Thời Tony đi hạc, có giảng viên giảng bài cũng hay, sinh viên ngồi nghe thích thú. Thấy hom hạc lắm. Còn cũng có những “dũng sĩ diệt sinh viên”, vô đứng trên bục cầm cái micro nói cái gì đó không rõ, dưới này cả trăm đứa, loi nhoi ghi chép đâu được 15 phút là lăn ra ngủ vùi. Có đứa ngáy to như sấm vang. Chỉ còn một nhóm vài bạn ngồi bàn đầu còn chép được, và gần tới ngày thi thì là nguồn tài liệu cho “xóm nhà lá” phía dưới mượn photocopy.
Tony cũng hay ngồi ở dưới. Nhưng hẻm có ngủ gục mà chơi ca-rô hay nói chuyện riêng. Nên bạn hạc thì rất thân mà thầy cô thì hẻm nhớ mặt. Xa quá nhìn không rõ, nhưng chất giọng thì vẫn nhớ.
Sau này qua nước ngoài, thấy khác biệt 100%. Thầy Peter dạy môn Biology, phòng A210, 9AM -11AM. Cô Mary cũng dạy môn này, giảng đường khác, giờ khác. Muốn hạc ai thì hạc. Mình phải lên mạng coi cái trang của ổng, ổng yêu cầu đọc chương 7-8 trong giáo trình “sự thụ phấn cho hoa” và các vấn đề liên quan sự thụ phấn. Rồi mình đọc thật kỹ, mọi nguồn tài liệu mình có, thư viện, giáo trình, google... Lên lớp thầy đứng ở dưới, sinh viên ngồi thành hình vòng cung cao hơn ổng, giống trong mấy nhà hát. Rồi giơ tay hỏi, ổng trả lời. Nên hẻm có ai ngủ gục. Mà cũng hẻm có ai chưa đọc bài mà dám đi hạc, vì đi vô lỡ ổng chỉ định, Tony mày trả lời giùm câu hỏi của thằng Jimmy đi, nó hỏi “dịch vụ nuôi ong chuyên đi thụ phấn ở mấy nông trại” kìa. Mình lắc đầu nói hẻm biết thì nhục. Ổng hỏi mình hai lần mà lắc đầu thì thôi, ổng ghi nhớ là Tony là đứa lười hạc. Còn các bạn hẻm ai thèm nói chuyện với mình luôn, vì họ khinh bỉ mấy đứa dốt, hẻm có Kiến thức.
Nếu bạn làm giảng viên đại hạc, nếu bạn cầm micro nói ra rả trên bục, dưới kia sinh viên ngủ ngáy khò khò, thì nên coi lại mình. Phương pháp truyền đạt sao không thu hút được người khác. Một là đề tài họ hẻm quan tâm, hai là mình nói dở.
Nên về phải coi lại, đổi phương pháp, sao cho sinh viên nó say mê, nó cuốn hút. Dễ mà, có khó gì đâu. Bắt tụi nó đọc trước, tìm hiểu trước rồi lên lớp, đứa nào không hỏi được thì khỏi thi. NÓ PHẢI ĐẶT CÂU HỎI CHO MÌNH, CHỨ HẺM PHẢI MÌNH ĐẶT CÂU HỎI CHO NÓ. Câu hỏi nào có trong sách hay giáo trình, thì kêu đứa khác trả lời. Câu hỏi nào khó thì mình mới ra tay. Làm thầy mà!!!
Còn đổi mới rồi mà tụi nó vẫn ngủ, thì mình nên đổi nghề. Ví dụ như làm bảo mẫu. Sáng vô trường mầm non, cầm micro nói y chang vậy, các bé mầm non lăn ra ngủ hết, khỏi dỗ dành hay bị gắt ngủ gì cả. Tới giờ ăn là mình ngưng, không nói nữa, để tụi nó thức dậy hết, đồng loạt. Cho tụi nó tắm rửa xong thì mình nói tiếp, cho tụi nó lăn ra ngủ trưa như ngả rạ.
Không thì kinh doanh lợi thế của mình đi. Thu âm bài giảng của mình rồi gửi bán ở mấy tiệm thuốc tây, ghi là “công dụng thay thế thuốc ngủ”.
