BÀN TAY ÁNH SÁNG

Chương 12

TẮC NGHẼN NĂNG LƯỢNG

VÀ CÁC HỆ THỐNG PHÒNG VỆ

TRONG HÀO QUANG

Sau khi quan sát nhiều tắc nghẽn ở trường năng lượng của một số người, tôi bắt đầu phân loại chúng. Tôi thấy có 6 loại tắc nghẽn năng lượng. Tôi cũng bắt đầu để ý thấy mọi người thường sử dụng trường năng lượng của mình theo lối phòng vệ để bảo vệ cho họ khỏi một trải nghiệm không vui do họ tưởng tượng ra. Họ tổ chức trường hào quang nguyên vẹn của mình thành cái mà tôi gọi là hệ thống phòng vệ

năng lượng.

Trước hết. ta hãy nhìn vào 6 loại tắc nghẽn năng lượng mà tôi đã quan sát...được,

Các loại tắc nghẽn năng lượng Hình 12-1 vô Hình 12-2 cho thấy những tắc nghẽn này hiện ra với tôi như thế nào.

Tắc nghẽn "la lối " (Hình 1 2- la ) là kết quả của việc đè nén cảm nghĩ. và năng lượng cho đến khi chúng ứ đọng lại và gây nên tích lũy các chất lỏng của thân thể trong vùng đó. Thân thể có khuynh hướng sưng húp lên tại đây. Tắc nghẽn này thường không có năng lượng cao nhưng lại có cường độ thấp thường hay kết hợp với thất vọng. Nếu tắc nghẽn này tiếp tục có thể dẫn đến bệnh tật như viêm đại tràng hoặc đau thất ngực. Màu của nó thường xanh xám. Nó có cảm giác nhớp nháp và nặng nề, như chất nhầy vậy. Cũng có cả giận dữ tromg đó. thường là kiểu khiển trách. Con người này đã từng từ bỏ và cảm thấy bất lực. Chẳng hạn, một chị lấy chổng không được hạnh phúc và đã từ bỏ sự nghiệp của mình để xây dựng gia đình, có một tắc nghẽn như vậy. Hiện giờ, ở tuổi năm mươi, chị thấy không thể trở về với thế giới kinh doanh để bắt đầu hoạt động trở lại Thay vào đó, chị chỉ đơn giản đổ tội cho chồng về vận rủi của mình. Chi đòi hỏi mấy đứa con gái của mình làm những chuyện mà chị không bao giờ làm. Chi cố gắng sống cuộc đời của mình qua con cái nhưng tất nhiên không thể được.

Tắc nghẽn kết chặt (Hình 12-lb) đè nén cảm nghĩ, mặt khác, lại chứa nhiều cuồng nộ như núi lứa. Nộ có màu đỏ thẫm, thường hiện ra đáng ngại cho người quan sát vốn thường không muốn đóng vai người nhận chất phun trào của núi lửa. Tắc nghẽn năng lượng này là kết quả việc tích lũy chất béo của thân thể hoặc bắp thịt của thân thể trong hào quang. Nếu tắc nghẽn kết chặt này tiếp tục đủ lâu, nó có thể gây bệnh như viêm nhiễm khung chậu. Người đó thường quan tâm đến cuồng nộ và cảm thấy bi mắc bẫy bởi vì theo người đó thì giải tỏa cuồng nộ kết hợp với chịu sỉ nhục. Một chị mà tôi gặp đã kết luận từ thuở nhỏ rằng có cảm nghĩ tình dục thường dẫn đến chịu sỉ nhục.

Bố chị đã sỉ nhục chị về vấn đề bản năng sinh dục của chị lúc còn trẻ; kết quả là chị ngăn chận các cảm nghĩ tình dục mạnh mẽ của mình và giữ chặt chúng trong khung chậu. Các cảm nghĩ tình dục bị nén lại dần dà trở thành cuồng nộ. Khi cuồng nộ không được giải tỏa do sợ bị sỉ nhục, thì việc tích lũy năng lượng ứ đọng trọng khung chậu của chi dẫn đến nhiễm khuẩn. Sau nhiều năm bị những nhiễm khuẩn nhẹ mãn tính, cuối cùng chị được chẩn đoán là bị bệnh viêm nhiễm khung chậu.

