Trong khi con người trưởng thành thì các luân xa phát triển, mỗi luân xa đại diện cho các mô hình tâm lý tiến hóa trong đời sống của cá thể. Phần lớn chúng ta thường phản ứng lại trước những trải nghiệm khó chịu bằng cách ngăn chặn cảm giác và bít một lượng lớn dòng chảy năng lượng tự nhiên của mình lại. Điều nầy ảnh hưởng đến sự phát triển và trưởng thành của các luân xa, dẫn tới kết quả là ức chế chức năng tâm lý đã hoàn toàn cân bằng. Chẳng hạn, nếu một đứa trẻ bị từ chối nhiêù lần khi nó tìm cách gửi gắm yêu thương cho người khác thì chắc hẳn nó sẽ thôi không tìm cách gửi gắm yêu thương nữa. để làm việc nầy, chắc hẳn nó sẽ tìm cách ngăn chặn các cảm giác yêu thương trong nội tâm mà nó đang đáp ứng lại bằng hành động. Để làm việc nầy, nó sẽ phải bít kín dòng chảy năng lượng qua luân xa tim. Khi dòng chảy năng lượng qua luân xa tim bị bít kín hoặc chặn bớt thì sự phát triển của luân xa tim bị ảnh hưởng. Cuối cùng, hậu quả là có một vấn đề thể chất sẽ xảy ra giống hệt.
Quá trình tượng tự nầy tác động lên mọi luân xa. Mỗi lần ta ngăn chặn một trải nghiệm nào đó đang diễn biến thì ta lần lượt bít kín các luân xa làm cho chúng cuối cùng trở nên méo mó. Các luân xa trở nên “tắc nghẽn”, bị năng lượng ứ đọng bít lại, xoay không đêù hoặc xoay ngược (ngược chiêù kim đồng hồ) và lại còn trở nên vặn vẹo hoặc vị xé tách nghiêm trọng trong trường hợp có bệnh.
Khi luân xa hoạt động bình thường, từng luân xa sẽ “khai mở”, xoay thuận chiêù kim đồng hồ để chuyển hoá những năng lượng đặc biệt thiết yếu từ trường năng lượng vũ trụ. Động tác xoay thuận chiêù kim đồng hồ thu hút năng lượng từ trường năng lượng vũ trụ vào luân xa, rất giống với quy luật xoáy về phiá phải trong hiện tượng điện từ, được biểu diễn bằng sự thay đổi tư trường xung quanh một sợi dây sẽ cảm ứng dòng điện trong sợi dây ấy. Tay phải nắm chặt sợi dây, hướng các ngón tay về phía cực từ dương. Ngón tay cái sẽ tự động hướng về dòng điện cảm ứng. Những quy luật như thế thực sự xảy ra cho các luân xa. Nếu bạn đặt bàn tay phải lên một luân xa, làm thế nào để cho các ngón tay xoắn thuận chiêù kim đồng hồ xung quanh bờ ngoài cùng của luân xa thì ngón tay cái của bạn sẽ chỉ về phía thân thể và theo hướng đi của “luồng”. do vậy, ta mệnh danh luân xa là “mở” cho năng lượng đi vào. Trái lại, nếu bạn xoắn các ngón của bàn tay phải ngược chiêù kim đồng hồ xung quanh luân xa thì ngón tay cái sẽ chỉ ra ngoài, theo hướng của dòng chảy. Khi luân xa xoay ngược chiêù kim đồng hồ, luồng sẽ chảy ra khỏi thân thể, như vậy là gây trở ngại cho chuyển hóa. Nói cách khác, khi luân xa xoay ngược chiêù kim đồng hồ thì những năng lượng đang cần và được ta trải nghiệm như một thực tế tâm lý không chảy vào trong luân xa. Do vậy,ta mệnh danh luân xa là “bít” không cho năng lượng vào.
Phần lớn những người tôi quan sát được đêù có ba hoặc bốn luân xa xoay ngược chiều kim đồng hồ từng lúc. Thông thường, khi được chữa trị, các luân xa nầy ngày càng khai mở thêm. Do chỗ luân xa không những là nơi chuyển hoá năng lượng mà còn là thiết bị cảm nhận năng lượng, cho nên luân xa dùng để mách bảo cho ta về thế giới quanh ta. Nếu ta “đóng” luân xa lại thì ta không cho thông tin đó đi vào. Như vâỵ, khi ta làm cho luân xa xoay ngược chiêù kim đồng hồ, ta tỏa năng lượng của mình vào thế giới, ta cảm nhận rằng năng lượng là cái mà ta tỏa ra và bảo rằng nó là thế giới. Điều này, trong tâm lý học họi là hiện tượng chiếu.
Cái hiện thực tưởng tưởng mà ta chiếu lên thế giới của mình có liên quan đến “hình ảnh” của cái ta đã kết luận về thế giới giống theo trải nghiệm thời thơ ấu của ta và theo trí nhớ của cậu bé hồi đó là ta. Do chỗ mỗi luân xa liên quan đến một chức năng tâm lý đặc hiệu, cái được ta chiếu qua nó, khi đã vào trong hệ thống các luân xa, thì sẽ là cái mà mỗi luân xa thực hiện chức năng và sẽ thành cái rất riêng cho từng người, bởi vì mỗi trải nghiệm cuộc đời của con người là duy nhất. Vâỵ là nhờ đo được tình trạng các luân xa, ta có thể xác định các vấn đề toàn cục lâu dài cũng như của cuộc sống hiện nay.
John Pierrakos và tôi đã liên hệ hiện tượng rối loạn chức năng trong từng luân xa với tối loạn tâm lý. Bất cứ nhiễu loạn nào trong luân xa như đã được đo đặc bằng các kỹ thuật thăm dò, cũng cho thấy có rối loạn chức năng trong khu vực tâm lý riêng có liên quan (Xem Chương 10 nói về kỹ thuật thăm dò). Do đó, bằng cách đo đặc tình trạng các luân xa, ta có thể chẩn đoán các nhu câù tâm lý của bệnh nhân. Tôi cũng trực tiếp thao tác lên các luân xa để đem lại thay đổi tâm lý. Ngược lại, ta đã thấy rằng những mô hình tâm lý được các nhà điều trị học mô tả có liên quan đến trường năng lượng con người về vị trí, hình dạng và màu sắc có thể đoán trước được.