28/05/2014
CHUYỆN THỰC TẬP SINH
Có một thực tập sinh kia, vì Tony quen biết với mẹ nó, nên cho vô thực tập. Ngồi buồn, ngáp dài ngáp vắn nói muốn được giao việc. Nhưng giao việc thì lại không làm, vì tính kỷ luật không có. Có mặt văn phòng bữa đực bữa cái. Sáng nào cũng đi trễ. Hỏi thì nói đau bụng với thủng lốp xe. Với n lý do, phần lớn là sáng tạo chứ không có thật. Nếu bữa đó nó nghỉ làm, thì nó sẽ nhắn tin thông báo, một ngày nhắn tin một người. Nên vừa lên văn phòng là nhân viên cả hãng ngồi tập hợp điện thoại lại, coi thực tập sinh hôm nay nhắn tin cho ai. Để lỡ Tony mà hỏi Cường đâu, thì phải ít nhất có một đứa nhận được “nhắn Tony là hôm nay Cường lại đau bụng”. Nên thôi, giờ giấc lộn xộn, nói dối nhiều quá, nên ở nhà khỏi lên.
Rồi mấy tháng cũng xong, tạm biệt mọi người với con dấu đóng cái cộp trên luận văn.
Đâu sáng nay lại lấp ló ngoài cửa. Hỏi đi đâu, nó nói lên hãng nhờ đóng dấu lại vì hôm trước đánh máy sai. Tuần sau ra hội đồng bảo vệ, thầy cô hướng dẫn chỉ ra điểm sai và đã sửa lại. Bản này là hoàn chỉnh rồi. Perfect rồi.
Cái Tony nói đâu đưa tui coi. Thấy cái bìa như sau
NGHIÊN CỨU MARKETING MIX HÃNG PHƯỢNG TÍM GIAI
ĐOẠN 2015-2020
Ủa Phượng Tím Giai là hãng nào vậy. Nó nói chữ giai là giai đoạn, em quên ngắt dòng xuống. Lỗi tại ông thầy, ổng tiến sĩ mà không phát hiện lỗi này để sửa. Trời đất, sao lại đổ thừa cho ổng. Cái mở bên trong coi phần nhận xét của thầy nó. Có mấy dòng mà sai chính tả hết trơn. Câu nào cũng hẻm có chủ ngữ, tức “câu què câu cụt” mà môn tiếng Việt lớp 6 có dạy. Người ta viết văn chương thì không sao, có thể phá cách. Nhưng mình làm khoa hạc thì đâu có cho phép. Làm thầy mà, đâu có đơn giản. Có hạc vị hạc hòm thì càng phải kỹ càng, giỏi giang…tháp ngà khoa hạc đâu có bước chân của mấy Kẻ ngáo ngơ.
Nhìn nó, thấy bùn. Sinh viên giỏi của đại hạc lớn đây sao. Cái hỏi nó em biết viết đơn không. Viết được cái đơn xin đóng dấu, nếu đúng thì tui sẽ cho người ký đóng dấu lại. Nó ngồi 4 tiếng, bứt tóc móc mắt, viết một cái “BIÊN BẢN YÊU CẦU ĐÓNG DẤU”, không phân biệt được giữa các hình thức văn bản như đơn từ, thông báo, biên bản, báo cáo…Ngày tháng năm bên góc trái, kính thưa kính gửi bên góc phải. Chữ trân trọng kính chào và chữ ký thì ở giữa. Thích viết hoa thì viết hoa, xuống dòng là xuống. Toàn mệnh đề chứ chưa đủ một câu đã chấm. Dấu hai chấm thì nhiều vô kể, dù chẳng phải liệt kê gì cả. Chấm than chấm cảm chấm hỏi cũng có. Cái mình hỏi ủa ý em là có biểu lộ cảm xúc hay nghi vấn gì trong cái đơn này hả. Nó gãi đầu cười hí hí.
Nó nói tụi em, nếu đi xin việc thì cứ ra tiệm mua cái đơn có sẵn, chỗ chấm chấm chấm thì điền vô, chứ kêu viết thì thua. Thôi cho nó bài hạc, bèn kêu nó về nghiên cứu lại đi. Không ai dạy thì tự tìm hiểu, trên mạng cũng có hướng dẫn. Bữa sau viết đúng một văn bản thì lên đây. Trí thức mà, để xã hội nó tôn trọng thì mình phải viết được một cái văn bản đơn giản nhất chứ. Nếu không thì gia nhập 72000 kỹ sư cử nhân thạc sĩ đang thất nghiệp ngoài Kia.
