Tôi đang định phản đối thì bên ngoài cổng chợt có tiếng phanh xe. Sợ bà ngoại Thanh Lâm quay về nên tôi vội vàng kéo Đường Triệu trốn vào trong rừng trúc. Tiếng giày cao gót vang lên mỗi lúc một gần, còn cả tiếng trò chuyện, hình như là có hai người. Tôi không kiềm chế nổi bèn thò đầu ra xem, chỉ thấy Thanh Lâm dịu dàng tựa vào lòng một người đàn ông đi từ đó lại, bước chân của cô ấy cũng cỏ vẻ như đang nhũn ra giống tôi khi nãy, chỉ có điều tôi là vì sợ hãi, còn Thanh Lâm vì say đắm trong tình yêu. Tôi nhìn người đàn ông đó, ánh mắt chết trân tại chỗ sau khi nhìn rõ mặt- Vân Phong.
Một đêm trằn trọc khó ngủ, tôi còn giở bức ảnh đó ra xem đi xem lại, những lời nói của Thanh Lâm hệt như bóng ma không sao xua đi nổi, luôn quanh quẩn bên tai. Con gái luôn như vậy, nói một đằng nghĩ một nẻo.
Hồi tưởng lại ban nãy khi Thanh Lâm nói xong câu đó, ngoài tiếng dòng điện rè rè chạy trong điện thoại ra, tôi còn gần như nghe thấy tiếng thở dài khe khẽ của nó? Thanh Lâm, Vân Phong, tôi... Giữa chúng tôi càng ngày càng xa cách, cái khoảng cách giữa chúng tôi mỗi lúc một lớn hơn. Hoặc là nói tôi càng ngày càng xa bọn họ. Nghĩ ngợi cả đêm đến nỗi đầu đau nhức, hai tay tôi ấn chặt huyệt thái dương, ngầm đưa ra quyết định, chờ đến khi việc này kết thúc, mình với Vân Phong sẽ không còn xa cách như vậy nữa.
Khi ăn sáng thấy vẻ mệt mỏi trên mặt tôi, bà nội nhắc lại chuyện cũ, bảo tôi đóng cửa hiệu xường xám lại. Nhìn bà lo lắng, thêm vào đó thời gian gần đây tôi cũng không thể tập trung, nếu muốn lo liệu tốt cho cửa hàng cũng lực bất tòng tâm, nên đồng ý với bà.
Từ đó đén khi hết hạn thuê nhà vẫn còn ba tháng, may mà tiền thuê cũng không cao lắm. Thực ra như vậy cũng tốt, vừa hay tôi có đủ thời gian để cùng Đường Triêu nghiến cứu những chuyện lên quan đến tấm kỳ bào đó.
Cả đêm không ngủ được, vừa sáng tôi đãng mang đôi mắt thâm quầng đến gặp Đường Triêu.
Khi tôi đến anh ta đang mang quả cầu thủy tinh ra đặt trên bàn. Trong khi cửa hiệu còn có một người đàn ông đứng tuổi, hai tay trống nhạnh đứng nhìn Đường Triêu với vẻ cực kỳ giận dữ. Khi đến gần mới nhận ra đó chính là người đã trông hàng giúp Đường Triêu khi tôi đi Lệ Giang.
Thấy tôi vào Đường Triêu bèn gật đầu, sau đó quay lại tiếp tục nhìn ông già đó với vẻ nghiếm túc: "Sư phụ, người nhất định phải giúp con".
"Con!". Hóa ra là sư phụ của Đường Triêu. Nhưng lần trước ông ấy... Ông già quay sang nhìn tôi, trong mắt là vẻ chán ghét. Sự căm ghét đó khiến những điều tôi định nói ra bị ép trôi ngược vào trong bụng, tôi không đời nào tự chuốc lấy sự bẽ bang khi bắt chuyện với người không thích mình.
Còn Đường Triêu cũng không giới thiệu hai người chúng tôi với nhau, xem ra nguyên nhân khiến họ căng thẳng chính là tôi.
"Sư phụ, người nhất định phải giúp con!". Đường Triêu nhìn su phụ bằng một ánh mắt cực kỳ kiên định, lặp lại một cách cố chấp.
