Sống cuộc sống hàng ngày theo bản năng, mục tiêu đầu tiên của chúng ta là phải làm sao để thoả mãn các nhu cầu cảm xúc của bản thân.
Khi cơ thể chúng ta thiếu hụt năng lượng, một số hoóc-môn tiết ra tràn vào não sẽ tạo cho chúng ta cảm giác xúc đói, thúc đẩy chúng ta phải đi tìm thức ăn. Khi chúng ta giận dữ, lượng andrenaline và một số hoóc-môn khác như testosterone tăng cao, bản năng sẽ kích hoạt chúng ta tỏ thái độ căng thẳng, tỏ ra các dấu hiệu thù hằn, sẽ lớn tiếng đe dọa, cảnh cáo đối phương hãy coi chừng.
Nếu chúng ta bị tác động bởi các cảm xúc xấu, bản năng sẽ chi phối chúng ta để tìm cách giải tỏa các cảm xúc xấu đó. Theo qui luật Cân Bằng Cảm Xúc, chúng ta sẽ phải tạo ra một cảm xúc xấu cho ai đó để lấy lại sự cân bằng. Giải pháp đầu tiên là chúng ta sẽ tìm cách trả thù kẻ đã gây cho ta cảm xúc xấu. Nếu không thể, chúng ta sẽ giải tỏa bằng cách đổ cái cảm xúc xấu đó cho những người khác hòng chia sẻ cảm xúc xấu của mình theo lý luận "giận cá thì chém thớt". Lý do của hành động này còn bắt nguồn từ việc nếu người xung quanh ta cũng phải chịu cảm xúc xấu thì chúng ta sẽ dễ chịu hơn, do so sánh tình trạng khổ đau của mình với tình trạng của người bên cạnh, tức tạo ra một hệ qui chiếu cảm xúc thấp hơn.
Trong hầu hết các trường hợp, khi chúng ta đã đổ được cảm xúc xấu cho người khác, chúng ta sẽ có cảm nhận dễ chịu hơn, nhưng đồng thời, chúng ta đang tự tạo cho mình những nguy cơ bị các cảm xúc xấu tiềm ẩn. Hoặc đối phương sẽ trả thù, hoặc đối tượng bị tác động bởi các cảm xúc xấu do ta đổ ra sẽ bực tức và phản ứng lại trực tiếp hay gián tiếp.
Nguy cơ lớn là do chúng ta thường không ý thức được việc làm của mình. Khi bị ai đó chơi xấu, bạn sẽ chơi xấu lại và đây sẽ là hành động khởi đầu cho một cuộc chiến. Khi bực bội chuyện của công ty, có thể chúng ta sẽ mang sự bực bội đó về nhà và xả lên đầu con cái, hoặc người thân của mình. Ðã có bao giờ bạn đã đổ sự bực bội của mình cho người khác chưa?
Thông thường, mọi người chỉ ưu tiên lo giải toả cảm xúc xấu của bản thân. Sự ý thức để giải quyết nhu cầu cảm xúc cho những xung quanh ta sẽ được xếp ở phía sau và thường là chúng ta ít khi để tâm tới.
Theo qui trình hoạt động của bộ não, các thông tin tác động từ bên ngoài sẽ được chuyển tới phần nhân của não được gọi là thùy ?hạnh nhân? (Amygdala). Ðây chính là phân tạo ra các xúc cảm. Theo bản năng của đông vật có vú, ngay sau khi tiếp nhận thông tin, hạnh nhân sẽ ra các mệnh lệnh tạo thành hành động phản ứng lại tác động từ bên ngoài tùy theo các cảm xúc được tạo ra. Ở con người, do bộ não chúng ta đã phát triển cao hơn hiều so với ở động vật, các thông tin sau khi tác động vào hạnh nhân sẽ được chuyển tới phần lõi phía trong là thùy ?cá ngựa? (Hippocampus). Thùy cá ngựa là phần não giúp phân tích và so sánh thông tin với các dữ kiện được lưu trữ trong ký ức. Kết quả của việc phân tích sẽ cho ra một số quyết định tạo nên các hành động phản ứng dựa trên lý trí.
Các phản ứng do hạnh nhân gây ra được dựa trên những cảm xúc của cá nhân, còn các phản ứng do thùy cá ngựa đưa ra là dựa trên tính hợp lý của sự việc.
