Cạm bẫy người

II. Ông quân sư của bạc bịp

- Ông nên biết rằng: quá nửa đởi người, tôi đã sổng bằng nghề cờ bạc. Muốn sống về nghề cờ bạc, phải cỏ cách trừ khử những cái đáng nơm nớp lo ngại là cái đỏ cái đen... Hiện nay anh em tôn tôi là... trùm đảng bạc bịp. Trước khi lên được địa vị này, tôi cũng đã lắm phen phải đóng những vai trò mòng với quých cho một lũ bạc bịp tiền bối họ móc xé ruột gan đấy, ông ạ. Những lúc thất cơ lỡ vận trước là vốn buôn cho tôi được hưởng cái lãi là cái địa vị... bây giờ.

Người đang kể tiểu sử của mình ra cho tôi với anh Vân nghe chính là ông ấm B... ở ngõ Hàng Cá. Trong gian phòng gác mà cách bày biện đủ tỏ rằng chủ nhân cũng là hạng người thiệp đời, lịch sự, chúng tôi đã được ông trùm tiếp một cách nhã nhặn mà lại được cả dịp đón nhặt tài liệu cho cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên đây.

Những người chỉ nghe danh mà không biết mặt ắt phải tưởng tượng rằng đến hạng người đáo để này thì từ nét mặt, giọng nói, dáng đi cho đến tà áo, gấu quần, tất nhiên cái gì cũng phải có vẻ bịp cả! Trái lại, ông ta là người trông đẫy đà, bệ vệ như một ông hậu bổ hoặc một viên tri châu 1 nào. Hai con mắt rất sắc sảo, có đủ vẻ đối địch với đởi, tiểu nhân cũng được mà quân tử cũng được. Miệng nói có duyên một cách lạ, thường hay mỉm cười để "giá trị" cho câu chuyện: nhất là những lúc gọi đến thằng nhỏ thì tiếng đồng sang sảng, thật là có giọng quan!

Chúng tôi họp mặt nhau mới độ một giờ mà trong câu chuyện đã thấy ngay cái không khí nồng nàn, tri kỉ. Được dễ thân như thế là vì có anh Vân, người cùng đi với tôi để thăm ông ấm, trước nay đã làm "chim mồi" cho ông đê săn các bạn già cụ phán bên tỉnh Bắc cùng những tín đồ của "đổ bác giáo" bao nhiêu lần rồi.

Vì vậy, ông ấm mới chẳng ngại kể lể tâm sự và nói rõ cả những bí mật nhà nghề đáng giấu kín cho chúng tôi nghe. Nhưng trước khi cho biết những cái "vành ngoài vành trong", ông hãy làm trạng sư cho ông, cho địa vị xã hội của ông, và cho cái nghề không có môn bài của ông đã.

- Tại sao tôi, dòng dõi gia thế, lại làm đến cái nghề... bất nhã này? Thưa ông, nếu tôi có thật không ra gì thì cái đó cũng chẳng phải lỗi tự tôi, tôi đã bị hại về hoàn cảnh xấu của xã hội. Nhưng tôi chỉ tự trách mình và vẫn nên tự trách xã hội. Sống ở cái xã hội cờ bạc, tôi chỉ biết rằng tôi đã là kẻ rong chơi bài bạc tự lúc thiểu thời. Tôi đã thua vì đỏ đen, tôi lại còn thua vì bịp nữa! Tôi đã phải xa gia đình vì phá tan cơ nghiệp, tôi đã khốn khổ, ê trệ - ê trệ nhiều phen lắm, hai ông ạ - cho nên chính ngày nay là ngày tôi đang trả thù cái bọn đã làm tôi hư hỏng, đã ngăn rào mọi đường công danh tiến thủ của tôi. Đỏ có là công lí không? Tôi tưởng: làm việc thiện dể đền ơn việc thiện, lấy việc ác để trả nghĩa việc ác, thế mới là biết sống ở đời... Nói cho cùng, tôi cũng vui vì đã làm, đang làm, sau này nữa cũng vẫn cứ làm cái nghề bất lương, cái nghề tôi cho là phải. Tôi chỉ buồn có một nỗi: không theo đuổi nổi sự nghiệp của ông cụ nhà tôi...