Sư phụ anh ta ra sức lắc đầu, bộ dạng trông đầy cay đắng, một lúc sau mới hắng giọng nặng nề, nói với vẻ bất lức, không hề cam tâm tình nguyện, tựa như bất đắc dĩ phải thỏa hiệp:
"Được rồi, chờ đến lúc các con điều tra được kỹ lưỡng hơn một chút thì ra đương nhiên sẽ giúp. Tuy nhiên bây giờ chưa phải lúc". Nói xong ông ta liền khoát tay rồi bỏ đi.
Nhìn theo bóng ông già, Đường Triêu mỉm cười với tôi:
"Sư phụ tôi khó tính như vậy đấy, dù ông ấy đã dạy tôi những chuyện liên quan đến phương diện siêu nhiên, song từ trước đến nay chưa từng cho phép tôi nhúng tay vào bất chứ việc gì. Ông bảo tiếp xúc với những chuyện kiểu này không tốt, sẽ thay đổi số mệnh của mình cái gì gì đó".
"Sư phụ anh chỉ quan tâm đến anh thôi mà".
"Con người ông ấy như vậy đấy. Con người tôi năng lực có hạn, thế nên có rất nhiều việc phải nhờ đến sự giúp đỡ của sư phụ. Hiện giờ ông ấy rửa tay gác kiếm rồi, nên khi gặp những chuyện, những người liên quan đến điều thần bí luôn tỏ ra chán ghét". Đường Triêu đưa cho tôi một cốc trà mát. Khi đang nói câu này thỉnh thoảng anh ta ngập ngừng, tôi đoán chừng nguyên nhân khiến cho sư phụ của Đường Triêu tức giận không chỉ là vì anh ra tiếp xúc với những chuyện này, mà phần lớn là có liên quan đến tôi. Đột nhiên nhớ ra lần thứ hai đến chơi nhà Vân Phong, vẻ mặt của mẹ anh ấy khi nhìn thấy tôi hình như cũng là vẻ chán ghét này...
Tuy nhiên tôi và Đường Triêu chỉ là bạn bè bình thường, sự lo lắng của sư phụ Đường Triêu có vẻ hơi đi xa quá. Cũng không muốn nghĩ ngợi thêm nữa, tôi cố làm ra vẻ thoài mãi:
"Vậy hồi đầu vì sao ông ấy lại dạy cho anh?".
"Ha ha, sư phụ nhàn rỗi ở nhà, tính cách lại hơi cổ quái, không hợp với hầu hết mọi người, trong một lần ngẫu nhiên trò chuyện với tôi ông thấy hộ duyên, thế là thường xuyên đến đây uống trà, nói chuyện phiếm, câu chuyện cũng không ngoài đồ cổ, nên ông thường giảng cho tôi về phương diện đó. Ông thấy của hàng thường vắng khách, nên tôi có thời gian để dành cho ông, một hai lần rồi vô hình trung đã dạy không ít điều. Cuối cùng ông nhận ra tôi rất hứng thú với lĩnh vực này, trái lại không muốn dạy nữa, nên mới thành ra tình trạng hiện giờ. Sau khi sư mẫu qua đời, sư phụ càng không để ý đén những chuyện liên quan nữa".
"À".
"Phải rồi, Tần Tịnh là ai? Cô đã hỏi được chưa?"
"Đó là bà mợ của Thanh Lâm, đã chết vì băng huyết khi sinh còn. Riêng về điểm này thì trùng hợp với điều mà thiếu phụ họ Lạc kia đã nói với tôi trong lần gặp đầu tiên".
Đường Triêu nghĩ ngợi hồi lâu rồi hỏi: "Vậy thì có liên quan gì đến tấm kỳ bào kia?".
"Điều này thì tôi không rõ. Tôi cũng không nhắc đến chuyên liên quan đến xường xám với Thanh Lâm, nếu nhắc đến thì sẽ phải kể ra một đống khúc mắc, không chủ khiến cô ấy sợ chết khiếp mà cũng chẳng giúp gì được chúng ta".