Hình 7 -3 cho thấy vị trí của bảy trung tâm năng lượng chính của các luân xa được dùng để chẩn đoán các tình trạng tâm lý. Chúng được chia thành trung tâm tâm thần, trung tâm ý chí và trung tâm cảm giác. Đối với sức khoẻ tâm lý toàn bộ ba loại luân xa: lý trí, ý chí và cảm xúc phải ở thế cân bằng và khai mở. Ba luân xa ở đầu và họng cai quản lý trí, các luân xa ở trán cai quản cácxúc cảm: những điểm tương ứng ở lưng của các luân xa này cai quản ý chí. Hình 9-1 cung cấp một bảng các luân xa chính và chức năng tâm lý của chúng.
Ta hãy nhìn vào những khu vực tâm lý chính thực hiện chức năng từng luân xa.
Luân xa 1, trung tâm xương cụt, có liên quan đến số năng lượng thể chất và ý muốn được sống trong thực tại thể chất. Nó là biểu hiện đâù tiên của sinh lực trong thế giới thể chất. Khi sinh lực hoạt động đầy đủ qua trung tâm naỳ thì con người có ý muốn mạnh mẽ được sống trong thực tại thể chất. Khi sinh lực hoạt động đầy đủ qua ba luân xa bên dưới phối hợp với một dòng chảy mạnh xuống chân thì hiện hữu trực tiếp và thông suốt của sự hùng mạnh thể chất cũng đi theo tới đó. Xương cụt tác động như một cái bơm năng lượng vào mức etheric giúp cho dòng chảy năng lượng từ cột sống đi ra được thẳng.
Hiện hữu của sự hùng mạnh thể chất phối hợp với ý muốn được sống, đưa lại cho cá thể “sự hiện diện” của quyền lực và sinh khí. Anh ta sẽ tạo nên hiện hữu?Ta có mặt đây nầy? Và thành đành đáng tin cậy trong thực tại thể chất. “Sự hiện diện” của quyền lực và sinh khí bắt nguồn từ trong anh ta dưới dạng năng lượng sống.Anh ta thường hay tác động như một máy phát điện bằng cách tạo năng lượng cho những gì ở quanh mình, nạp lại các hệ thống năng lượng của chúng. Anh ta có ý muốn mạnh mẽ được sống.
Khi trung tâm xương cụt bị nghẽn hoặc bị bít, phần lớn sinh khí thể chất của sinh lực bị nghẽn, và con người không tạo được ấn tượng rõ rệt trong thế giới thể chất. Anh ta không có mặt “tại đây”. Anh ta sẽ tránh né hoạt động thể chất, có mức năng lượng tháp và thậm chí có thể bị “đau yếu”. anh ta sẽ thiếu sức mạnh thể chất.
Trung tâm xương mu (luân xa 2 A) liên quan đến phẩm chất của tình yêu đối với người khác giới mà con người có thể có. Khi luân xa nay khai mở nó tạo thuận lợi cho việc cho và nhận lạc thú tình dục và thể chất. Nếu trung tâm nầy khai mở thì có thể con người sẽ được thích thú khi giao hợp và có thể có cực khoái. Tuy nhiên, cực khoái trọn vẹn của thân thể lại đòi hỏi toàn bộ các trung tâm phải khai mở
Hình 9 -1
---------------------------------------
CÁC LUÂN XA CHÍNH VÀ CHỨC NĂNG TÂM LÝ KẾT HỢP
CÁC TRUNG TÂM TÂM THẦN …KẾT HỢP VỚI
7. Trung tâm đỉnh đầu ….......…Sự hợp nhất của toàn bộ cá tính với cuộc sống, và các diện mạo tâm linh của con người.
6.A trung tâm trán ……….......…Khả năng hình dung và hiểu thấu các khái niệm tâm thần.
6B Thừa hành tâm thần…....... Khả năng thực hiện các ý đồ một cách thực tế.
CÁC TRUNG TÂM Ý CHÍ
5b Nền cổ ……………...........…..Ý thức về bản thân, trong xã hội và trong nghề nghiệp của mình.
4B Giữa hai xương vai ….........Ý chí cái tôi, hoặc ý chí đối với thế giới bên ngoài.
3B Trung tâm cơ hoành …........Chữa trị, quan tâm đến sức khỏe của mình.
2B Trung tâm xương cùng........Số năng lượng tình dục.
1 Trung tâm xương cụt …......... Số năng lượng thể chất, ý muốn được sống.
CÁC TRUNG TÂM CẢM GIÁC
5A Trung tâm họng …...........…. Thu nhận và đồng hóa.
4A Trung tâm tim ………............. Cảm nhận của tâm hồn về tình yêu thường đồng loại, cởi mở với đời.
3A đám rối thái dương …............ Niềm vui lớn và tính chan hòa, kiến thức tâm linh và ý thức về tính thoàn thể của cuộc sống.
ANH LÀ AI GIỮA VŨ TRỤ
2A Trung tâm xương mu …..........Phẩm chất của tình yêu đối với người khác giới, cho và nhận niềm vui thể chất, tâm thần và tâm linh.
----------------------------
Trung tâm xương cùng (luân xa 2B) liên quan đến số năng lượng tình dục của con người. Với luân xa nầy khi mở, con người cảm nhận được quyền lực tình dục của mình. Nếu con người làm nghẽn luân xa đặc biệt nầy thì sức lực và sự hùng mạnh tình dục nào của anh ta cũng sẽ thành yếu đuối và không được thoả mãn. Có thể anh ta sẽ có nhiều nỗ lực tính dục, có khuynh hướng tránh né giao hợp và không công nhận tầm quan trọng và lạc thú của tình dục, dẫn tới chỗ làm cho khu vực nầy bị thiếu dinh dưỡng. Vì cực khoái tắm thân thể trong năng lượng sống, cho nên thân thể của con người này sẽ không được dinh dưỡng theo cách đó và nó sẽ không được sự cảm thông và sự gần gũi thân thể với người khác dinh dưỡng cho về tâm lý.