Đến đây, ông ấm ngừng lại, có vẻ buồn rầu. Ông có ý chờ một câu phê phán. Tôi vội phải lộ sự tôi hiểu ý một cách kín đáo là đưa mắt nhìn cái ảnh lớn trong một khung vàng chói một ông cụ đi hia, mặc áo rồng, đội mũ cánh chuồn từ một chỗ trịnh trọng giữa bàn thờ nhìn một cách nghiêm khắc xuống lũ chúng tôi. Cử chỉ ấy có lẽ khiến ông ấm được một vài phút tự kiêu, nên lại vui lòng:

- Vậy các ông coi cờ bạc là hạng thế nào? Tâm lí họ ra sao? Họ khôn hay họ dại đấy... Hai chủ khôn với dại trong sự bài bạc không có nghĩa nhất định. Nếu ông thua để vợ con phải nheo nhóc, thiên hạ sẽ đua nhau chê ông là dại thật dấy, nhưng nếu ông được tiền nghìn bạc vạn để tậu nhà tậu ruộng, thiên hạ họ lại xô nhau vỗ tay, ca tụng ông là khôn! Những anh cờ bạc toàn là những anh - xin lỗi các ông - những anh... "khôn sặc máu mồm" ra cả dấy, chứ các ông bảo họ dại cái nỗi gì? Tôi đây, tôi đã là một thằng dại mãi rồi mà tôi lại cứ muốn cầu cái khôn trong cái dại, nên mới phải tìm một cách "bảo hiểm" cho sự khôn!

ông ấm cả cười. Chúng tôi cũng cười. Sau ông tiếp nốt (từ đây trở đi, tài hùng biện của ông mỗi lúc một tăng):

- Thế các ông coi cái nghề của tôi bằng con mắt thản nhiên hay bằng con mắt khinh bỉ? Các ông nên biết: tuy là bịp, tôi vẫn không làm một việc nhỏ mọn gì là bất nghĩa cả. Trong đám bạc, người đời đã chỉ những muốn ăn thịt lẫn nhau cả, thì dù có bất nghĩa, tôi cũng chỉ bất nghĩa với một bọn bất nghĩa, chứ những người hiền lành không tham lam, không muốn ăn thịt ai cả, có khi nào đến nỗi bị chúng tôi hại đâu?

Xem ý anh Vân lại được hài lòng, vui sướng hơn cả ông ấm B... vì "bài cãi" ấy. Rồi anh nối lời thuyết mãi, thuyết mãi... về cái nghĩa chính danh của sự bất nghĩa ở thời buổi vật chất, kim tiền này.

Buổi nói chuyện kéo đến lượt hò đun nước thứ ba. Chúng tôi phải đứng lên, xin cáo từ. Lởi nói cuối cùng của ông ấm B... là một câu phàn nàn về nạn kinh tế, về nỗi mòng, két mỗi ngày một hiếm, không được mùa săn. Ông ta dặn chủng tôi nên rất để ý vào sự từn đất để làm tiền.

Lời dặn ấy làm cho tôi phải nghĩ ngợi mãi? Vì sao? Vì nếu đối với ông ta, tôi không có mòng, sẽ bị coi là đồ vô tích sự, và sẽ mất dịp đi lại với ông về sau. Thành thử ở vào trường hợp ấy, tôi rất thèm thuồng ham muốn địa vị của anh Vân. Anh Vân tuy chưa cỏ gan dắt bịp đến bắt các anh em bạn thân, song anh ta cũng còn may vì có được một ông thân sinh ham mê hên bạc. Và mấy ông tóc bạc, bạn của ông cụ ấy nữa. Chỗ để đào tiền đã có sẵn, anh ta lại sẵn cả chỗ để ném tiền đi: những mẻng! Còn tôi, tuy cỏ nhiều bạn thân ham mê bài bạc thật, nhưng không nỡ dắt bịp đến bắt, lại không có nôi lấy một ông bố có máu mê ấy nên không biết liệu phải đối phó với ông ấm B... bằng cách nào...