Đường Triêu lại ngẫm nghĩ: "Chunga ta vẫn phải đến nhà họ Hà một lần nữa. Nếu như Tần Tịnh chính là thiếu phụ họ Lạc, thì chắc có rất nhiều chuyện trong đó, chỉ e khi điều tra ra rồi sẽ cảng thấy phức tạp hơn. Lẽ nào hiện giờ trong nhà họ Hà không có ai biết chuyện xảy ra khi đó? Cô xem, là nhà họ có cố tình giấu giếm hay là không rõ thật?". Đường Triêu tựa đầu vào tường chìm trong suy nghĩ.
"Tôi không rõ là bà ngoại Thanh Lâm có biết hay không, tuy nhiên nếu trực tiếp đến tìm bà thì hơi đường đột. Thanh Lâm thì là một người không giấu được chuyện gì, nếu biết thì đã nói ngay rồi. Còn mẹ Thanh Lâm, hình như vui thú của co ấy chỉ có mấy luống hoa trong nhà kính, nếu như có biết, thì có ngồi cả ngày cũng không nói một câu, muốn hỏi không dễ chút nào đâu. À phải rồi, còn có vú Hà nữa. Nghe Thanh Lâm nói vú ấy mười tuổi đã đến làm cho nhà họ Hà rồi, cũng hơn năm mươi năm rồi còn gì, chắc chắn là biết".
Khi chúng tôi đến nhà Thanh Lâm, vừa vặn có mình vù Hà ở nhà.
Nghe tôi ấp úng giải thích nguyên nhân đến đó, vú Hà trợn tròn mắt kêu lên:
"Hả! Sao cô lại hỏi đến thiếu phu nhân thế? Thảo nào hôm qua tôi thấy cô cậu có vẻ lúng tung. Lý tiểu thứ, sao cô có thể lại tự ý đi lung tung trong nhà người ta như vậy?".
"Vú Hà, không phải cháu cố ý đâu. Hôm sinh nhật mẹ Thanh Lâm, cháu có nhìn thấy một bóng người trong rừng trúc, từ đó dến nay không yên ổn chút nào. Sau này có người nói cháu mới biết cháu đã gặp phải thứ gì đó không được sạch sẽ, cuối cùng thì phát hiện ra mọi việc đều xuất phát từ nhà họ Hà. Hôm qua cháu nhậ ra người xuất hiện trong giấc mơ của cháu chính là thiếu phu nhân được thờ trong linh đường của nhà ta. Thế nên cháu muốn hỏi vú một chú, để sau này có thể sống yên ổn hơn. Em trai cháu chết một cách rất lạ lùng, chính là bởi cháu vướng vào những chuyện này...". Tôi ghép nguồn cơn của mọi chuyện vào nhà họ Hà một cách thuận lợi, những người có tuổi vốn ít nhiều kiêng kỵ nhưng cũng dễ mềm lòng trước những chuyện này. Nếu như nhà họ Hà đã từng xảy ra chuyện gì đó, thì khi nghe nghe tôi nhắc tới chắc vú sẽ nói ra.
Quả nhiên sau khi nghe tôi nói mắt vú Hà càng mở to hơn, miệng tròn xoe hình chữ O, mặt đầy vẻ ngạc nhiên:
"Sao? Có chuyện như vậy à? Hồi thiếu phu nhân mới qua đời, trong nhà cũng thường xuyên bị quấy rầy, sau này phải mời một tiên sinh đến siêu độ, sau đó còn niêm phong tất cả quần áo của thiếu phu nhân lại, cũng yên ổn được mấy chục năm, sao bây giờ lại có chuyện này? Đã nhiều năm như vậy rồi, những oán hận gì đó vẫn còn hay sao?".
"Áo quần? Vú có biết là những áo quần gì không?". Tôi rất muốn hỏi thẳng xem có phải là xường xám hay không, nhưng sợ lộ liễu quá sẽ khiến vú ấy nghi ngờ, đành hỏi từ từ từng bước một,
"Nhiều lắm, tôi cũng không biết, khi đó tôi mới mười tám tuổi. Hơn bốn chục năm rồi còn gì, tôi không thể nào nhớ rõ được", vú Hà chau mày nghĩ ngợi, vừa nói vừa lắc đầu, trông bộ dạng không giống như đang nói dối.