Dặn nó, luận ven luận oán thì làm ơn dò từng câu, từng chữ, từng dấu chấm dấu phẩy. Công trình khoa hạc thì phải công phu, tỉ mỉ, không có sai sót. Tui sẽ đóng dấu một lần nữa, một và chỉ một mà thôi. Không công ty nào rảnh rỗi mà cứ 3 bữa lại đi đóng dấu một lần cho luận ven luận oán của mấy người. Sau này đi làm, viết cái gì ra cũng phải đọc tới đọc lui thật kỹ. Không thể gửi hợp đồng cho khách hàng rồi đi xin lại về để sửa lỗi chính tả. Ra đường lỡ tông xe cũng phải biết viết cái biên bản chớ, hẻm lẽ chạy vô tiệm mua rồi điền vô cái chấm chấm chấm.
Nên nếu bạn vô thư viện tham khảo các công trình khoa hạc, thấy đề tài ghi tên mấy công ty như Vinamilk Giai, Hòa Phát Giai, Đồng Tâm Giai... thì tự động coi dòng ở dưới mà ráp vô cho có nghĩa. Hẻm chừng chữ “đoạn” rớt qua trang sau.
Hôm bữa Tony ngồi trên máy bay, mới mở cái tạp chí gì trước mặt ra coi. Thấy ghi
ĐỒNG NAI LUÔN HẤP
DẪN CÁC NHÀ ĐẦU TƯ
Bèn bỏ xuống. Đọc gì nổi với biên tập viên kiểu vầy.
Hay có tấm bảng tuyên truyền dân số
GIA ĐÌNH CÓ hai CON VỢ
CHỒNG HẠNH PHÚC
Rồi lễ ký kết với quốc tế ở khách sạn 5 sao nọ, Signing Ceremony (động từ sign là ký) thì trên băng rôn là Singing Ceremony (động từ sing là hát).
Khách Tây ở khách sạn tình cờ đi qua, nó tưởng là chương trình ven nghệ nên bu vô coi. Ngồi chờ cả buổi chỉ thấy hai bên ký rồi bắt tay mà hẻm có ai hát, xong tụi nó nhìn nhau, nói sao lạ vậy?
25/05/2014
Hưởng ứng lời kêu gọi của chương trình “Người đương thời” sáng nay trên VTV1, mỗi công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ tuyên truyền chủ quyền biển đảo, chỉ rõ cho thế giới bên ngoài thấy sự chính nghĩa của mình, hành vi đặt giàn khoan của TQ trong thềm lục địa Việt Nam là sai trái. TBS nghĩ là Facebook là một công cụ tốt, với hai tỷ người đang sử dụng. Và Tây Tàu gì cũng vậy, ngồi trên tàu điện, xe hơi, sân bay, nhà ga…đều say sưa coi facebook. Trong khi TQ không sử dụng FB, nên mình có thể tận dụng lợi thế này để có được sự ủng hộ của dư luận quốc tế. Của hai tỷ FBers và gia đình bạn bè của họ. Một con số khổng lồ nếu chúng ta khai thác tốt.
Tony đã đọc bài viết dưới đây. Của một nhà báo làm việc tại tờ South China Morning Post (Bưu Điện Hoa Nam BS), để ý kiến khách quan hơn. Các bạn có thể cắt và dán bài dưới đây trong FB của mình. Sau đó thì coi trong friend list của mình, cứ ai là Tây hay dấu hiệu là Tây thì xin phép share lên tường FB của họ. Bạn Tây đó sẽ có trăm ngàn friend, cũng toàn Tây, họ sẽ đọc và share cho nhau nữa.
Nhân tiện, bạn nào giỏi các ngoại ngữ khác như Hoa, Nhật, Hàn, Pháp, Nga, Ả Rập, Tây Ban Nha, Indonesia, Ý, Đức... cũng nhờ dịch giùm và gửi lại TBS. TBS sẽ đăng cho bạn có thể chia sẻ cho các bạn trên khắp thế giới. Share hết lên tường của Li Cu Sứt, Bắc Chung He, Ôm Chảo Bay Ra Biển, Natapong, Loksky, Osawa, Vladimir gì đó hết nhé...
Nghĩa vụ công dân thể hiện lúc này đây các bạn à. Trung Quốc đang lên một chiến dịch truyền thông lớn để “cả vú lấp miệng em”, chúng ta nên có sự quyết tâm và làm việc có ý nghĩa, một người hãy là một chiến sĩ truyền thông với thế giới bên ngoài.