Tưởng chỉ còn cái kế cuối cùng là sự hẹn lần vậy. Có khi mình hẹn lần vì bất đắc dĩ mà người ta lại nhầm mình là hạng người cẩn thận, kín đáo, chắc chắn cũng không biết chừng. Vả lại, trước khi nhúng tay vào một việc có thể phạm tới danh dự của mình chút ít, dễ thường cứ bắt người ta nhắm mắt mà làm liều, không cho có ngày được rõ diện mạo, tímh tình nhân cách và mọi cử chỉ của từng viên chức trong "bộ tham mưu" ư?

Cái ngày mà tôi được rõ mọi việc cũng không xa. May quá, nó đến trước khi tôi phải hẹn lần.

° ° °

Cái lịch trên tường phô ra hai con số: 30. Gian phòng gác ở phố Hàng Cá vào những ngày cuối tháng như ngày này, có cái vẻ nhộn nhịp của một toà tham mưu giữa lúc hai bên quân đương giao chiến với nhau thật kịch liệt. Vừa phần vì lẽ "năng tới coi thường", vừa phần hai bên đã coi nhau là thân mật, ông ấm để mặc chúng tôi mỗi anh ngồi chầu một chén nước nóng còn mình thì một tay đỡ lấy trán, tay kia bấm đốt, tỉnh lẩm bẩm như một thầy bói lấy số tử vi: "... Hai đám xì một đám bất, một đám xóc đã và một đám tổ tôm. Đám xì ở Hàng Kèn đã có Ba Mỹ Ký với Bập đánh giác... đám xì đường Cột Cờ đã có tay Bỉnh, tay Sính đánh đòn Vân Nam... Còn đám bất phố Hàng Bông đã cỏ lão Cường hoặc đánh lớp, hoặc đánh mẫu tử. Xong đứt ba đám... Còn đám tổ tôm không biết nên tính thế nào? Chỗ chơi là chỗ đài các phong lưu mà phái Cửu Sần đi thì sợ lộ !... Ác quá, có cụ Ngọc là người trông có mẽ một chút thì lại mắc xuống Nam. Cẩu thật!... Còn mấy.anh lái nâu động mả, giữa lúc giời đất này cũng về khua xóc đĩa nữa, đã nằm chờ sẵn như lợn cả kia thì biết cắt ai đi chọc tiết bây giờ?... Chỉ có mình, mình là tay khả dĩ đối thủ được với chúng thôi, thì mình lại phải cái tội đã loã lồ quá.

Mấy tiếng gót giày khẽ nện vào bậc thang gác báo trước cho một người còn trẻ tuổi, ăn mặc ra một tay trong phái bồi, bếp, rón rén bước lên. Thấy chúng tôi lạ mặt, người ấy có vẻ ngần ngại, chỉ đưa mắt hỏi ông ấm chứ không nói gì. Ông này làm ngay một câu:

- Thế nào?... Được, cứ tự nhiên, chỗ anh em cả.

Người trẻ tuổi kia lộ ngay cái vẻ sung sướng ra như đang có một gánh nặng trên vai mà đến lúc vừa hạ được nó xuống đất. Nhưng đôi lông mày vẫn cau:

- Hỏng mất cụ ạ!...

- Thế nào mà đến nỗi hỏng? Thu xếp thế mà lại hỏng thì hỏng thế nào?

