Các Trận Đấu Quan Trọng Trong Lịch Sử Việt Nam

Chương 3: Trận Bình Lệ Nguyên (17-1-1258)

(Phân tích) Bình Lệ Nguyên là trận đánh lớn đầu tiên của quân và dân nhà Trần được ghi lại trong sử sách kể từ khi quân Mông Cổ kéo vào xâm lược đất nước ta. Mặc dù chưa đánh bại được đạo quân xâm lược, không chặn đứng được cuộc tấn công của chúng nhưng trận Bình Lệ Nguyên đã làm cho kế hoạch tiến công của chúng bị thất bại ngay từ đầu. Lối đánh chớp nhoáng của đạo quân thiện chiến này không có được kết quả như chúng từng đạt được trong suốt nửa thế kỷ chinh phục các dân tộc ở nhiều nơi trên thế giới.

Đây là sự cảnh báo đầu tiên của quân dân Đại Việt đối với đạo quân Mông Cổ hung hãn đã từng làm mưa làm gió khắp tứ Á sang Âu: Cuộc chinh phục quốc gia Đại Việt không dễ dàng.

Đặc điểm nghệ thuật quân sự của trận Bình Lệ Nguyên là quân nhà trần đã biết rút lui đúng lúc để bảo toàn lực lượng tiếp tục kháng chiến. Trước khi quân Mông Cổ xâm lược nước ta, quân dân thời Trần chưa 1 lần giao chiến nhưng cũng có được những thông tin về đạo quân hung bạo và thiện chiến này. Với ý thức tự chủ và quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc trước sự kẻ cả và ngông cuồng của những tên sứ giả Mông Cổ, nhà Trần đã không ngần ngại tống giam chúng vào ngục tỏ rõ ý chí độc lập tự chủ và kiên quyết phát động toàn dân đứng lên đánh giặc.

Biết được thế giặc, quân ta không quyết chiến với chúng ở ngay biên giới mà tổ chức đánh chặn từng bước. Khi những đạo quân phòng thủ của ta không chặn được cuộc tiến công của chúng, ta bèn lập các tuyến phòng ngự ở sâu trong nội địa chặn giặc và tiêu diệt chúng để bảo vệ kinh thành, và vua Trần Thái tông đã thân hành đốc chiến. “Vua thân đem 6 quân đi chống giặc”. (6 quân là các quân Thiên Thuộc, Thiên Chương, Thánh Dực, Chương Thánh, Thần Sách, Củng Thần. Đó là toàn bộ quân chủ lực nhà Trần lúc đó).

Bình Lệ Nguyên là chiến tuyến phòng ngự nằm ở phía bắc cách kinh đô không xa, trực tiếp bảo vệ kinh đô trước cuộc tiến công của quân xâm lược. Nhưng sau khi quân ta tiếp chiến, trước thế giặc đông và mạnh, nhận thấy nếu cứ tiếp tục giao chiến ta càng bất lợi nên Trần Thái Tông cùng các tướng lĩnh quyết định nghe theo lời khuyên sáng suốt của Lê tần, tạm lui quân để tránh nhuệ khí ban đầu của địch.

Việc quân ta rút khỏi Bình lệ Nguyên sau khi đã giáp chiến với quân Mông Cổ chứng tỏ khả năng phân tích đánh giá đúng thực lực ta và địch của những người chỉ huy cuộc chiến đấu, trong đó tiêu biểu là Lê Tần trước quân địch lớn mạnh. Ông đã biết lượng sức mình không dốc toàn lực rachống chọi, tránh quyết chiến trong điều kiện không có lợ khi cuộc chiến tranh mới bắt đầu, mà quyết định lui quân để tránh cái thế hăng hái ban đầu của quân Mông Cổ, nhằm bảo toàn lực lượng, tranh thủ thời gian, tạo nên thế có lôi cho ta để rồi từng bước tiêu diệt địch, giành thắng lợi cuối cùng

Do biết rút lui đúng lúc nên vua Trần Thái Tông cùng lực lượng quân chủ lực của triều đình đã được bảo toàn. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ cuộc kháng chiến sau này.