Hình ảnh nhỏ

Docsach24.com

Tắc nghẽn áo giáp lưới (Hình 12-1c) là một tắc nghẽn có tác động mạnh giúp tránh né cảm nghĩ, đặc biệt là lo sợ, bằng cách di chuyển nhanh chóng các khối nghẽn ra xung quanh, khi chi ta bị thách thức trong một tình huống của cuộc đời hoặc trong khi chữa bệnh. Ví dụ, nếu thầy thuốc tìm cách giải tỏa tắc nghẽn bằng thể dục hoặc xoa nắn ở sâu thì tắc nghẽn chỉ đơn giằn chuyển dịch tới một vị trí khác trong thân thể. Loại tắc nghẽn này chắc là sẽ không khởi xướng ra bệnh tật dễ dàng như các loại tắc nghẽn khác. Mọi chuyện chắc hẳn sẽ hiện ra kỳ diệu trong đời sống của bệnh nhân này. chị sẽ thành đạt trên thế giới, có một cuộc hôn nhân "tuyệt hảo", con cái mẫu mực, và chi vẫn có một cảm giác mơ hồ là còn thiếu cái gì đó. Chi thường chịu đựng được những con nghĩ sâu sắc chi trong một thời gian:ngắn trước khi rút ra khỏi các cảm nghĩ đó. Cuối cùng, chắc là chi sẽ tạo ra một khủng hoảng nào đó trong đời để buông mình vào những cảm nghĩ sâu sắc hơn. Khủng hoảng này có thể mang mọi hình thái. như bệnh đột ngột bất ngờ, tai nạn hoặc chuyện yêu đương.

Hình ảnh nhỏ

Docsach24.com

Tắc nghẽn áo giáp tấm, được trình bày trong Hình 12-2A, giữ chặt các loại cảm nghĩ

bằng cách làm tê liệt chúng. Chúng. bị giữ tại chỗ thích hợp xung quanh thân thể bởi một trường áp lực cao tổng quát hóa. Nó có hiệu lực giúp con người xây dựng một cuộc đời có cấu trúc tốt ở mức bên ngoài thân thể chắn hẳn là vạm vỡ, các bắp thịt có khuynh hướng trở nên rắn chắc. Ở mức riêng tư thì cuộc đời chắc hẳn sẽ không được trọn vẹn vì áo giáp tâm vô hiệu hóa rất mạnh các cảm nghĩ. Điêù đó tạo nên áp lực cao trên toàn bộ thân thể, gây nên một số bệnh khác nhau: các ổ loét do làm việc quá sức, hoặc các vấn đề ở tim do “thúc ép thân thể mà không có dinh dưỡng riêng. Do chỗ con người không thể cảm nhận đúng đắn về thân thể mình, chẳng hạn như áp lực trong các cơ dài, chắc hẳn anh ta sẽ bắt chúng chịu đựng quá tải, gây ra bướu xương cẳng chân hoặc viêm gân. Anh ta chắc cũng có một cuộc đời vẻ ngoài “hoàn hảo” mà thiếu quan hệ riêng tư sâu sắc. Anh ta cuối cùng chắccũng sẽ tạo ra một vài kiểu khủng hoảng trong đời, như các kiểu nói trên, có thể giúp anh ta liên kết với thực tại sâu sắc hơn của mình. Một cơn đau tim thực hiện điều này một cách thoải mái cho một số người. Ví dụ, tôi biết một nhà kinh doanh thành đạt, sở hữu vài ba tạp chí có số lượng phát hành rất lớn. Ông ta bận việc đến nỗi tách biệt với gia đình. Sau một cơn đau tim của ông, con cái đến thăm và bảo ông: bố phải ngừng việc, không thì bố chết mất. Bố hãy dạy chúng con giúp đỡ bố giải quyết công việc? Ông ta thực hiện, con cái học hỏi, và cả gia đình lại trở về với nhau.

Tắc nghẽn do xả năng lượng (Hình 12-2B)

đơn giản là giảm năng lượng chảy xuống tứ chi hướng tới các đầu ngón. Người này cắt ngang tay chân chỉ bằng cách không cho năng lượng chảy tại đó. Kết quả là tay chân bị yếu và trong một vài trường hợp, thậm chí kém phát triển tại khu vực này. Người nầy thường tránh sử dụng tay chân để tránh các cảm giác yếu đuối vằ các cảm giác kết hợp sâu sắc, tựa như không thể nào đứng được trên chính chân của mình trong đời, hoặc cảm giác thất bại trong đời..