- Tôi đã dò lão ta rất kĩ lưỡng. Thằng cha ấy nó biết rõ lối đánh giác từ bao giờ ấy mất rồi. Tôi gợi chuyện thì nó đã nói toạc móng heo ra, những là nó biết hết tất cả các lối giác mùi hay giác bóng cũng vậy, và chỉ có những đồ mù thì mới không biết cách khám thấy dấu, chứ cứ để nghiêng quân bài dưới ánh sáng đèn một tí thì anh nào đến thong manh dở cũng phải biết ngay! Lại còn nỗi khó khăn này: muốn bắt lão ta, phải đến tận nhà thằng cháu lão ta, chứ lão nhất định không đi chơi chỗ nào lạ. Tôi phải tìm cách "bỏ nhỏ" với thằng cháu lão và việc ấy cũng ổn rồi. Vậy thì cụ xếp cho một người cản nữa để tôi đánh Vân Nam vậy.

Ông ấm ngần ngại:

- Khốn nỗi anh mà đánh đòn Vân Nam thì tôi không lấy gì làm chắc lắm. Có được anh Ba Mỹ Ký thì lại trót hẹn mất với đám ở Hàng Kèn rồi. Hay là tối hôm nay, ta hãy đánh siệng, làng xoàng độ năm hào một cho qua buổi để mơn lão ấy đến trưa mai hoặc tối mai, tôi cho gọi Ba Mỹ Ký đi với anh đến thì thật là cứ "nhét đất thó vào lỗ mũi nó mà lấy tiền..." !

- Không được ! Lão ấy nó đang cao hứng, nếu để đến tận trưa mai hoặc tối mai thì từ buổi sáng sớm nó đã có thể dậy để đi cân sâm cho con nó rồi, mình còn hòng bắt nó lấy cái gì nữa?

- Thế đích xác là nó có độ bao nhiêu?

- Độ chừng sáu công 2 tất cả. Cụ phải tỉnh ngay cho chứ mà...

- Thôi được, cứ về đi rồi độ sáu giờ chiều lại đây lấy nốt người cản. Để tôi có thời giờ, nghĩ thật kĩ xem sao.

Người trẻ tuổi ấy trước khi quay gót bước xuống thang còn liếc mắt nhìn trộm chủng tôi lần cuối cùng, dáng dấp vẫn lộ vẻ ngượng. Đến bây giờ, ông ấm mới giới thiệu:

- Đấy, một đàn em của tôi đẩy. Trước làm thầy kí cho hiệu buôn lớn, chữ nghĩa kể cũng khá, sau vì kinh tế nên bị loại, nay phải tạm sinh nhai về nghề này. Vì phải giao thiệp với hạng trếch để săn mòng, két trong đám bồi, bếp nên tôi bắt anh ta ăn mặc đúng lối trếch. Nếu hắn diện Âu phục vào thì các ông phải biết... Nói tiếng Tây nhanh làu làu. Chỉ trông mặt mà bắt hình dong thì nhầm to.

Anh Vân khen:

- Phải... gớm mưu trí của ngài kể cũng đáng sợ thật. Mà thế thì ra đàn em của ông toàn là những tay đáo để, ra phết cả, "chơi được" cả...

- Thì đã hẳn !... Vào nghề này mà hiền lành thì làm ăn ra sao? Hai ông nên biết rằng không kể một số khá đông người, nửa là đồng nghiệp, nửa là đàn em của tôi, tôi còn dưới quyền sai phái độ mươi tay nữa, vào hạng nào cũng có, một người ít ra cũng sở trường về một vài ngón bịp và anh nào cũng có đặc sắc riêng. Nhất là về những cách thay hình, đổi dạng của chúng tôi... tôi cam đoan rằng chúng tôi không thua những nhân viên của sở Liêm phóng 3. Thí dụ: ông là quých chẳng hạn. Ông là một nhà buôn, ông sẽ gặp một người trông thật là chủ hiệu ngồi hầu bài. Ông là một công tử nhà giàu, tôi sẽ để ông ngồi với một chàng trông thật ra lối con nhà phá của.... và chưa chắc đã không có một vài cô gái mới ngồi cản đâu? Còn nếu ông là một viên chánh tổng, lí trưởng nào, tôi sẽ dắt cho một thầy ngăm ngăm da trâu, trông rõ "Đình Dù đặc". Hoặc nếu ông là một chú trếch sộp, tất nhiên phải có một bác tài răng vàng, đội cái cát-két hay một ông còn nguyên búi tóc lại mặc áo cánh cổ cứng ngồi hầu ông chứ... biết làm thế nào?

