Bí mật của một trí nhớ siêu phàm

Chương 7: “Cat And Gory = Category”

Chúng ta đã thảo luận về sự tương đồng giữa quá trình ghi nhớ của bộ não con người với quá trình lưu thông tin của máy vi tính. Sự tương đồng này cũng thể hiện rõ khi ta lưu thông tin và lấy chúng ra. Chúng ta cần sắp xếp bộ nhớ của mình theo một mẫu định dạng sẵn. Hãy nghĩ xem chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn lưu bản báo cáo trên máy vi tính mà không đặt tên và ấn định cho chúng một thư mục. Nếu bạn làm như vậy thì khi bạn cần đến bản báo cáo này, bạn sẽ phải xem xét thật kĩ tất cả các bản báo cáo đã lưu cho đến khi bạn vô tình tìm thấy nó.

Khi chúng ta muốn chơi trò Spider Solitaire trên máy vi tính, chúng ta chỉ việc kích chuột vào chữ “games” (trò chơi).

Sẽ thật khó khăn cho bộ não con người để thấu hiểu sự việc một cách chi tiết mà không có nền tảng nào. Chi tiết phải được sắp xếp theo một trật tự cố định.

Khi chúng ta nghe thấy ai đó trở về sau những ngày nghỉ trượt tuyết tại Thụy Sĩ, chúng ta sẽ liên tưởng từ “trượt tuyết” với tuyết. Nhưng một đứa trẻ chưa từng nhìn thấy tuyết sẽ không thể hiểu được chúng ta đang nói đến cái gì.

Mặt khác, đứa trẻ đó đã bắt đầu tổ chức mọi thứ khác ngay từ khi rất nhỏ. “Chuối” sẽ được xếp vào mục đồ ăn, “búp bê” xếp vào mục đồ chơi. Do đó, nó biết rằng bạn có thể ăn chuối, còn búp bê thì không ăn được. Nếu đứa trẻ đó lại mặc một bộ quần áo của người bảo vệ rừng cho quả chuối và ăn ngấu nghiến con búp bê thì chắc chắn đứa trẻ này có vấn đề trong việc lưu thông tin (hay bị lỗi hệ thống).

Tất cả các cuốn sách học đều được sắp xếp theo từng chương. Chương sau lại dựa trên cơ sở chương trước đó theo thứ tụ thời gian. Điều này giúp cho quá trình học tập trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn muốn nhớ các sự kiện lịch sử, bạn không thể học theo một trật tự tùy tiện. Nếu bạn nhảy cóc từ thời đại này sang thời đại khác thì bạn sẽ rất khó theo dõi và nắm được nội dung.

Những ai học văn học sẽ nhớ được 37 tác phẩm của Shakespeare tốt hơn bằng cách phân chia chúng thành ba thể loại: các tác phẩm hài kịch, lịch sử và bi kịch.

Còn nếu bạn muốn dễ dàng nhớ được các nước châu Âu thì bạn nên phân chia chúng theo vị trí địa lí. Châu Âu gồm có: Scandinavi (khu vực ở Bắc Âu), Tây Âu, Đông Âu và các nước Trung Đông.

Lấy ví dụ về danh sách các tạp phẩm sau:

Sữa, sữa chua, lườn gà, cà chua, bơ, bánh hamburger, ớt và cà rốt.

Thật khó có thể nhớ một danh sách như trên khi không có bất kì sự liên hệ nào giữa các thứ trong đó. Vì thế, hãy phân loại chúng thành ba nhóm có cùng đặc điểm như sau:

Sản phẩm làm từ sữa: sữa, sữa chua, bơ (ba sản phẩm).

Rau quả: cà chua, ớt, cà rốt (ba sản phẩm).

Thịt: bánh hamburger, lườn gà (hai sản phẩm).

Một đồng nghiệp kể cho tôi nghe về những lần đi siêu thị của chồng cô ấy. Anh ta gọi điện về cho vợ và hỏi xem cô ấy cần những gì. Sau khi cô ấy liệt kê những thứ cần thiết, anh ta hỏi: “Em à, vậy là có bao nhiêu thứ cần mua hả em?” “Năm”, cô ấy trả lời. Người chồng mang về nhà đúng năm sản phẩm. Vấn đề ở chỗ là cả năm thứ đó lại không phải là những thứ mà cô ấy yêu cầu…

Trong chương “Các giấy tờ, công việc và các nhiệm vụ phiền phức khác”, chúng ta sẽ bàn luận cụ thể về các phương pháp lưu trữ thuộc trí óc. Chúng ta không chỉ học cách nhớ số lượng cần mua, mà còn học cách nhớ các thứ cần mua một cách chính xác.

Trở lại với vấn đề của chúng ta, khi phân loại các thứ thành từng nhóm thì chắc chắn chúng ta sẽ dễ dàng nhớ chúng hơn. Nói một cách hình tượng, cùng một lúc chúng ta có thể dễ dàng ăn một thìa hạt đậu hơn là chỉ ăn một hạt đậu. Cũng như việc nhớ theo nhóm sẽ dễ hơn là nhớ từng thứ riêng lẻ.

Thậm chí ngay ở lớp vỡ lòng, người ta đã dạy học sinh cách ghi nhớ bảng chữ cái tốt nhất là phân chia chúng thành sáu nhóm: ABCDEFG-HIJK-LMNOP-QRS-TUV-WXYZ.