Tắc nghẽn do rò năng lượng (Hình 12-2C) xảy ra khi con người để năng lượng vọt ra khỏi các khớp thay vì để nó chảy xuống chân tây. Anh ta làm như vậy (một cách vô ý thức) để làm giảm dòng năng lượng đi qua tứ chi tới điểm nào mà anh ta không có sức mạnh hoặc không có cảm giác để đáp lại một số trải nghiệm trong môi trường của mình. Lý do không muốn đáp lại của anh ta dựa trên kết luận hồi còn nhỏ cho rằng đáp lại là không phải lối, thậm chí nguy hiềm. Ví dụ, tựa như trẻ con, nếu anh ta với tay để lấy một vật gì

mình cần thì anh ta có thể bị đập vào tay. Cùng với việc tránh sử dụng chân 'tay, hậu quả đem lại là chân tay bị yếu (và còn phối hợp kém). Cả hai loại tắc nghẽn trên đây cũng làm cho tay chân bị lạnh. Người. này thường rất dễ tổn thương tại những vầng xảy ra rò năng lượng. Loại tắc nghẽn này dẫn tới các vấn đề ở khớp Chính loại tắc nghẽn mà một người phát triển lại tùy thuộc nhiều yếu tố, kể cả nhân cách và môi trường tuổi thơ. Tất cả chúng ta sử dụng kết hợp vài loại trong số tắc nghẽn này. Bạn ưa thích những loại nào?

Các hệ thống phòng vệ năng lượng

Tất cả mọi người đều tạo ra tắc nghẽn năng lượng vì thấy thế giới không an toàn. Ta phác ra các mô hình bao gồm toàn bộ hệ thống năng lượng của mình. các hệ thống phòng vệ năng lượng của ta được bố trí để đẩy lùi, để phòng thủ bằng cách tấn công hay thụ động chống lại lực lượng đi vào..Chúng được bố trí để biểu dương sức mạnh và nhờ đó xua đuổi kẻ xâm lược hoặc chúng được bố trí để làm ta chú ý một cách gián tiếp, mà không thừa nhận đó là điều ta muốn. Hình 12-3 trình bày những ví dụ về các hệ thống phòng vệ năng lượng mà tôi quan sát được Những hệ thống phòng vệ này được sử dụng khi cá thể cảm thấy có nguy hiểm. Với dạng "con nhím" (thường màu xám hơi trong), hào quang con người có nhiều gai và sờ vào bi đau tay. Hào quang nhọn sức. Nhiều lần, khi tôi đặt tay lên một người vào' lúc họ không muốn thế, lâ tôi cảm nhận được có nhiều gai đâm vào tay mình. Số đông chúng ta đáp ứng phòng vệ này bằng cách lảng tránh. Trong dạng "rút lui " của phòng vệ. cái phần của ý thức và hào quan đang bị đe dọa chỉ đơn giản rời bỏ thân thê' dưới dạng một đám mày năng lượng màu xanh nhạt. Mắt thì

trông đờ đẫn, mặc dù anh ta giả bộ chăm chú lắng nghe bạn nói.

Điều tương tự cũng thực sự xảy ra với người có dạng "ngay cạnh nó". Dung mạo đặc biệt này kéo dài hơn dạng "rút lui " là dạng có thể chỉ tồn tại vài ba giây hay giữ lâu hàng giờ Còn biểu hiện của dạng "ngay cạnh nó” thường kéo dài lâu hơn, đôi khi mấy ngày, thậm chí mấy năm. Tôi nhìn thấy những người trong trạng thái một phần ra khỏi thân thể mình mấy năm - liến sau khi bị chấn thương hoặc sớm bị mổ xẻ. Có trường 'hợp một thiếu

phụ bị mổ tim mở (còn gọi là "mổ tim khô " hay "mổ tim với mấy tuần hoàn-hô hấp ngoài cơ thể, ND) lúc mới hai tuổi. Chị hăm mốt tuổi khi tôi tiến hành thao tác để giúp trường năng lượng của chị ở vào vị trí vững chắc hơn.Các cơ thể cao cấp của hào quang một phần bị phân cách lơ lửng bên ngoài, bên trên và đằng sau chi. Sự phân cách này dẫn đến phân cách chị với các cảm nghĩ. Dạng "khước từ miệng" phối hợp với một tắc nghẽn trầm trọng ở cồ vô năng lượng suy yếu ở nửa thân dưới nhợt nhạt, bất động. Nhằm mục đích giữ nguyên trạng, người này chủ động trong nói năng hoạt bát như để chống

lại một vài cảm giác đang sống. Sự trao đổi bằng lời đó duy trì dòng chảy năng lượng ở đầu.

