Trung Hiếu đi nhanh vào trong, anh đống chặt cửa toa-lét lại, lắng tai nghe ngóng phía trước. Yến Linh chùi nước mắt, bước ra cửa đón ông Bạch Đằng:
– Ông đến sớm quá, em chưa chuẩn bị gì cả.
– Tôi chờ em được mà.
Yến Linh rót cho ông Bạch Đằng ly nước uống:
– Vậy chờ em một chút nghen, nhưng... sao em hồi hộp quá. Em ngại con gái và con rể của ông.
– Ồ! Chúng nó không có quyền gì cả.
– Tôi là cha, tôi có quyền quyết định.
– Nếu lỡ con gái ông và con rể ông phản đối thì sao?
– Tôi vẫn cưới em. Tôi nói nghiêm chỉnh đó.
Yến Linh mỉm cười:
– Vậy thì em không sợ nữa.
Thay quần áo xong, Yến Linh vờ lại trước cửa phòng toa-lét nói to:
– Chúng ta đi thôi!
Đi ra xe ngồi bên ông Bạch Đằng, Yến Linh chờ xe ra tới đầu hẻm, mới vờ kêu lên:
– Em quên rút dây điện ấm nước. Ông đỗ xe lại cho em chạy vào, em sẽ ra ngay.
Ông Bạch Đằng cười thông cảm. Chiều nay yến Linh có vẻ lụp chụp, có lẽ cô cũng căng thẳng và hồi hộp như ông.
Yến Linh quay trở lại, cô mở cửa nhà nghiêm mặt nhìn Trung Hiếu:
– Tôi phải nối dối ông ta để quay trở lại mở cửa cho anh ra về. Làm ơn đi về và đừng bao giờ đến đây, sẽ làm hỏng sự nghiệp và tương lai của anh đấy.
Trung Hiếu bước ra ngoài. Chỉ chờ có như vậy, Yến Linh đóng cửa lại, cô đi bộ trở ra đầu hẻm leo lên xe đi.
Trung Hiếu tức giận nhìn theo, cái tức giận của kẻ biết mình thua cuộc.