Anh em nhà Caramazov

Lời tác giả

Tặng Anna Grigorievna Dostoievskaia

Thực, ta bảo thực các ngươi: nếu hạt lúa mì gieo xuống đất chẳng chết đi thì nó sẽ cứ ở một mình, nhưng nếu nó chết đi thì kết quả được nhiều.

Phúc Âm theo Gioan, chương XII, tiết 24

 

Lời tác giả

Bắt đầu vào pho tiểu sử nhân vật của tôi. Alecxei Fedorovich Karamazov, tôi hơi băn khoăn. Thế này nhé: tuy tôi gọi Alecxei Fedorovich là nhân vật của tôi nhưng chính tôi biết anh ta tuyệt nhiên không phải là con người vĩ đại(1), vì thế tôi thấy trước những câu hỏi không tránh khỏi đại loại như anh chàng Alexei Fedorovich của ông có gì đáng chú ý mà ông chọn anh ta làm nhân vật của mình? Anh ta đã làm được điều gì đáng kể. Ai biết đến anh ta và vì lẽ gì? Tại sao tôi là người đọc lại phải mất thời giờ nghiên cứu nhưng sự việc trong cuộc đời anh ta?

 

Câu hỏi cuối cùng là ác nghiệt nhất, bởi vì tôi chỉ có thể trả lời: “Có lẽ, chính bạn sẽ thấy khi đọc bộ tiểu thuyết”. Nhưng nếu người ta đọc mà không thấy, không đồng ý rằng Alexei Fedorovich của tôi có cái đặc sắc thì sao? Tôi nói thế là bởi tôi đau lòng thấy trước điều đó. Theo tôi thì anh ta là con người đặc sắc nhưng tôi rất ngờ là tôi có thể chứng minh điều đó với bạn đọc.

 

Duyên do vì có lẽ đây là một nhà hoạt động, nhưng nhà hoạt động loại gì thì không xác minh được, không rõ ràng, tuy nhiên trong cái thời buổi như thời buổi chúng ta mà đòi hỏi ở người ta sự rõ ràng thì kể cũng lạ. Dut có một điều có lẽ khá chắc chắn: đây là con người lạ lùng, thậm chí là kỳ quặc. Nhưng thói lạ đời và kỳ quặc gây tác hại hơn là cho người ta cái quyền được chú ý, đặc biệt khi cả bàn dân thiên hạ đều ra sức hợp nhất những cái riêng lẻ và tìm một ý nghĩa chung nào đó cho sự hỗn độn toàn thể. Kẻ kỳ quặc, trong đa số trường hợp là hiện tượng riêng biệt. Phải thế không?

 

Nhưng nếu các bạn không đồng ý với luận điểm trên đây và trả lời “Không phải thế” hay “Không phải bao giờ cũng thế” thì có lẽ tôi sẽ phấn chấn lên về giá trị nhân vật Alexei Fedorovich của tôi. Bởi vì kẻ kỳ quặc chẳng những 'không phái bao giờ cũng là" cái riêng biệt, mà trái lại, nhiều khi có lẽ kẻ đó mang trong mình cái cốt lõi của toàn thể, còn tất cả những người cùng thời khác, không rõ vì lý do gì, bị một ngọn gió vô hình nào đó tạm thời cuốn dời khỏi kẻ đó…

 

Tuy nhiên, tôi không muốn đi vào những lời giải thích nhàm chán và mơ hồ ấy mà muốn bắt đầu ngay một cách giản dị tự nhiên, không tựa đề gì hết: thích thì đọc nhưng khốn nỗi truyện tiểu sử của tôi chỉ có một, mà hoá ra lại thành hai tiểu thuyết. Tiểu thuyết chính là tiểu thuyết thứ hai, đây là hoạt động của nhân vật của tôi, mà lại trong thời đại chúng ta, đúng vào lúc này của chúng ta. Tiểu thuyết thứ nhất viết về chuyện xảy ra từ mười ba năm trước, thậm chí hầu như không phải là tiểu thuyết, mà chỉ là một quãng trong thời đầu tuổi xuân của nhân vật của tôi. Tôi không thể bỏ qua tiểu thuyết thứ nhất vì như thế sẽ có nhiều điều trong tiểu thuyết thứ hai trở nên không thể hiểu được. Nhưng như vậy sự lúng túng ban đầu của tôi càng trở nên rắc rối hơn: nếu như tôi, tức là chính người viết tiểu sử cho rằng một tiểu thuyết cũng quá đủ đối với một nhân vật xoàng xĩnh và bất định như thế thì cớ gì tôi lại ra mắt với hai tiểu thuyết vả tôi lấy gì giải thích sự nhông nhạo như thế về phần tôi”.

 

Lúng túng trong việc giải đáp nhưng câu hỏi này, tôi quyết định bỏ qua không giải đáp gì cá. Đương nhiên, độc giả tinh ú đã đoán ra từ lâu rằng ngay từ đầu tôi đá nhằm mục đích ấy và chỉ bực về nỗi tại sao tôi phí lời vô ích và phí thời gian quý báu. Về điều này tôi xin trả lời rành rẽ, tôi phí lời vô ích và phí thời gian quý báu, thứ nhất là vì lễ độ, thứ hai là vì ranh mãnh: dù sao tôi đã báo trước một điều gì. Tuy nhiên, tôi vẫn lấy làm vui sướng vì tiểu thuyết của tôi tự nó tách thành hai truyện có “sự thống nhất căn bản của toàn bộ”: xem xong truyện đầu, bạn đọc đã tự thân rõ có nên bắt vào truyện thứ hai không. Cố nhiên chẳng ai bị ràng buộc gì hết, có thể quẳng sách đi ngay sau khi đọc vài trang đầu để rồi không bao giờ mở sách ra nữa. Nhưng cũng có những độc giả kỹ tính nhất quyết muốn đọc đền hết để khỏi sai lầm trong sự phán đoán vô tư của mình: chẳng hạn tất cả các nhà phê bình Nga đều như thế. Trước những người như thế dù sao ta cũng đỡ ngại hon: mặc dù tất cả sự cẩn thận và tận tâm của họ, tôi vẫn cứ cho họ một cái cớ hết sức chính đáng để vứt bó cuốn truyện ngay ở đoạn đầu của thiên tiểu thuyết. Tất cả lời nói đầu chỉ có thế thôi. Tôi hoàn toàn đổng ý rằng nó là thừa, nhưng vì đã viết rồi thì cứ để thế.

Còn bây giờ thì vào việc.

TÁC GIÀ

 

Chú thích:

(1) “Heroi” trong tiếng Nga vừa có nghĩa là nhân vật, vừa có nghĩa là người anh hùng, tương đương với từ héros tiếng Pháp (N.D).