Cám ơn các bạn. TBS
China's current behaviour vis-à-vis its South China Sea neighbours is aggressive, arrogant and smacks of Han chauvinism and ethnocentrism. Far from being an expression of national pride, it is giving patriotism a bad name. Patriotic Hongkongers should recognise it for what it is: a dangerous ploy.
Not only has Beijing bared expansionist teeth to Vietnam and the Philippines, it has now succeeded in shifting Indonesia from a position of trying to act as a moderator between China and the other South China Sea states to opponent. Twice in recent months, Indonesia has accused China of claiming part of its Natuna island archipelago. So much for a “peaceful rise” when you rile neighbours with populations of more than 400 million, who you assume to be weak.
All China's sea claims are wrapped up in that nine-dash line which extends more than 1,000 nautical miles from the coasts of Guangdong and Hainan to close to Borneo, the island shared by Malaysia, Indonesia and Brunei, and includes almost all the sea between Vietnam and the Philippines. This claim encompasses more than 90 per cent of the sea, even though China (including Taiwan) has only about 20 per cent of the coastline.
All this on the basis of claims to history that conveniently ignore the very existence of other peoples and their histories of seafaring and trading going back 2,000 years, and pre-dating China's ventures in the south sea and beyond. Indonesians got to Africa and colonised Madagascar more than 500 years before Zheng He. In turn, the peoples of Southeast Asia absorbed more from India and the Islamic world than China.
In the case of the current issue with Vietnam, brought about by China's movement of a drillship into waters due east of Danang, China has a small case, in that it does now own the Paracel Islands, which are closer to the drill location than to Vietnam. But the islands themselves have long been in dispute between the two, a matter settled for now by China's unprovoked invasion of them in 1974.
But as they have never had permanent settlement, they maKe a very weak case for enjoying a 200-nautical-mile exclusive economic zone compared with Vietnam. History also tells us that this coast was the heart of the Cham mercantile state, which for 1,000 years was the leading player in regional trade.
There should surely anyway be a case for compromise between China and Vietnam. Malaysia and Thailand managed one over a gas-rich area between them in the Gulf of Thailand. Other regional states - Indonesia, Singapore, Malaysia - have put island ownership issues to the International Court of Justice and accepted the result. But China remains unwilling either to compromise or submit to arbitration. Meanwhile, joint development is impossible because China makes it conditional on acceptance of its sovereignty.
In the case of shoals off the Philippines, China's case rests on a mix of invented history and the fact that it filed claims first, a poor basis given that it had no continuous presence there and the Philippines initially inherited a treaty between two Western colonial powers. These shoals and other features claimed by China are so obviously within the Philippine exclusive economic zone and in waters long sailed by the peoples of that country that there should be no argument.
Scarborough Shoal is about 200Km from Luzon, 650km from China. The claim to Half Moon Shoal is even more outrageous. That is the reef where the Philippines arrested Chinese fishermen allegedly with a catch of giant turtles, a protected species. Knee-jerk protests have erupted from Beijing. The reef is 110km from Palawan, nearly 1,500km from China.
The fact that the absurd claims go back to the Kuomintang era is neither here nor there. Nor is the fact that previous states may have occasionally paid tribute to Beijing. For these trading states, tribute was a tax, the cost of doing business with China, which did not imply Chinese sovereignty. And if China occasionally acted as an imperial power in the region, that is surely cause for concern, not a basis for overlordship of a predominantly Malay sea. Otherwise, Turkey could claim Egypt and the Russians all of central Asia.
A revived China wants to flex its muscles and show who is boss in the region - just as it tried with Vietnam in 1979 - and remind the US of its own weakness. But there is also a basic reluctance to treat the non-Han neighbours as equals, people with their own history and cultures which, except for Vietnam, have never been subject to major Chinese influence.
China's history of assuming superiority, most especially over those with darker skins, is long. Belief in eugenics and the need to protect and enhance Han genetic characteristics was strong in the Republican era and found echoes in the opinions and social policies of Singapore's Lee Kuan Yew. It has long been rejected in the West and was condemned under Mao Zedong. But it has been making a comeback on the mainland, where some academics find it hard to accept that modern man spread out of Africa and that China is thus not a separate and unique source of mankind.
END.