Thùy hạnh nhân luôn có khuynh hướng tạo ra các phản ứng tức thời, còn thùy cá ngựa lại đòi hỏi phải có đủ thời gian để phân tích thiệt hơn. Trong đa số các trường hợp, con người thường có khuynh hướng phản ứng theo cảm tính, tức theo bản năng của loài vật, tức chỉ chú trọng vào việc giải tỏa các nhu cầu cảm xúc nhất thời của bản thân mà không quân tâm tới hậu quả của các phản ứng đó ra sao.
Khi xuất hiện sự mất cân bằng cảm xúc, mức độ đói cảm xúc tốt hoặc bị đầu độc bởi các cảm xúc xấu của những người ở quanh chúng ta tăng cao vượt ngưỡng kiểm soát. Các phản ứng theo bản năng của họ bùng phát và tạo nên sự rối loạn, gây ra các thiệt hại, sự mất kiểm soát, tạo nên những vấn đề nhức đầu cho bản thân chúng ta.
Các tình huống như vậy buộc chúng ta phải dồn sức lực, tâm trí đưa ra giải pháp, giúp đối tượng có được cảm xúc tốt hoặc giải toả những cảm xúc xấu để thiết lập lại tình trạng cân bằng cảm xúc, giải quyết vấn đề.
Sau khi vấn đề được giải quyết xong, chúng ta sẽ có được cảm giác nhẹ nhõm, yên tâm vì mới thoát khỏi các cảm xúc xấu. Sự việc sẽ được tạm duy trì cho tới một đợt bùng phát kế tiếp khi sự mất cân bằng cảm xúc trở lại.
Các vấn nạn trên xảy ra thường xuyên ở trong gia đình, trong công sở và trong các mối quan hệ của cá nhân. Quá trình thích nghi các cảm xúc có thể hiểu là quá trình tiêu hóa các cảm xúc.
Ðể giải quyết triệt để các vấn nạn trên đây, chúng ta cần phải thiết lập một hệ thống cung cấp các cảm xúc tốt, thiết lập những cơ chế giải tỏa các cảm xúc xấu thông qua các qui định, cơ chế, các kế hoạch và những qui trình được hoạch định trước. Chúng ta sẽ phải liên tục tạo ra các cảm xúc tốt và giải toả các cảm xúc xấu cho những cá nhân mà ta cần tác động.
Mọi người thường quan niệm rằng trong mỗi cá nhân đều có một phần "con" và một phần "người". Ở phần con, chúng ta hành xử theo bản năng, theo cảm xúc như một con thú. Ở phần người, chúng ta hành xử dựa trên những lý trí, trên sự phân biệt phải trái và luôn ý thức kiểm soát được các nhu cầu của bản thân để điều khiển các cảm xúc của mình.
Khi sống với bản năng (tức mọi quyết định xuất phát từ thùy hạnh nhân), cảm xúc sẽ được đẩy lên ở mức độ cao nhất, chúng ta sẽ được nếm, sẽ trải nghiệm những nỗi đau, những niềm vui, sẽ cảm nhận được sự thăng hoa và cả những nỗi đau đớn tột độ, những trạng thái cực điểm mà cảm xúc sẽ mang lại.
Khi sống với lý trí (tức các quyết định được đưa ra từ thùy cá ngựa), các cảm xúc sẽ được kềm chế, bị nén xuống. Chúng ta sẽ tỉnh táo hơn, bình tĩnh hơn trong các tình huống. Các cảm xúc được kiểm soát và chúng ta sẽ tránh được những hành động thiếu suy nghĩ, tránh được nhiều vấn đề phức tạp và do đó sẽ có được một cuộc sống chất lượng hơn.
Nói cách khác, để sống hạnh phúc, bạn cần phải hiểu cảm xúc, kiểm soát cảm xúc và sống một cách sáng tạo nhằm tránh những trạng thái bão hòa cảm xúc do sự thích nghi tạo nên. Chỉ lo giải tỏa cảm xúc xấu của bản thân mà không ý thức để gây ra cảm xúc xấu cho người khác là một cách tự tạo nên những vấn đề nhức đầu cho bản thân mình.