Quan hệ giữa các luân xa 2A và 2B. Luân xa xương cùng tác động như cặp đôi với luân xa xương mu. Tại hai điểm mà các trung tâm phía trước và phía sau đi tới nhau, trong lõi của luân xa, trong xương sống, sinh lực bộc lộ sự thôi thúc thể chất mạnh mẽ bậc nhì và mục đích của nó – mong muốn kết hợp lứa đôi. Sức mạnh lớn lao nầy vượt qua các chướng ngại tự đặt ra giữa hai người và lôi cuốn họ gần gũi nhau hơn.
Như vâỵ, bản năng giới tính của từng người liên kết với sinh lực của họ. (dĩ nhiên đây là điều có thực của mọi trung tâm: bất cứ trung tâm nào bị nghẽn cũng làm tắc sinh lực tại khu vực có liên quan). Vì vùng xương mu là nguồn của sinh khí, bất cứ trung tâm nào bị nghẽn trong vùng đó cũng sẽ có tác động làm giảm sinh khí thể chất và sinh khí tình dục. Đối với phần lớn nhân loại thì trong cực khoái, năng lượng tình dục chuyển dịch qua hai luân xa giới tính nầy, nạp năng lượng và xã năng lượng cho chúng. Chuyển động nầy lại tiếp sinh khí cho thân thể và tính khiết hoá nó bằng tắm năng lượng. Việc nầy giải phóng hệ thống thân thể khỏi số năng lượng tắc nghẽn, các chất thải và sự căng thẳng sâu sắc. Cực khoái tình dục là quan trọng đối với hạnh phúc thể chất của con người.
Với những ai đã hoàn thành cảm thông đó và đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau theo con đường tâm linh thì một vài phương cách rèn luyện tâm linh như Yoga Kundalini và truyền thống Tantric đã nói rõ rằng việc xả năng lượng đó không còn cần thiết đối với hạnh phúc con người (Phần đông nhân loại không thuộc loại nầy). Nhiều thực hành tâm linh sử dụng thiền định để kiềm chế, cải biến và đưa lại lần nữa năng lượng sinh dục đi theo những kênh năng lượng khác nhau, chuyển dịch nó theo dòng năng lượng thẳng đứng từ cột sống đi ra để cái biến thành năng lượng có rung động cao hơn, năng lượng nầy sau đó được dùng để tạo nên những cơ thể năng lượng tâm linh cao hơn. Đó là một thực hành rất mạnh mẽ và nguy hiểm, phải được tiến hành có hướng dẫn, Gopi Krishna, trong cuốn sách Kundalini, nói về việc cải biến hạt giống của thân thể mình – tinh dịch – thành năng lượng tâm linh hay Kundalini (hỏa xà – N1) bằng phương pháp nầy. Nhiều thực hành tâm linh chủ trương giữ tinh dịch hay hạt giống tâm linh lại để cải biến.
Tắc nghẽn ở các luân xa 2A và 2B. Tắc nghẽn của trung tâm xương mu có thể dẫn đến bất lực trong thực hiện cực khoái ở người phụ nữ nào không thể khai mở được và không thể thu nhận dinh dưỡng tình dục từ phía người bạn tình. Người phụ nữ đó chắc hẳn sẽ không liên hệ được với âm đạo của mình và có thể không có khoái cảm giao hợp. Chị ta có thể thiên về khoái cảm khi kích thích âm vật hơn là khi giao hợp. Chị ta có thể ước muốn luôn luôn làm kẻ tấn công trong động tác tình dục, nghĩa là nằm trên và khởi xướng phần lớn các động tác. Sự biến dạng ở đây là chị ta phải luôn luôn có quyền lực. Trong trạng thái sức khỏe tốt, khi thì chị ta muốn tích cực, khi khác lại chỉ muốn tiếp nhận, tuy nhiên, ở trường hợp nầy, trong tiềm thức chị ta vẫn sợ sức mạnh của chồng. Với sự chăm sóc và chấp thuận nhẹ nhàng, kiên nhẫn của chồng, sau một thời gian, chị ta có thể dần dần khai mở luân xa xương mu để nhận và có khoái cảm giao hợp. Chị ta cũng phải trải qua những cảm giác sợ hãi sâu sắc hơn và trải qua sự từ chối của chồng, đi đôi với điều kiện của chị là tìm những hình tượng làm điểm xuất phát cho các cảm giác đó, như được mô tả trong chương này. Tôi không có ý nói rằng phụ nữ không được là kẻ tấn công trong tình dục. Tôi sẽ nói thêm về một loại hình thiếu cân bằng trong cho và nhận.
Tắc nghẽn nghiêm trọng tại luân xa xương mu ở đàn ông thường kèm theo cực khoái sớm hoặc không cương được. Ở mức độ sau nào đó, anh ta sợ phải trao sức mạnh tình dục đầy đủ của mình, và cứ thế anh ta từ chối việc đó. Dòng chảy năng lượng của anh ta thường hay gián đoạn, tắc nghẽn hoặc bị đưa lại lần nữa về phía sau, ra khỏi luân xa xương cùng, đến nỗi mà khi cực khoái anh ta phóng năng lượng ra khỏi luân xa 2 B thay vì ra khỏi dương vật. Trải nghiệm nay đôi khi đau đớn, dẫn đến ác cảm đối với cực khoái và tránh né giao hợp. Điều nầy làm cho sớm nảy sinh những khó khăn đối với người vợ ở các mức độ khác nhau, tương tự như đối với một phụ nữ không có cực khoái. Dĩ nhiên, nhiêù lần, theo quy luật “giống nhau thì hút nhau”, những người này tìm được và chia sẽ vấn đề chung đó. Đã quá nhiều lần cách giải quyết “giả hiệu” là đổ lỗi cho người kia và thử đi tìm vợ khác. Việc đó chỉ làm tình hình trở nên vĩnh viễn cho đến khi “người chủ” của vấn đề cuối cùng phải thừa nhận vai trò của mình. Tới lúc ấy, có thể bắt đâù công việc bới tìm những hình tượng khởi đầu hoặc những niềm tin.