"Vậy thì thiếu phu nhân đã chết như thế nào ạ?". Tôi hỏi hết sức cẩn trọng, sợ vú sẽ không vui.
"Khi sinh con. Thực ra một năm sau khi cưới mợ ấy, thiếu gia đã qua đời. Mợ vốn là người Nam Kinh, người nhà bên đó cũng không chào đón mợ ấy, nên sau khi thiếu gia qua đời, mợ ấy không muốn về nhà mẹ, vẫn ở lại nhà họ Hà, lão gia cũng thương mợ ấy lắm. Nào ngờ mợ ấu sướng mà không biết đường sướng chưa đầy nửa năm sau khi chồng chết đã qua lại với người khác, mất mặt nhất là còn mang cái bụng chửa về nhà, sống chết không chịu bỏ đi. Lão gia vốn từ tâm thấy mợ ấy đáng thương, nên cũng không đuổi đi. Khi mợ ấy sinh, thậm chí gia đình còn nói dối là giống nòi của thiếu gia để lại, cũng mau mà khi thiếu gia qua đời lão gia giấu kín, ngoài những người thân thích trong họ tộc ra thì không ai biết cả. Được sống trong một gia đình như vậy vốn là phúc phận của mợ ấy, song mợ ấu phận mỏng, ân huệ lớn như vậy, cũng không mang nổi, trước khi đứa trẻ ra đời, mợ ấy tỏ ra hết sức lạ lùng, hành vi cứ bất thường, cuối cùng bị băng huyết khi sinh và chết. Mấy ngày sau đứa trẻ đó cũng đi theo mẹ".
Vú Hà kể một lèo tất cả những gì mình biết ra, khi nói cũng không né tránh bất cứ điều gì, xem chừng là do họ Hà không cảm thấy có lỗi chút nào với thiếu phu nhân Tần Tịnh, thế nên mới có thể nhìn thẳng vào quá khứ không chút e dè như vậy.
"Đứa bé đó là của ai?". Đây là điểm mấu chốt, nếu như có thể truy ra được, thì việc giải quyết tất cả mọi chuyện chắc sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Vú Hà lắc đầu: "Không biết, sống chết mợ ấy cũng không chịu nói ra".
"Hóa ra là như vậy!". Nghe nói, tôi không khỏi hơi thất vọng, vú Hà đã chịu kể chi tiết đến vậy chắc cũng có lý gì để giấu đi một việc này. Tôi đành nói: "Vú Hà, vú đừng nói với bà ngoại Thanh Lâm những chuyện chúng ta nói ngày hôm nay nhé, cháu không muốn bà phải lo lắng".
"Tôi biết rồi, bình thường cụ cũng không muốn nhắc đến những chuyện liên quan đến lão gia và thiếu gia... Những thứ tôi biết cũng chỉ có như vậy thôi, không biết có thể giúp được vô bao nhiêu.. Vú Hà định nói gì nữa lại thôi, tôi nhớ Thanh Lâm nói từ nhỏ bà ngoại nó đã bị đưa ra sống ở nước ngoài, vậy nên chắc trong lòng bà cũng ít nhiều không thoải mái với bố và anh trai mình.
"Vú Hà, cháu muốn được vào linh đường xem thêm một lần nữa". Tôi nghĩ vú đã chấp nhận kể mọi chuyện ra thì chắc yêu cầu này cũng không thành vấn đề.
Quả nhiên vú Hà vui vẻ nhận lời: "Được, cô đi đi, chỉ cần đừng có tùy tiện chạm vào những đồ đạc bên trong đó là được. Còn nữa, mau chóng lên một chút, lão phu nhân về biết chuyện sẽ không hay đâu".
"Vú yên tâm, cháu sẽ nhanh thôi. Khi nào xong cháu sẽ về luôn, không quay vào đây nữa!".
Mặt trời đã sắp lăn xuống đằng tâu, hai đứa chai nhỏ của vú Hà là Tiểu Minh, Tiểu Hạo đang chơi ngay cạnh hòn non bộ. Thấy chúng tôi đi vào trong linh đường, Tiểu Hạo liền gọi tôi: "Chị Tiểu Ảnh, không vào đấy được đâu, bên trong đó đáng sợ lắm! Người lớn bảo có ma trong đó".
