Bí mật của cảm xúc

Chương 2: Bản Chất Của Những Cảm Xúc

Từ lâu nay, người ta đã ý thức rằng hành vi của một cá nhân luôn xuất phát từ những nhu cầu của người đó. Nhưng tại sao? và từ đâu lại xuất phát những nhu cầu này? Tại sao lại không là những nhu cầu khác?

Cho tới nay chúng ta đã biết rằng, song song với đời sống về vật chất, con người còn có một đời sống về tinh thần. Từ lâu nay, con người đã ý thức được rằng có những giá trị tinh thần luôn tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới tất cả mọi thứ trong xã hội loài người. Trong quá trình đi tìm nguyên nhân cội nguồn của khổ đau và hạnh phúc, câu trả lời đã được đúc kết lại trong hai từ "CẢM XÚC".

ÐỊNH NGHĨA VỀ CẢM XÚC:

Vậy cảm xúc thực sự là gì? Chúng ta có thể nào định nghĩa được cảm xúc là gì không? Cảm xúc có thể nào là một thực thể có thể đo lường? Ðể có thể trả lời cho những câu hỏi này, chúng ta sẽ ứng dụng những ý tưởng từ cuốn Understanding Emotions (1995 - Thấu hiểu cảm xúc) của Keith Oatley và Fennifer M. Jenkins, theo như dẫn chứng của Erik Du Plessis trong cuốn ?The Advertised Mind?:

"Ai cũng có thể hiểu và cảm nhận được cảm xúc, nhưng hầu như không ai có thể định nghĩa được cảm xúc là gì," trong cuốn sách nói trên Keith Oatley và Fennifer M. Jenkins đã nhận định. Vì vậy, hai tác giả này đã dành ra chương 4 của cuốn sách Understanding Emotions để xác định xem "một cảm xúc là gì?". Ðây không phải là việc dễ dàng, nhưng nếu chúng ta không thể xác định được "một cảm xúc là gì," chúng ta sẽ không thể nào đo lường được một cảm xúc.

Oatley và Jenkins nhận định phần lớn các chuyên gia tâm lý đều nhất trí là những hình thức trên có thể dùng để phân loại các loại trạng thái cảm xúc, và hầu như tất cả đều được phân định thông qua thời gian tồn tại của một cảm xúc. Một cảm xúc thường diễn ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi,.

Bên cạnh thời gian tồn tại của một cảm xúc, phân tích nguyên nhân dẫn đến một cảm xúc cũng giúp ta hiểu rõ hơn về một cảm xúc

Việc định nghĩa cảm xúc vẫn luôn là một thách thức. Chúng ta hãy bắt đầu bằng một số định nghĩa đã được chấp nhận tương đối rộng rãi.

Oatley và Jenkins định nghĩa cảm xúc như sau:

1- Một cảm xúc hình thành từ sự lượng định chủ định hay vô tình của một người đối với một sự kiện liên quan đến một sự việc (một mục đích) đáng quan tâm. Cảm xúc sẽ được cảm nhận một cách tích cực nếu điều quan tâm đó là một sự kiện thuận lợi và một cách tiêu cực nếu đó là một sự kiện mang tính ngăn trở.

2- Cốt lõi của một cảm xúc là sự sẵn sàng để hành động và thúc đẩy những dự định; một cảm xúc là tác nhân để bắt đầu một hay một số cách hành động nào đó.

3- Một cảm xúc thường được trải nghiệm như một hình thức phân biệt của trạng thái tinh thần, thường dẫn đến những hành động, phản ứng hay thay đổi của một con người.

Ði xa thêm một bước có tính khoa học nữa, điều kiện phải có để tạo thành một cảm xúc là một thay đổi từ bên trong hay bên ngoài não bộ.

Triết gia Gilbert Ryle đã có một miêu tả (không phải một định nghĩa) về cảm xúc như sau: các cảm xúc được miêu tả như những nhiễu loạn trong giòng nhận thức mà người chủ của chúng không thể ghi nhận được - Miêu tả này nhấn mạnh như vậy.

Theo định nghĩa của bản chất sự việc, chúng ta sẽ phải thấy rằng trên thực tế Cảm xúc chính là các "Trạng Thái Hóa Học" của não bộ.

Các tâm trạng dù là vui vẻ hay là sự bất mãn chủ yếu đều hình thành từ những phản ứng hóa học phát sinh từ não bộ vào lúc đó. Trạng thái phản ứng hóa học này có thể hình thành một cách tự nhiên, nhưng con người cũng có thể lợi dụng một số tác động nhân tạo như rượu, thuốc lá, thuốc an thần hay các loại ma túy để ảnh hưởng đến trạng thái phản ứng hóa học này.

Tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống đều bắt nguồn từ "CẢM XÚC".

Thời gian chính là sự thay đổi.

Cơ thể chúng ta đang sống, đang hoạt động theo thời gian. Do vậy, tất cả các thành phần sinh hóa trong máu và trong cơ thể cũng liên tục thay đổi theo thời gian.

Vào mỗi thời điểm khác nhau, trong não bộ của chúng ta luôn tồn tại một số loại trong 54 hoóc môn khác nhau, máu huyết, khí ôxy, khí các-bo-nic, các chất dinh dưỡng và các khoáng chất vi lượng theo những tỉ lệ khác nhau.

Các cảm xúc mà chúng ta có chính là những trạng thái hoá học của não bộ. Tùy vào các trạng thái và thành phần hóa học khác nhau của não bộ mà chúng ta sẽ có các trạng thái cảm xúc khác nhau. Chính các thành phần hoá học có trong não tại từng thời điểm, tùy theo các tỷ lệ khác nhau sẽ cho chúng ta những cảm giác vui, buồn, hào hứng, chán nản, hạnh phúc, đau khổ,..