Trong những trường hợp này, thật hạnh phúc nếu được người bạn đời chấp nhận, hiểu rõ và có thể gửi gắm vững vàng. Nếu cả hai, thay vì đỗ lỗi cho người kia, chấp nhận khó khăn chung thì rồi họ có thể tập trung vào việc trao yêu thương cho nhau, hiểu nhau và khuyến khích nhau, nhờ vậy mà phát triển hình thái qua lại mới. Loại phát triển này đòi hỏi thời gian và lòng kiên nhẫn. Nó thật sự cho mà không bắt người kia đáp ứng điều mình muốn. Lúc đó, vì sự tin cậy nhau và lòng tự trọng phát triển từ chỗ thôi đổ lỗi cho nhau và trao yêu thương cho nhau, cho nên bản băng sinh dục thường được khai mở và trở thành trao đổi dinh dưỡng cho nhau. Không có gì bất thường khi một trong số các trung tâm nầy bít lại lúc cái kia khai mở. Nhiều khi đó chính là cung cách hoạt động của từng cặp luân xa (trước/sau). Có thể là ở luân xa nầy họat động quá mức, còn ở luân xa kia hoạt động không đạt yêu câù, bởi vì con người không chịu đựng được khả năng có hai diện mạo của một luân xa cùng hoạt động đồng thời. Chẳng hạn, với một số người rất khó cảm nhận cả hai sức mạnh tình dục dữ dội và khó khai mở để cho và nhận từ người kia trong khi giao hợp. Nhiều lúc người ra để cho sức mạnh tình dục trở thành hình ảnh tưởng tượng hơn là để cho bộc lộ ra một cách bình thường bằng cách nhấn chìm bản ngã vào trong những nỗi niềm thầm kín và bí mật riêng tư của bạn tình. Nhân loại là những kỳ quan đẹp vô biên và phức tạp. Rất hiếm khi ta cho phép mình đi lang thang tự do vào trong vẻ đẹp và điều kỳ lạ ấy. Những vấn đề tâm lý kèm theo, xuất phát từ tình trạng thiếu cân bằng tại luân xa 2A và 2B, dẫn tới những tình huống bất như ý trong cuộc sống.
Chẳng hạn, khi trung tâm phía sau mạnh theo chiêù kim đồng hồ và trung tâm phía trước yếu hoặc nghẽn, con người sẽ có nổ lực tình dục mạnh và chắc hẳn có đòi hỏi nhiều về giao hợp. Vấn đề là ở chỗ số năng lượng tình dục và yêu cầu thì nhiều nhưng lại không kèm theo khả năng cho và nhận tình dục. Như vậy sẽ rất gay go trong việc đáp ứng một nổ lực lớn. Nếu trung tâm phía sau mạnh theo ngược chiêù kim đồng hồ thì điều tương tự là có thật; tuy nhiên, nỗ lực chắc hẳn cũng sẽ đi cùng với những hình tượng tiêu cực, thậm chí có thể là những hình ảnh tưởng tượng dữ dội về tình dục. Dĩ nhiều điều nầy càng làm cho việc thoả mãn nỗ lực trở nên khó khăn hơn, và người mang dung mạo như vậy có thể lý tưởng hóa nhiêù điều nhằm mục đích tránh né lối thoát, hoàn toàn do xâú hổ về những cảm nghĩ thầm kín đó. Mặt khác, có thể người đó có nhiều bạn tình và vì vậy mà thiếu cảm thông giữa hai tâm hồn trong hoạt động tình dục. Có thể người đó cắt đứt các ràng buộc hoặc không tạo được bất kỳ ràng buộc nào có liên quan đến tình dục.
Đám rối thái dương (luân xa 3A) kết hợp với niềm vui lớn xuất phát từ chỗ nhận biết sâu sắc về vị trí duy nhất và có liên kết của mình trong lòng vũ trụ. Người có luân xa 3A khai mở có thể nhìn lên những khoảng trời đầy sao ban đêm và cảm thấy mình thuộc về những khoảng trời đó. Anh ta được đặt vững chắc vào vị trí của mình giữa vũ trụ. Anh ta là trung tâm diện mạo duy nhất của riêng mình về biểu hiện vũ trụ hiển nhiên, và từ đó anh ta thu được kiến thức tâm linh.
Mặc dù luân xa đám rối thái dương là luân xa tâm thần, hoạt động lành lặn của nó liên quan trựctiếp đến đời sống cảm xúc của cá thể. Điều này có thật, bởi vì trí tuệ hoặc quá trình tâm thần được dùng như những máy điều chỉnh đời sống cảm xúc. Hiểu biết tâm thần về các xúc cảm đặt chúng vào khuông khổ của trật tự và xác định thực tại một cách thoả đáng.
Nếu trung tâm này khai mở và hoạt động nhip nhàng thì cá thể sẽ có đời sống cảm xúc đáp ứng sâu sắc không lấn át anh ta. Tuy nhiên, khi trung tâm này khai mở nhưng màn bảo vệ trên nó bị rách thì anh ta sẽ có những thái độ xúc cảm to lớn không kiểm soát được. Anh ta có thể bị ảnh hưởng của những nguồn lực bên ngoài xuất phát từ tinh tú làm cho lẫn lộn. Anh ta có thể bị lạc giữa vũ trụ và các vì sao. Anh ta cuối cùng sẽ bị đau đớn thể chất trong khu vực đó do sử dụng quá mức luân xa ấy và cuối cùng có thể gây ra bệnh tật, như suy tuyến thượng thận chẳng hạn.