Khi xâm lước nước ta, quân Mông cổ dùng chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sở trường của chúng, phát huy thế áp đảo của đội kỵ binh thiện chiến, hy vọng sẽ tiêu diệt lực lượng quân sự của ta trong thời gian ngắn. Chiến lược này chúng đã thực hiện thành công ở nhiều nơi. Ý đồ đó cũng thể hiện rõ trong kế hoạch vượt sông của Ngột Lương Hợp Thai. Chúng muốn tiêu diệt quân chủ lực của ta ở đây nhằm nhanh chóng kết thúc thắng lợi cuộc xâm lược.

Về phía ta, lập trận địa phòng ngự ở Bình lệ Nguyên, nhà Trần muốn tận dụng sông Cà Lồ làm chiến hào chặn giặc, làm cho quân mã Mông Cổ không thể thi thố được tài năng. Quân ta quyết giao chiến ở Bình Lệ Nguyên, nhằm chặn không cho chúng kéo vào Thăng Long. Nếu rời bỏ trận địa là đồng nghĩa với bỏ ngỏ đường vào kinh thành. Một số tướng lĩnh muốn quyết chiến với quân xâm lược tại đây chính là như vậy. Nhưng nếu cứ tiếp tực chiến đấu, lực lượng của ta khó bảo toàn trước thế mạnh của kẻ thù. Trước tình hình hiểm nghèo, vua Trần Thái Tông cùng các tướng lĩnh đã quyết định lui quân.

Việc lui quân lúc này là cần thiết vì cuộc chiến đấu chống xâm lược mới giai đoạn đầu. Bộ Thống soái và quân chủ lực được bảo toàn sẽ là nền tảng để phát triển thế và lực đánh bại địch trong những giai đoạn sau. Đây là cách sử trí linh hoạt dũng cảm, và duy nhất đúng khi thực lực của ta chưa đủ mạnh và khả năng của ta chưa đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ tác chiến đã định.

Trong khi thực hiện kế hoạch út lui, quan ta vẫn tích cực chiến đấu để tứng bước ngăn chặn tiêu hao sinh lực địch. Rời Bình Lệ Nguyên, vua tôi nhà Trần lui về Phủ Lỗ chỉ cách Bình Lệ khoảng 20 km. Tại Phủ Lỗ, quân nhà Trần đã cho phá xcầu và dàn trận ở bên sông tiếp tục chặn giặc. Khi quân giặc sang được bờ bên này, quân ta đã rút đi. Cuộc rút lui của vua tôi nhà trần là cuộc rút lui tích cực.

Quá trình rút lui vẫn là quá trình chiến đấu ngăn chặn địch. Rút lui để xoay chuyển tình thế, tìm 1 thế trận khác có lợi hơn, tạm thời nhường địch 1 bước, rồi đưa chúng vào thế bất lợi hơn. Kế hoạch lui quân do Lê Tần đề xuất là sự mở đấu cho việc hình thành nên nghệ thuật chỉ đạo rút lui chiến lược của nhà Trần trong các cuộc kháng chiến sau này. Đó là: Trước kẻ thù lớn mạnh đang muốn phát huy ưu thế muốn tiêu diệt quân chủ lực của ta và bắt sống bộ thống soái cuộc kháng chiến nhằm nhanh chóng kết thúc cuộc xâm lược. Ta chủ trương tránh những trận quyết chiến trong điều kiện không có lợi cho ta, quyết định rút lui chiến lược nhằm bảo toàn lực lượng, sau đó chuẩn bị thế và lực, tùy theo những điều kiện cụ thể tổ chức những đòn phản công chiến lược tiêu diệt địch, giành thắng lợi cuối cùng. Tài năng, mưu trí và lòng dũng cảm của Lê Tần được triều đình ghi nhận. Trước quần thần, vua Trần Thái Tông nói:

“Nếu trẫm không có ngươi giúp sức, thì làm gì có được ngày hôm nay. Nhà ngươi nên cố gắng để cùng làm tròn sự nghiệp sau này”.