Tôi mỉm cười, vỗ vỗ lên vai thằng bé: "Trẻ con đừng nói linh tinh, trên thế giới này làm gì có ma".
"Em nói thật đấy, chị Tiểu Ảnh, từ sau lần bọn em vào đó mở chiếc hòm ra, cứ đến buổi tối là lại nghe thấy tiếng người khóc bên trong đó. Lần trước...".
Tiểu Hạo còn định nói gì nữa, song bị Tiểu Minh lên giật giật tay áo, nên dừng lại không nói tiếp.
"Chiếc hòm nào?". Đường Triêu ngồi xuống kéo Tiểu Hạo ngồi lên chân mình. Khuôn mặt Tiểu Hạo lập tức đỏ bưng lên, miệng mím chặt, lắc đầu.
"Tiểu Hạo, nói cho chị biết đi. Nếu không chị sẽ mách bà là bọn em lại trêu chọc chị đấy!". Tôi cũng ngồi xuống đón Tiểu Hạo ngồi sang chân mình rồi dỗ dành thằng bé:
"Còn nữa, chị hứa sau khi em nói với chị xong chị sẽ không kể với bất cứ người nào đâu".
"Không được nói, ba người bọn em đã ngoắc tay rồi, ai nói người ấy là con chó", Tiểu Hạo bướng bỉnh lắc đầu.
"Hiện giờ chị đang gặp khó khăn rất lớn, cần em giúp, em có giúp chị không?".
"Ừm, có giúp! Tiểu Hạo nhất định sẽ giúp chị". Thật không hổ là bà cháu, tính tình thằng bé giống hệt vú Hà.
"Vậy thì nói cho chị biết đã xảy ra chuyện gì được không?".
"Việc này...". Tiểu Hạo quay đầu nhìn Tiểu Minh, Tiểu Min gật gật đầu:
"Nói với chị Tiểu Ảnh cũng được. Chị ấy đã bảo sẽ không nói với ai đâu mà".
"Lần trước bọn em được nghỉ hè, Doanh Doanh cũng đến đây chơi, thế là ba đứa chơi trò trốn tìm. Đến khi Doanh Doanh phải bịt mắt, để dọa cho Doanh Doanh sợ em với anh Minh đã trốn vào trong linh đường. Bọn em phát hiện trên bục có một chiếc hòm lớn, nên định trốn hẳn vào bên trong để Doanh Doanh không thể nào tìm thấy được. Sau đó, bọn em mở chiếc hòm ra, song bên trong đầy đầy quần áo, chiếc trên cùng trông rất đẹp! Có cả ngọc trai cơ. Khi đó Doanh Doanh cũng đã vào trong đấy, ba đứa bọn em trah nhau xem chiếc áo đó, cuối cùng không cẩn thận làm nó rách. Bọn em sợ bị bà mắng nên lẳng lặng cất chiếc áo vào đó rồi về nhà".
Hóa ra chiếc áo là do bọn trẻ làm rách, vì thế nên thiếu phụ họ Lạc mới tìm đến tôi nhờ khâu lại ư? Nhưng vì sao cô ta lại tìm đến tôi? Việc này thì có can hệ gì đến tôi?
"Sao này thì sao?".
"Mấy ngày sau, một buổi tối em với anh Minh lại đến đây chơi, liền nghe thấy có tiếng khóc hu hu trong đó... Bọn em cũng không dám nói với bà, sợ bà phát hiện chiếc áo bị rách sẽ đánh đòn. Chị Tiểu Ảnh, chị đừng vào đó". Nói xong, Tiểu Hạo còn không quên dặn dò tôi.
"Chị là người lớn rồi, không sợ đâu! Các em chơi tiếp đi nhé!", tôi vỗ vỗ lên đầu Tiểu Hạo cười nói.
Vì trời cũng đã chạng vạng lên trong linh đường còn âm u hơn ngày hôm qua mấy phần.
Mặt trời dần lặn xuống đằng tây, thỉnh thoảng lại khuất trong những đám mây, cả gian linh đường thoắt sáng thoắt tối, bức di ảnh của Tần Tịnh bên trong cũng thoắt sáng thoắt tối theo.