Nêú luân xa này bị bít, anh ta sẽ ngăn chận các cảm giác, có thể là không cảm thấy gì hết. Anh ta sẽ không nhận thức được ý nghĩa sâu xa hơn của những xúc cảm đem lại cuộc sống một chiều khác nữa. Anh ta có thể không liên kết được với tính duy nhất của bản thân trong lòng vũ trụ và với mục đích vĩ đại của mình.
Nhiều khi trung tâm này được dùng như một vật chướng ngại giữa trái tim và bản năng sinh dục. Nếu cả hai cái kia được khai mở và đám rối thái dương bị nghẽn, thì cả hai sẽ hoạt động riêng rẽ, nghĩa là tình dục sẽ không liên kết sâu sắc với tình yêu và ngược lại. Cả hai liên kết với nhau rất tế nhị khi con người nhận thức được về hiện hữu cắm rễ chắc chắn trong vũ trụ thể chất của mình và về con đường lịch sử lâu dài của nhân loại dùng để tạo nên bánh xe thể chất mà người ấy có được hiện nay. Ta không bao giờ được đánh giá thấp tính sâu sắc về thể chất của mỗi con người.
Trung tâm đám rối thái dương là trung tâm rất quan trọng đối với mối liên kết của nhân loại. Khi đứa trẻ ra đời, vẫn tồn tại cái rốn etheric liên kết mẹ với con. Những sợi dây này đại diện cho quan hệ của nhân loại. Bất cứ lúc nào con người tạo mối quan hệ với người khác là lúc đó các sợi dây nảy nở giữa hai luân xa 3A. Mối quan hệ giữa hai người càng chặt chẽ thì những sợi dây càng mạnh mẽ và càng nhiều. Trong những trường hợp chấm dứt quan hệ, chúng dần dần rời nhau ra.
Các sợi dây cũng phát triển giữa các luân xa khác của những người có quan hệ, tuy nhiên các sợi dây luân xa 3 dường như là sự tái lập liên kết phụ thuộc con/mẹ và rất quan trọng trong những điều kiện phân tích ứng xử khi tiến hành chữa bệnh. Phân tích ứng xử là phương pháp xác định bản chất ứng xử của bạn đối với những người khác. Bạn có ứng xử với họ như con đối với bố mẹ (con/bố mẹ) không? Hay bạn ứng xử như chính họ là trẻ em, còn bạn là người lớn (người lớn / trẻ em) Hay bạn ứng xử như giữa hai người lớn với nhau? Loại phân tích nầy khám phá được nhiêù điều về các phản ứng của con người đối với người khác. Bản chất của những sợi dây luân xa mà bạn xây dựng tại gia đình đâù tiên của mình sẽ được lặp lại trong toàn bộ các mối quan hệ tiếp theo mà về sau bạn tạo ra được. Là đứa con, thì các sợi dây con/mẹ hình dung đúng như vậy, mối quan hệ con/mẹ. Là người lớn, bạn sẽ thích nhất các sợi dây phụ thuộc con/mẹ nảy nở giữa bạn và bạn tình của mình. Trong khi bạn chuyển dịch qua cuộc đời và trưởng thành, bạn cải tiến từng bước các sợi dây con/mẹ thành những sợi dây người lớn/người lớn.
Trung tâm cơ hoành (luân xa 3B) khu trú đàng sau đám rối thái dương, kết hợp với quan tâm đến sức khoẻ thể chất của mình. Nêú ai đó tha thiết với sức khoẻ của thân thể mình và có ý định giữ cho thân thể khoẻ mạnh cũng được mệnh danh là trung tâm chữa trị và kết hợp với chữa trị tâm linh. Người ta nói rằng ở một số thầy chữa, trung tâm này rất rộng và phát triển. Nhưng nó cũng là một trung tâm ý chí như cái khu trú giữa hai xương vai và được dùng ít hơn các trung tâm ý chí khác, trừ ở những người có khả năng chữa trị. Trung tâm nầy kết hợp với trung tâm đám rối thái dương ở đàng trước và được sử dụng ở trạng thái khai mở và do đó liên kết với vị trí của anh ta trong vũ trụ, chấp nhận rằng mình thích hợp hoàn toàn như mỗi lá cỏ và “những bông huệ đồng nội”. thì sự tự chấp nhận của người đó sẽ biểu hiện ở mức thể chất như là sức khoẻ thể chất. Toàn bộ sức khoẻ - tâm thần, cảm xúc và tam linh – đòi hỏi tất cả các trung tâm phải khia mở và cân bằng.
Bạn sẽ thấy, khi ta chuyển dịch qua các loại luân xa thì các tiền diện mạo và hậu diện mạo của mỗi loại cùng nhau hoạt động cặp đôi, và việc tạo cân bằng giữa từng loại là quan trọng hơn việc chỉ tìm cách khai mở một cái ra thật rộng.
Luân xa tim (luân xa 4A) là trung tâm qua đó ta yêu thương. Qua luân xa nầy, luôn chảy dòng năng lượng quan hệ với toàn bộ cuộc sống. Trung tâm này càng khia mở bao nhiêu thì khả năng của ta yêu thương một phạm vi luôn mở rộng của cuộc sống càng lớn bấy nhiêu. Khi trung tâm naỳ hoạt động, ta yêu bản thân, yêu con cái, vợ chồng, gia đình vật cưng, bạn hữu, xón giềng, đồng bào, đồng loại và mọi sinh vật trên trái đất.
Qua trung tâm nầy, ta liên kết các sợi dây với trung tâm tim của những ai mà ta có mối quan hệ yêu thương. Điều ấy bao gồm cả con cái và bố mẹ cũng như người yêu và vợ chồng. Chắc bạn đã nghe thấy thuật ngữ “tơ lòng” án chỉ những sợi dây này. Những cảm nhận yêu thương chảy qua luân xa này thường làm ta rơi lệ. Chỉ một lần trải nghiệm trạng thái yêu thương bộc bạch này là ta thấy rõ mình nhớ nhung biết chừng nào, nhớ đến phát khóc. Khi luân xa này khai mở, con người có thể thấy toàn bộ cá thể trong đồng loại của mình. Anh ta có thể thấy tính duy nhất, cái đẹp bên trong và ánh sáng trong mỗi cá thể cũng như những mặt tiêu cực và kém phát triển. Trong trạng thái tiêu cực (bị bít luân xa), con người bị rối loạn trong yêu thương, yêu thương với nghĩa cho mà không mong chờ đền đáp.