Ba chúng tôi vừa bật cười ầm lên, bỗng phải hãm ngay luồng điện khoái lạc ấy lập tức. Lại một hồi gót giày nện rõ mạnh vào thang. Chỉ nghe tiếng động mạnh gớm mạnh ghê như thế, ai cũng phải đoán: người sắp lên ấy sẽ là một người Pháp. Nhưng không phải, chỉ là một người Nhật, vì người đang tiến đến chúng tôi để giơ hai tay ra bắt rất ân cần ấy đã có cả cái thân thể một ông khổng lồ lẫn bộ quần áo Tây phương, lại đèo thêm bộ mặt một dân Nhật Bản. Giá ông ta thay cái mũ cát-két da hổ ấy đi để chụp vào đầu một cái mũ lưỡi trai có cái vòng lon kim tuyến chẳng hạn thì, sẵn có cái áo tơi bằng da màu cánh gián đã ngắn cộc lại thêm đai nịt rõ chặt chẽ ấy, đi nghênh ngang ngoài đường, ông ta có thể bắt nhiều người nhầm mình là một phi hành gia. Nước da còn hồng hào với một ít râu để lối Hoa Kỳ 4 của ông tỏ ra rằng ông chưa quá 40 tuổi.

Sau khi chủ, khách đã phân vị đâu đấy cả, ông ấm B... quay lại nói ngay:

- Xin giới thiệu để hai ông được biết: ông này quý danh là ông Cả Ủn, người giữ cái két lớn nhất cho làng b... chúng ta.

Ông Ủn cả cười và thêm:

- Nhưng phải cái két thủng đáy, hai ông ạ.

Lời giới thiệu sỗ sàng của ông ấm B... đã đánh tan mọi sự giữ gìn của những người mới gặp nhau lần thứ nhất.

Cho nên mới có những câu hỏi, đáp tự do sau đây:

- Ngọc đi bao giờ mới về?

- Chưa biết đích xác được.

- Cỏ phải chính bác sai hắn đến lấy thiếc đằng tôi không?

- Phải... nhưng tôi chỉ mới bảo hắn đến lần này là lần đầu.

- Thế mà hắn đến lần này làlần thứ hai!

- Lần thứ hai?

- Phải !... Hay lần trước là hắn bịa chuyện ra chứ không do bác bảo?

- Thế lấy bao nhiêu?

- Bốn chục.

- Trả chưa?

- Rồi.

- Thế là hẳn lấy để đi "ăn mảnh" đấy chứ không phải do tôi bảo đâu. Thế hôm vừa rồi đưa hắn bao nhiêu, bác thử hỏi xem có đúng sổ tiền mà tôi bảo hắn đến chạy đằng bác không nào...

- Hình như nhà tôi đưa hắn 50 của thì phải. Lần sau trở đi, chính bác nên thân hành lại mà lấy hoặc không tiện đến, bác cho mấy chữ lại vậy... chứ tôi không tin các "ông tướng" ấy đâu. Thế có phải đúng bác bảo hắn lấy 50 của để đi Nam không?

- Phải rồi... Được, lần sau có chữ tôi gửi lại, bác hãy đưa tiền. Và dặn cả bác gái như thế hộ tôi một thể.

--------------------------------

1 Hậu bổ: chức quan sắp được bổ làm tri huyện. Tri châu: quan cai trị một châu ở miền núi, tương đương một huyện ở miền xuôi.
2 Tờ bạc năm đồng in hình một con công.
3 Thường gọi là Sở mật thám.
4 Tức là hàng ria con kiến.