Gió từ bức tường phía tây thổi tới khiến những ngọn nến trong linh đường chập chờn nhảu múa, mang một vẻ ảm đạm khác thường. Cánh cửa đang mở đột nhiên kêu lên cót két rồi từ từ đóng lại. Chiếc then cửa vẫn không ngừng rung lên vì gió mạnh, liên tục gõ vào khung cửa phát ra những tiếng cạch cạch ghê người.
Đường Triêu bật chiếc đèn pin mang theo trong người lên, linh đường đột nhiên sáng hẳn ra. Những tấm trướng viếng tang không ngừng lay động vì gió thôi, thỉnh thoảng quệt qua vai tôi sau đó đậu lại, gây nên cảm giác lạnh lẽo sởn da gà.
Chúng tôi đi đến trước bệ thờ, phát hiện ra bên dưới chiếc bàn quả nhiên có một chiếc hòm sơn đen khá lớn, khóa hòm đã phủ một lớp han gỉ, nếu không nhìn kỹ sẽ không thấy những hình thoi chạm rỗng. Bên cạnh khóa hòm có dán một tờ giấy đã bạc màu, Đường Triêu ghé sát đèn pin vào đó, tôi nhìn thấy trên tờ giấy màu hồng nhạt, giống như những nét chữ uống cong, nhìn một lúc hoa cả mắt. Tôi khẽ hỏi: "Đây là bùa phải không?".
"Ừm, đã mấy chục năm rồi nên cũng bị phai mờ. Nó vốn là một tờ bùa nguyên vẹn nhưng vì bọn trẻ làm rách nên coi như đã giải niêm phong". Đường Triêu mở chiếc hòm ra, bên trong toàn là quần áo dủ sắc màu. Anh ta đưa tay ra định thò vào trong đó nhưng tôi ngăn lại:
"Những thứ này chẳng có gì đáng xem cả. Còn nữa, tôi đã nhận lời với ví Hà là chỉ nhìn qua thôi mà".
Đường Triêu rụt tay về rồi gật đầu với tôi.
Vì không tìm thấy manh mối gì trong chiếc hòm toàn quần áo đó, nên chúng tôi đóng nắp lại, tiếp tục nhìn xung quanh, cũng không thấy có bất kỳ dấu hiệu nào khác. Lúc đang định đ ra, chợt phát hiện một mảnh lục màu hồng thò ra khỏi hòm, trông hình dáng thì rõ là cái ống tay áo. Tôi nhẹ ngàng nâng nắp hòm lên định nhét nó vào trong, song mắt tình cơ trông thấy ở cửa tay có thêu một chữa "Tử" bằng chỉ màu đỏ như máu. Trông kiểu thêu này cực kỳ quen mắt nên tôi không thể không kéo chiếc áo ra nhìn cho kỹ.
Đó là một chiếc xường xám tay lỡ, trông kiểu dáng không khác lắm so với chiế xường xám "Tần Hoài đăng ảnh thanh kỳ bào" đó, nhưng màu sắc thì khác nhau.
Tôi lật tay áo ra xem lại, hóa ra đó là chứ "Lý"(13), vừa nãy tôi nhìn thấy phần bên dưới. Phía trên chữ dó có thêu một chùm hoa thạch lưu màu đỏ ối, nếu như cầm cả chiếc áo này lên xem thì chắc chắn sẽ khó thấy được chữ thêu trên đó.
"Lý!". Đây là chiếc áo do ông nội tôi may, tôi còn nhớ ông thường thích thêu lên sản phẩm của mình chữ "Lý", hoặc ở cửa tay, hoặc ở cổ áo, nếu như áo có màu nhạt ông sẽ thêu nó vào bên trong, nói đây là đặc trưng thương hiệu của ông. Tôi gấp chiếc áo nọn gàng rồi nhét và trong túi mình, sau đó đóng nắp hòm lại.
"Chẳng phải cô bảo không chạm vào thứ gì sao?. Đường Triêu thấy tôi cầm tấm kỳ bào đó bèn chau mày hỏi.
"Đây là áo do ông nội tôi may".