Luân xa tim là luân xa quan trọng nhất sử dụng trong quá trình chữa trị. Toàn bộ năng lượng được chuyển hoá qua các luân xa di chuyển lên theo dòng năng lượng thẳng đứng qua gốc của các luân xa và đi vào luân xa tim trước khi ra khỏi tay hay mắt của thầy chữa. Trong quá trình chữa trị, tim biến hoá năng lượng phẳng của đất thành năng lượng tâm linh và năng lượng tâm linh thành năng lượng phẳng của đất cho bệnh nhân sử dụng. Điều nầy sẽ được luận bàn chi tiết hơn trong chương nói về chữa trị.
Nằm chính giữa khoảng cách hai xương bả vai, luân xa 4B kết hợp với ý chí cái tôi, hay ý chí phía ngoài. Đây là trung tâm từ đó ta hành động trong thế giới thể chất. Ta tìm kiếm cái ta muốn có.
Nếu trung tâm này xoay thuận chiêù kiêm đồng hồ, ta sẽ có thái độ tích cực trong việc hoàn thành các việc trong đời sống và thấy người khác là chỗ dựa cho việc đó. Bấy giờ ta sẽ có những trải nghiệm để ủng hộ cách nhìn này vì ta thực hiện được nó. Ta sẽ trải nghiệm ý chí của ta và ý chí siêu phàm phù hợp. Ta sẽ nhìn thấy ý chí của bằng hữu đứng về phía ý chí của ta. Chẳng hạn, nếu bạn muốn viết một cuốc sách, bạn sẽ hình dung là bằng hữu giúp đỡ bạn và cuốn sách được nhà xuất bản nhận in theo cách nói: Vâng, đây đúng là cái chúng tôi tìm kiếm từ lâu nay?
Mặt khác, nếu trung tâm này xoay ngược chiều kim đồng hồ thì điều trái lại là có thật. Ta sẽ có quan niệm sai cho rằng ý chí Thượng đế và ý chí của người khác đối lập với ý chí của ta. Mọi người sẽ hiện ra như là những chướng ngại trên đường ta đi kiếm cái ta muốn có hay trong khi ta hoàn thành việc gì đó. Ta sẽ phải đi xuyên hay vượt qua mọi người để kiếm cái ta muốn có, hơn là nhìn thấy họ như kiếm cái ta muốn có, hơn là nhìn thấy họ như đang giúp đỡ ta. Ta sẽ tin vào những lời tuyên bố như “ý chí của tôi hơn của anh” và “ý chí của tôi hơn ý chí thượng đế”. Những niềm tin, thầm kín liên quan đến việc vũ trụ thực hiện chức năng ra sao, ở đây trở nên rối rắm.
Một hình tượng, trong đó vũ trụ bị coi như một nơi về căn bản là thù nghịch, nơi mà những kẻ gây hấn hùng mạnh sẽ tồn tại, hình tượng nầy đôi khi tóm gọn lại thành câu “không theo phương cách của ta thì có nghĩa là sự tồn tại tối thượng của ta không còn nữa” Người nầy hoạt động bằng kiểm soát và cố sức làm cho thế giới của mìn han toàn bằng cách kiểm soát những người khác. Giải pháp đối với người này là thâý cho được cung cách anh ta tạo ra môi trường thù nghịch thông qua việc gây hấn; sau đó cứ phó mặc cho may rủi và xem thử nếu thiếu kiểm soát thì có thể sống sót được không. Phó mặc cho may rủi như vậy cuối cùng sẽ dẫn đến những trải nghiệm về một vũ trụ nhân từ, phong phú và an toàn, nơi mà cuộc sống của người đó được toàn thể ủng hộ.
Trong trường hợp khác, trung tâm nầy có thể hoạt động quá mức. Nó có thể rất rộng, xoay thuận chiêù kim đồng hồ, kèm theo đó là luân xa tim nhỏ xoay thuận hoặc ngược chiêù kim đồng hồ. Trong trường hợp này, ý chí con người không đặt biệt tiêu cực; nó đúng là được sử dụng để đáp ứng chức năng đáng lẽ do luân xa tim đảm nhiệm. Thay vì khả năng buông lỏng trách nhiệm và lòng yêu thương, tức là cho chảy nhiều năng lượng hơn qua luân xa tim (4A). Người đó bù lại bằng ý chí của mình. Anh ta cho chảy thêm năng lượng qua hậu diện mạo của luân xa 4 nằm giữa hai xương bả vai. Có thể người nầy nói vụng trộm?Tôi cần việc tôi chứ không cần quan tâm đến nhân loại các anh”. Người nầy hành động chủ yếu xuất phát từ ý chí hơn là từ yêu thương, hay từ sức mạnh bao trùm hơn là từ sức mạnh bên trong. Nó là biến dạng làm cho con người muốn “làm chủ” bạn tình của mình hơn là tự coi mình bình đẳng.
Luân xa họng (5A) khu trú ở trước họng, kết hợp với việc nhận trách nhiệm về các nhu cầu riêng tư của con người. Trẻ sơ sinh được cho bú, nhưng nó phải mút vú mới có dinh dưỡng. Nguyên tắc tương tự có giá trị suốt cả cuộc đời. Trong khi con người trưởng thành. việc đáp ứng các nhu câù vẫn ngày càng đưa vào bản thân anh ta. Con người trở nên chính chắn, và luân xa này hoạt động chính xác khi con người ngừng đổ lỗi cho người khác về những thiêú thốn của mình trong cuộc sống và ra ra đi để tạo nên những cái mình cần và mong ước.