Dạng "hút vào" có liên quan chặt chẽ với dạng "khước từ miệng" ở chỗ nó có tác động hút năng lượng của những người xung quanh nhằm làm đầy trường năng lượng của người này, điều mà anh ta không làm được từ môi trường tự nhiên bao quanh. Nói cách khác, có cái gì đó trục trặc trong khả năng của người này chuyển hóa nguồn cung cấp orgone từ khí quyển bao quanh, làm cho anh ta cần đến năng lượng chưa tiêu hóa của người khác. Ta có thể cảm nhận dạng hút vào này theo cách nói ngớ ngẩn là như khoan vào và làm kiệt quệ người nhận hoặc nhìn thấy nó trong lỗ máy hút bụi.

Những người này thích ở gần người khác như một kiểu xã hội hóa. Có một số người có nhu cầu xả bớt năng lượng thừa,(loại thống dâm) kết bạn với những người "hút vào". Họ thỏa mãn nhu cầu cần nhau rất thoải mái ' (Xem Chương 13).Dạng "dao quắm", mà tôi nhìn thấy:trên đầu một số, thường gặp ở những người có cấu trúc đặc tính thái nhân cách và theo như họ nói thì họ"đang bị một nhóm người đối đầu. Họ thấy mình bị đe dọa trong tình huống đó và hình thành một cái "dao quắm" nơi chỏm đầu. Nếu mọi cái trở thành chuyện thật thì chắc chắn họ sẽ phang cái "dao quắm" vào bất cứ người nào mà họ coi là kề gây hấn. "Dao quắm" này thường đi đôi với sự bày tỏ bằng lời Mặt khác, nếu dạng người này muốn đổi đầu ai thì hắn có thể ra sức dùng năng lượng tâm thần tóm lấy đầu người đó. Tác động có thể xảy ra ở người bị đối đầu là người đó bị giữ lại trong trường năng lượng của kề đối đầu cho đến khi hắn yên trí lâ đã dứt điểm và chấp thuận điều mà hắn mong ước. Kiểu phòng vệ/tấn công này là mối đe dọa rất lớn đối với người nhận bởi vì, từ mọi biểu hiện bên ngoài, hấn thăm dò ý kiến một cách hợp lý bằng những bước đi rất vừa phải dẫn tới kết luận đúng, nhưng thông điệp "ẩn ý" được hắn chuyên đếnn lại là cái mà người nhận tán thành hơn. Kiểu trao đối này thường kèm theo điều gợi ý cơ bản là người bị đốii đầu "xấu" và sai, còn kẻ đối đầu thì "tốt" và đúng.

Dạng "có vòi " thì rỉ nước, trơn, yên lặng và nặng. Chúng với tới đám rối thái dương của bạn bằng một nỗ lực đoạt tinh chất của bạn và lôi nó ra ngoài để cho kẻ thích an toàn vồ lấy Người này trân đầy tinh chết của chính mình nhưng lại không biết làm gì với cái đủ. Bởi vì anh ta thấy rằng để cho tinh chất chuyển động có nghĩa là bi sĩ nhục. Do đó anh ta rơi vào tuyệt vọng và thậm chí mất hên lạc mới tinh chất của chính mình. Anh ta có thể chấp nhận và thực hiện thái độ làm thinh nghiền ngẫm trong chốc lát. Sau đó "vòi " tác động đến linh chất của chỉnh anh ta, làm anh ta chán nản. Trạng thái làm thinh nghiền ngẫm rất huyên náo, tuy nhiên, chỉi ở mức năng lượng. Anh ta nổi bật lên trong một căn phòng đầu) những người đang ra sức vui đùa. Chẳng mấy chốc nhiểu người ao ước được giúp đớ anh ta tới vây quanh, còn anh ta chắc sẽ cám ơn từng người về sự giúp đỡ đó, một cách vô thức nhưng khéo léo và lịch sự, bảo họ tại sao sự giúp đỡ đó lại không có tác động và đòi hỏi những gợi ý khác. Và cứ thế trò chơi lại tiếp tục Người "có vòi " nghĩ rằng anh ta cần một cái gì đó từ bên ngoài, nhưng cái mà anh ta cần là xông lên. Lúc này anh ta có thể tìm cách dùng những mũi tên mồm để chọc cho người khác giận dữ. Các mũi tên này không những gây đau đớn bằng lời mà còn gảy đau đớn bằng năng lượng bay qua khoảng không và đánh trúng người nhận rất chinh xác và có kết qủa. Người bắn cung hy vọng một cách vô thức rằng việc đó chất là gây đau đớn đủ dế khều cơn giận, điều sẽ đưa lại cho anh ta một lý do bào chữa nhầm giải tỏa cơn giận của chính mình, cũng theo cung cách giống như khi tránh né sự chịu sĩ nhục. Bầng phương thức tâm thần có chủ tâm, chính xác, anh ta tìm cách làm bẻ mặt người khác, và cùng lúc ấy lại tránh ác