Đường Triêu không nói gì nữa, chỉ nhìn lên tấm hình của thiếu phụ họ Lạc. Tôi cũng nhìn theo hướng mắt anh ta, không biết vì ánh nến hay vì thứ gì khác mà sắc mặt của cô ta càng trở lên u ám.
Đang nhìn mê mải, vai tôi đột nhiên nặng trĩu xuống, một hơi lạnh như băng xuyên thấu tận xương, quay đầu lại liền phát hiện ra thiếu phụ họ Lạc đang đứng ngay ở phía sai. Cô ta đang giật mãi tóc của mình, cả mái tóc bị giật rụng ra từng mảng, để lộ da dầu rớm máu. Tôi sợ tới mức quên phải kêu lên. Cô ta đứng yên không tiến, không lui, cũng không có hành động gì, chỉ nhìn tôi bằng ánh nhìn ảm đạn, khiến nỗi sợ dồn xuống cả đáy tim.
Đột nhiên một luồng sáng mạnh chiếu thẳng lên mặt cô ta, khuôn mặt đó bắt đầu méo mó, đau khổi co rúm lại thành một cuc, sau một tiếng rên tỉ, cô ta ngã xoài ra đấy rồi biến mấy không dấu vết.
"Nhanh lên, mau rời khỏi chỗ này!. Nghe tiếng Đường Triêu nhưng hai chân tôi đã mềm nhĩn như sợi bún. Đường Triêu không ngại ngần gì nữa, ôm lấy eo lưng rồi dìu tôi ra khỏi linh đường.
Gió lạnh thổi đến làm đầu óc tôi tỉnh táo được hơn một chút.
Khi đi qua rừng trúc Tương Phi, cảnh tượng mới rồi lại hiện lên trong đầu. Đường Triêu nhìn thấy mặt tôi như khúc gỗ, bèn tìm cách hướng sự chú ý sang chỗ khác.
"Nghe nói những vệt loang trên trúc Tương Phi đều do nước mắt Nga Hoàng và Nữ Anh(14) mà thành, tôi muốn nhìn kỹ xem có đúng thế không". Nói rồi anh ta bật chiếc đèn pin lên. Tôi thấy Đường Triêu nói vậy cũng thò đầu lại xem. Quả nhiên thân trúc đều có vệt loang, mỗi vệt đều giống hình giọt nước mắt.
"Quả nhiên là như vậy. Ha ha!", Đường Triêu thu đèn pin lại, chăm chú nhìn tôi trong ánh nắng cuối cùng sót lại của buổi chiều tà.
Tôi giả bộ như không thấy, cười nhàn nhạt rồi nói: "Bọn họ thức sự có thể chung chồng được sao?"
"Có lẽ họ cũng là buộc phải làm vậy thôi". Đường Triêu nghiêng đầu nói.
Tôi đang định phản đối thì bên ngoài cổng chợt có tiếng phanh xe. Sợ bà ngoại Thanh Lâm quay về nên tôi vội vàng kéo Đường Triệu trốn vào trong rừng trúc. Tiếng giày cao gót vang lên mỗi lúc một gần, còn cả tiếng trò chuyện, hình như là có hai người.
Tôi không kiềm chế nổi bèn thò đầu ra xem, chỉ thấy Thanh Lâm dịu dàng tựa vào lòng một người đàn ông đi từ đó lại, bước chân của cô ấy cũng cỏ vẻ như đang nhũn ra giống tôi khi nãy, chỉ có điều tôi là vì sợ hãi, còn Thanh Lâm vì say đắm trong tình yêu.
Tôi nhìn người đàn ông đó, ánh mắt chết trân tại chỗ sau khi nhìn rõ mặt- Vân Phong.
Trái tim tôi như bị ai đó bất ngờ đánh mạnh mà không báo trước, đau tới mức việc hít thở cũng thấy khó khăn.
Bàn tay tôi siết chặt lại trong vô thức, nhìn trối chết vào hai người mà tôi tin tưởng nhất.