Trung tâm này cũng cho thấy trạng thái con người đối với việc nhận bất cứ cái gì đang đến với anh ta. Nếu trung tâm nầy xoay ngược chiều kim đồng hồ thì người đó không nắm bắt được cái đưa đến cho anh ta.
Điều nầy thường kết hợp với một hình ảnh về cái đang đến với anh ta là cái gì trước nhât. Có nghĩa rằng nếu quan niệm thế giới là nơi tiêu cực, thường là thù nghịch, thì anh ta sẽ thận trọng và có những dự tính tiêu cực về biện pháp sắp tới của mình. Có thể anh ta chờ đợi sự thù nghịch, bạo lực hay lăng nhục hơn là chờ đợi yêu thương và dinh dưỡng. Vì anh ta dựng lên một trường lực âm tính cùng với những dự tính tiêu cực, cho nên anh ta sẽ thu hút luồng tiêu cực đi vào. Đó là nếu anh ta chờ đợi bạo lực thì anh ta có bạo lực ngay trong bản thân và vì vậy anh ta thu hút bạo lực vào mình theo quy luật “giống nhau thì hút nhau” như đã giải thích ở Chương 6 về bản chất trường năng lượng vũ trụ.
Khi khai mở trung tâm họng, anh ta sẽ từng bước hấp dẫn nhiều dinh dưỡng hơn, đến mức có khả năng thu hút chừng nào mà anh ta còn giữ được trung tâm họng khai mở lâu nhất. Trong thời gian quá độ, có thể anh ta thu hút rất mạnh luồng tiêu cực đi vào, chẳng mấy chốc sau khi khai mở trung tâm này, do chỗ anh ta tìn rằng đó là cái sẽ đến. Khi anh ta có khả năng kinh qua trải nghiệm nay, liên kết được với cội nguồn trong bản thân mình và tìm lại niềm tin thầm kín lẫn nữa, thì anh ta sẽ mở luân xa họng. Quá trình mở và đóng này tiếp tục cho đến khi những quan niệm sai lầm về thu nhận hoặc dẫn nhập được cải biến thành niềm tin vào một vũ trụ nhân từ hằng dinh dưỡng cho ta.
Hiện tượng hấp thu xảy ra ở phía sau của luân xa thứ năm (5B) đôi khi được xem như trung tâm nghề nghiệp, kết hợp với giác quan của bản thân con người trong lòng xã hội, nghề nghiệp của anh ta và với những người có cùng địa vị xã hội. Nếu con người không thoải mái trong phạm vi nầy của cuộc sống thì bấy giờ điều khó chịu đó có thể được che đậy rất khéo bằng kiêu hãnh nhằm bù đắp cho thiếu tự trọng.
Trung tâm phía sau cổ thường khai mở nếu con người thành đạt và thích hợp với công việc của mình, thoả mãn với công việc mà anh ta coi như một nghĩa vụ trong đời. Nếu con người đã chọn được một nghề vừa đòi hỏi vừa đáp ứng và đang cố gắng hết sức cho công việc đó thì trung tâm này sẽ vô cùng rực rỡ. Anh ta sẽ thành đạt trong nghề nghiệp và nhận được sự ủng hộ của vũ trụ về dinh dưỡng. Nếu không phải như vậy thì anh ta sẽ quay lui, không ráng sức. Anh ta sẽ không thành đạt và sẽ giấu diếm điều gì bằng kiêu hãnh. Anh ta âm thầm:biết: là mình đã có thể trở nên “tốt hơn” nếu cố gắng hết sức hoặc có được một công việc mang nhiều thách thức hơn. Vì lý do nào khác, người nầy không khi nào làm thế và vẫn bảo vệ niềm kiêu hãnh để tránh né nỗi thất vọng có thực trong lòng. Anh ta biết rõ ràng mình không thành công trong đời, chắc anh ta sẽ đóng vai nạn nhân, tuyên bố rằng đời đã không cho mình cơ hội như thế nào để có thể phát triển tài năn. Kiêu hãnh này cần được thanh toán, và đau khổ cùng thất vọng nguôi đi và cũng được thanh toán.
Trong trung tâm này, ta cũng sẽ để lộ nỗi lo sợ thất bại hằng gây trở ngại cho việc nắm bắt thời cơ để ra đi và tạo dựng cái mà ta thiết tha mong muốn. Nó cũng giữ cho quan hệ riêng tư của con người và đời sống xã hội nói chung được đúng đắn. Do tránh né tiếp xúc, một mặt người này tránh luôn cả bộc lộ bản thân và cảm giác lo sợ không được yêu chuộng, mặt khác, trong ganh đua và kiêu hãnh lại nghĩ: “Tôi tốt hơn anh; anh không đủ tốt đối với tôi” Do chỗ cảm giác muốn bác bỏ được hình thành trong nội tâm ta rồi được ta đem chiếu lên người khác, ta liền tránh né người đó để tránh né việc bác bỏ. Nắm lấy thời cơ đi tìm nghề nghiệp mà bạn mong mỏi, chuyển dịch về phía những tiếp xúc mà bạn mong chờ, đồng thời bộc lộ cảm nghĩ của bạn về việc đó, là những phương cách làm dịu cảm giác nói trên và nhờ đó khai mở được luân xa nầy.
Trung tâm trán (luân xa 6A) kết hợp với khả năng hình dung và hiểu thấu các khái niệm tâm thần. Điều nầy bao gồm các khái niệm của con người về thực tại và về vũ trụ, hay là cách anh ta nhìn thế giới và cách anh ta nghĩ về thế giới sẽ đáp lại giống anh ta. Nếu trung tâm nầy xoay ngược chiều kim đồng hồ, con người có những khaí niệm tâm thần lẫn lộn hay những hình ảnh không thật về thực tại và thường là tiêu cực. Người này giữ những hình ảnh ấy và đem chiếu chúng lên thế giới, lấy chúng để tạo ra thế giới của mình. Nếu trung tâm này tắc nghẽn hoặc yếu đuối, con người thường bị trở ngại trong các ý đồ sáng tạo, đơn giản chỉ vì số năng lượng chảy qua trung tâm này ít ỏi. Nếu lại phối hợp thêm với một trung tâm điều hành – khu trú phía sau đầu (luân xa 6B) Hoạt động mạnh mẽ nữa, thì điều đó có thể gây nên tàn phá trong cuộc đời người.