cảm giác ở nửa thân dưới của mình. Người này sử dụng hệ thống phòng vệ dạng "cuồng loạn" sẽ hân hoan phản ứng lại các "mũi tên" bằng nổ bùng. Dạng "cuồng loạn" nổ bùng theo cách vi phạm trường năng lượng của mọi người bàng những chớp lóe và bùng nổ màu sắc trong cơn thinh nộ như vậy đề hăm dọa và răn đe bàng sức mạnh tuyệt đôi của quyền lực và hỗn loạn. Mục đích của anh ta là dọn dẹp căn phòng của mọi người. Người sử dụng dạng "ngăn biên giới " sẽ đơn giản tự rút ra khỏi tình huống, trong khi vừa củng cố biên giới của mình không bị ảnh hưởng. Thông điệp được truyền đi như vậy thật

ưu việt! Một người khác có thể chỉ đơn giản tuyên bố quyền tối thượng của mình bằng sự phô trương quyền lực/ý chí được chỉ đạo chặt chẽ, kiểm tra tốt, nó nổ tung và làm cho hào quang của họ rạng lên, đến nỗi ở đây ai là người chịu trách nhiệm và ai là người dính líu cũng không thành vấn đề! Tập tìm hệ thống phòng vệ chủ yếu của mình Bạn hãy thử từng hệ thống phòng vệ này; bạn xử dụng những cái nào? Hãy thử nó với một nhóm người. Mọi người đi bách bộ quanh phòng với mỗi dạng hệ thống phòng vệ. Từng dạng quen thuộc như thế nào? Bạn sử dụng những dạng nào trong các dịp khác? Có lẽ có nhiều hệ thống phòng vệ được sử dụng hơn. Chắc chắn bạn có thể nghĩ tới một vài hệ thống khác với những cái mà bạn sử dụng và những cái do bạn bè sử dụng. Điều quan trọng cần nhớ là tất cả chúng ta sử dụng chúng và ta đồng ý tương tác với từng hệ thống theo những phương thức này một cách có ý thức hay vô ý thức. Không ai bị thúc ép đi vào tương tác này; chúng được tiến hành tự nguyện. Ở một vài mức nhân cách của mình, đôi khi ta còn thích thú các tương tác này là khác. Ta không cần phải sợ khi nhìn thấy chúng trong từng hệ thống. Ta luôn chọn lấy việc đáp ứng dung hòa hơn là đáp ứng tự vệ. Ta phải nhớ rằng luôn luôn có lý do tại sao một người nào đo đang giữ thế thủ - để bão vệ vài bộ phận dễ tổn thương của bản thân mà anh ta muốn kiểm tra và giấu chúng ta, giấu bản thân; hoặc giấu tất cả Phần lớn các hệ thống này được ta sớm phát triển trong cuộc đời. Như ở Chương 8 cho thấy, hào quang của trẻ không thể sinh trưởng đầy đủ hơn thân thể của trẻ một chút nào hết. Nó. cũng phát triển qua các giai đoạn như cá thể, và trong thời gian đó, các mô hình đặc tính cơ bản, đại diện cho cả sức mạnh lẫn tính dễ tổn thương, cũng trở nên rõ ràng.

. Điểm lại Chương 12

1. Hãy nêu tên gọi và mô tả sáu loại tắc nghẽn năng lượng chủ yếu.

2. Hãy liệt kê các hệ thống phòng vệ chủ yếu và phương thức hoạt động của chúng.

Bạn sử dụng hệ thống nào? Những cái nào bạn sử dụng đem lại hiệu quả nhất?

Phương thức nào là tốt nhất cho bạn để lý giải trải nghiệm cuộc đời của mình?

Để làm dộng não

3. Phòng vệ chủ yếu của bạn dựa trên hệ thống niềm tin nào?

4. Nếu bạn không sử dụng hệ thống phòng vệ của mình thì cuộc đời của bạn sẽ tốt hơn/xấu đi ra sao?

5. Hãy Liệt kê các loại và nơi khu trú những tắc nghẽn mà bạn đã tạo ra trong hệ thống thân thể/năng lượng của mình. Có những trải nghiệm tuổi thơ nào liên quan đến từng loại?