Bọn họ đang ôm nhau, đi sát bên nhau trong dáng vẻ đầy ám muôi, đầy hòa hợp. Khi họ đến gần rừng trúc, Đường Triêu đã nhận ra sự khác thường của tôi, nhân khi họ còn chưa tới đõ đã kéo tôi ra khỏi đó và trốn vào sau hòn non bộ. Hai người đó đi xuyên qua rừng trúc, sau đó đi sát qua nơi tôi trốn, bất kể đường hẹp tới thế nào, bọn họ cũng vẫn không rời nhau ra.
Ánh mắt của tôi cũng di chuyển theo bước đi của họ. Khi đến bậc thềm, Thanh Lâm kiễng chân lên, dán đôi môi đỏ tươi của mình vào môi Vân Phong, nói bằng chất giọng mềm mại mà từ trước đến nay tôi chưa từng nghe thấy bao giờ: "Anh yêu, ngày mai gặp nhé!".
Thanh Lâm ôm Vân Phong, Vân Phong cũng ôm lấy Thanh Lâm, hai người bọn họ hôn nhau, động tác sao mà thành thục. Mỗi động tác ấy đều giống như một nắm đấm tích tụ sức lức toàn thân đập vào trái tim tôi, khiến tôi tôi đau đớn như sắp sửa vỡ tan ra, song tôi lại không cho phép bản thân có bất kỳ hành động nào. Tôi nhất thời không tìm được cách gì để ứng phó với một sự việc bất ngờ phát sinh như vậy, chỉ có thể sống chết nắm chặt bàn tay, nắm chặt tới mức các khớp xương đau nhói, móng tay cắm sâu vào lòng bàn tay nhưng lại không hề cảm thấy đau, cho tới khi có một đôi tay ấm áp và mềm mại nhẹ nhàng mở nắm tay siết chặt đó ra. Dường như tìm thấy nơi để trút hết, tôi bóp chặt bàn tay đó lại.
Trong đầu tôi toàn những tiếng lách tách của trái tim đang vỡ vụn.
Tôi nhìn theo Vân Phong mãi cho tới khi chiếc xe của anh tung bụi phóng vụt đi. Đường Triêu đỡ tôi đứng dậy sau hòn non bộ, khôn nói một lời mà chỉ khẽ tựa vai tôi vào người anh, giống như khi nãy Thanh Lâm tựa vào người Vân Phong vậy, chỉ có điều nó sung sướng hơn tôi nhiều.
Khi đó tôi mới thấy mười ngón tay mình dính dính, khi mở ra xem đã thấy máu loang trong lòng bàn tay. Lại nhìn sang hai tay Đường Triêu, trong lòng bàn tay anh ta cũng đã đầm đìa vết máu, máu vẫn tiếp tục rịn ra từ chỗ bị rách da.
Tôi thấy vô cùng hối hận, cất lời xin lỗi Đường Triêu, song trong giọng nói lại mạng theo một nỗi buồn thương khó lòng nhận thấy: "Xin lỗi anh!".
Đường Triêu rút tay về, kẽ cười: "Vết thương nhỏ thôi, không sai, tôi đưa cô về nhà nhé. Được không?".
Trên đường về nhà tôi không nói một lời, sợ rằng hễ mở miệng thì chất lỏng mằn mặn sẽ chảy ra từ một nơi nào đó trên cơ thể.
Bị tổn thương rồi, nhưng cuối cũng vẫn cười để giữ lại chút tự tôn nhỏ đến mức đáng thương của mình.
Phải rồi, so với tôi thì vết thương của Đường Triêu chỉ nhỏ xíu.
Còn trái tim tôi thì đã bị một con dao cùn cứa qua cứa lại, không biết rồi sẽ gây ra những vết thương vĩnh viễn không bao giờ khép miệng thế nào...
(13) Chữ Lý bên trên là bộ Mộc, dưới là bộ Tử, Tiểu Ảnh nhìn thấy phần bên dưới nên lúc đầu tưởng là chữ Tử.
(14) Hai chị em, cùng là vợ vua Thuấn. Khi vua Thuấn nhường ngôi, đi khắp thiên hạ giúp dân làm ruộng, đến bờ sông Tương thì ngã bệnh qua đời. Hai bà thương khóc chồng ròng rã 7 ngày 7 đêm, sau đó trầm mình xuống sông chết theo. Chỗ nước mắt rơi xuống mọc thành bụi trúc.