Hay với dãy số 4, 6, 5, 2, 3, 3, 7, 4, 7, chúng ta sẽ nhớ dễ hơn nếu chia chúng thành 465-233-747. Như bạn thấy, đôi khi việc phân chia cũng có ‎ý nghĩa riêng. Chẳng hạn, số 747 gợi ta nhớ đến chiếc Boeing 747.

Nói tóm lại, chúng ta cần lưu ý đến những gì xảy ra với bộ não của mình khi khuôn mẫu bất ngờ thay đổi. Nếu thay vì những khoảng cách cố định, các từ bất ngờ giãn cách xa nhau để mỗi từ có thể đứng độc lập; não của chúng ta sẽ ngay lập tức dừng lại thay vì lướt nhanh theo các từ. Nếu trong đầu chúng ta có một cầu chì điện thì nó sẽ nổ ngay lập tức vì bị quá tải.

Vì vậy, bạn không phải lo lắng, chúng ta đang quay trở lại với hệ thống đánh máy yêu thích thông thường. và sẽ tiếp tục từ đây…

Thật nhẹ cả người, phải không?

Viết tắt thông thường và viết tắt các chữ cái đầu

Việc sử dụng chữ viết tắt đã tồn tại nhiều năm nay. Với nhiều lợi ích, chúng được biết đến như một sự hỗ trợ trí nhớ.

Chúng ta đều sử dụng từ: B.C (Before Christ – trước công nguyên) và A.D (After Death – sau công nguyên). Ngành công an cũng thường sử dụng những từ ngữ là viết tắt của những chữ cái đầu, ví dụ như: NYPD (New York Police Department – Công an New York), CSI (Crime Scene Investigations – điều tra hiện trường phạm tội), DA (District Attorney – công tố viên của tòa án khu vực). Thậm chí trong lời nói hàng ngày, chúng ta cũng sử dụng chữ viết tắt mà không để ‎ý đến nó: OK (O Killed – chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới), DNA (Deoxyribonucleic Acid), PIN (Personal Identification Number – mã số cá nhân),…

Chúng ta có thể nhớ Cervantes đã viết tác phẩm Don Quixote chứ khó mà nhớ được tên đầy đủ của tác giả: Miguel de Cervantes Saavedra.

Trong hóa học, việc nhớ những cái tên dài dằng dặc của các hợp chất là điều không thể, do đó chúng ta phải sử dụng chữ viết tắt như: CO2, H2SO4,…

Một người bạn rất vui tính nói với tôi rằng, thậm chí chúng ta sử dụng chữ viết tắt cả trong tiếng lóng. Dưới đây là những câu trong từ điển lóng Anh-Anh:

Woa! (nói một cách sửng sốt) – “Đợi một phút, hãy dừng lại ngay lập tức!”

Chào buổi sáng. (nói cả khi phấn khởi lẫn bực bội) – “Chào buổi sáng! Bạn thế nào? Chúc một ngày tốt lành!” hay “Vâng, tôi biết một ngày mới đã bắt đầu. Tôi đã có một đêm tồi tệ và tôi thật sự không muốn nhắc tới nó nữa.”

Biến đi! (kèm theo là hành động xua xua tay với người đứng trước bạn) – “Điều này không thể là sự thật! Bạn nghe từ đâu vậy?”

Như bạn thấy đấy, cách viết tắt giúp chúng ta có thể nhớ sự phân loại của mọi thứ. Nếu vậy, chúng ta có thể dùng phương pháp này để nhớ những gì chúng ta muốn nhớ:

Nếu như mỗi buổi sáng, lúc ra khỏi nhà bạn muốn nhớ những công việc sau:

1. Mang theo ví

2. Tắt lò sưởi

3. Khóa cửa

Hãy nhớ W.S.L (whistle – hu‎ýt sáo) là các chữ cái đầu của:

Wallet (ví)

Stove (lò sưởi)

Lock (khóa cửa)

Vì vậy, mỗi sáng bạn hãy WSL khi ra khỏi nhà, điều này không chỉ như một sự đảm bảo rằng bạn sẽ có một ngày tốt lành mà còn là sự hỗ trợ giúp bạn ghi nhớ.

Như vậy chúng ta đã học được những nguyên tắc cơ bản giúp thay đổi một trí nhớ kém thành trí nhớ siêu phàm.

Bạn phải tin tưởng vào trí nhớ của mình, cũng như tin chắc rằng nó có thể phục vụ bạn một cách trung thành.

Bạn cần có động lực để cải thiện trí nhớ của mình trong những lĩnh vực còn yếu kém.

Bạn phải chú ý vào những chi tiết, con người hay bất cứ điều gì bạn muốn nhớ. Bạn không thể nhớ được gì nếu bạn không chú ý đến nó, hiểu thấu đáo và lưu lại trong tâm trí mình.

Bạn cần tìm ra điều thích thú từ những điều bạn muốn nhớ. Sự thích thú làm cho hệ thống bộ nhớ xử lí thông tin dễ dàng hơn.

Bạn cần tạo ra sự liên kết có tính liên tưởng sử dụng hình ảnh như đã hướng dẫn.

Bạn cần tổ chức và xử lí thông tin mới để dễ dàng truy cập chúng sau này.

Thực tế, từ mấu chốt ở đây là “trật tự”. Chúng ta càng nắm được cách lưu thông tin vào đúng vị trí trong bộ nhớ (như các sự kiện, báo cáo và tài liệu) thì càng tiện lợi cho chúng ta khi cần lấy chúng ra sau này.

Bây giờ, chúng ta sẽ được làm quen với phương pháp lưu trữ dữ liệu ban đầu của chúng ta: phương pháp RomanRoom.