Trong quá trình điều trị bằng thanh khiếtt hóa hoặc phân loại các hình ảnh của niềm tin tiêu cực, khi một hình ảnh xuất hiện tại hệ thống năng lượng và bắt đâù hoạt động áp đảo, thì có thể trung tâm nầy sẽ xoay ngược chiều kim đồng hồ, cho dù thông thường nó vẫn xoay thuận. Qúa trình điều trị này đưa hình ảnh ra phía trước, khiến nó phải biểu lộ ra trong cuộc đời con người. Nhờ được chữa, người đó sẽ hiểu thấu và nhì nthấy hình ảnh một cách sáng tỏ khác trước. Trung tâm này bấy giờ sẽ xoay và xoay thuận chiêù kim đồng hồ. Thường thì người thầy thu6óc dày dạn có thể phát hiện ra loại chuyển động xoay ngược chiêù kim đồng hồ nói trên, bởi vì chuyển động ngược đó đi kèm theo tính thiếu ổn định của cảm giác. Rõ ràng người thấỳ thuốc sẽ thấy đây không phải là trạng thái bình thường của các vấn đề. Chẳng hạn, luân xa này thậm chí có thể cho thâý một chuyển động hỗn loạn nói lên rằng lối thoát liên quan đến một trong các khái niệm của người này về thực tại đang lung lay nhân cách anh ta.
Trung tâm thừa hành tâm thần (luân xa 6B) khu trú ở phía sau đâù, kết hợp với việc thi hành những ý đồ sáng tạo hình thành qua trung tâm ở trán. Nếu trung tâm ý chí thừa hành khai mở thì những ý định của co nngười đi kèm với hành động thích hợp khiến chúng thành sự thật trong thế giới thế chất. Nếu trung tâm này không khai mở, con người mất một thời gian gay go mang các ý đồ của mình ra thực hiện.
Đặc biệt nản lòng khi có trung tâm đàng trước (6A) khai mở, còn trung tâm phía sau bị bít. Một người có nhiều ý đồ sáng tạo nhưng dường như không khi nào thực hiện được. thường kèm theo lời cáo lỗi đổ tội cho vấn đề ở thế giới bên ngoài. Thường người này chỉ đơn giản cần được huấn lyện cách thực hiện từng bước điều mà anh ta muốn hoàn thành. Khi tiến hành loại công việc từng bước đó, sẽ nảy sinh nhiêù cảm nghĩ. “Ta không thể đứng chờ lâu thế này”; “Ta không muốn nhận trách nhiệm về chuyện xảy ra này”; “Ta không muốn kiểm tra ý đồ này trong thực tại thể chất”; “Ta không chấp nhận quá trình sáng trạo lâu thế này, ta chỉ muốn sáng tạo mà không mất nhiều công đên1thế”, “Cậu cứ làm việc đi, tôi là người có nhiêù sáng kiến”. Chắc là anh ta cũng chống lại chuyện phải sống trong thực tại thể chất và trong địa vị người học việc.
Mặt khác, nếu trung tâm nầy xoay theo chiêù kim đồng hồ và trung tâm ý đồ xoay ngược lại thì ta có một mối tình trạng thậm chí lộn xộn hơn. Co dù những khái niệm của con người không nằm trong thực tại, nó vẫn tiếp tục thực hiện các khái niệm méo mó với một số kết quả. Chẳng hạn, nếu bạn tin rằng thế giới nầy là một nơi dơ daý, ở đó “mọi người đều đi ra ngoài có việc, do đó bạn có thể lấy cái gì bạn muốn”, và bạn có khả năng làm như vậy vì bạn biết cách làm, có nghĩa lá ý chí thừa hành của bạn hoạt động, bấy giờ bạn có thể xử sự như một tên tội phạm. Trong trường hợp nầy, trái tim chắc cũng tắc nghẽn. Cuộc sống của bạn sẽ chứng minh ý đồ của bạn bởi một chừng mực nào đó. Bạn sẽ thành công tới một phạm vi nào đó cho đến khi bạn bị bắt. Hoặc với loại dung mạo này có thể bạn cố gắng làm xảy ra điêù gì đó, cái điều không thể thực hiện được trong thế giới thể chất. Hoặc có thể bạn là động lực thực hiện ý đồ của người khác, cho dù ý đồ đó như thế nào.
Trung tâm đỉnh đầu (luân xa 7) có liên quan đến mối liên kết của con người với đời sống tâm linh của mình và sự hợp thành của toàn bộ con người anh ta về thể chất, cảm xúc, tâm thần và tâm linh. Nếu trung tâm này tắc nghẽn, chắc hẳn con người không có liên hệ trải nghiệm với đời sống tâm linh của mình. Chắc hẳn anh ta không có “cảm tính vũ trụ” và không hiểu điều thiên hạ nói khi họ phát biểu về những trải nghiệm tâm linh của họ. Nếu trung tâm này khai mở, chắc là anh ta thường hay trải nghiệm đời sống tâm linh của mình trong một hình thái cá biệt, độc nhất cho cá thể đó. Đời sống tâm linh nầy không phải là cái có thể định rõ bằng giáo lý hoặc dễ dàng thuật lại bằng lời. Nó là trạng thái tồn tại, một trạng thái siêu nghiệm của thực tại thế tục đi vào vô biên. Nó vượt qua thế giới thể chất và tạo ra trong cá thể một tri giác về trọn vẹn, yên bình và tin cậy, mang lại ý thức về mục đích cuộc sống cho anh ta.
Điểm lại chương 9
1. Hãy mô tả chức năng tâm lý của từng luân xa.
2. Hãy giải thích luân xa khai mở và luân xa bít có ý nghĩa thế nào, như đã mô tả trong chương nầy.