A Mạch Tòng Quân

Chương 22: Đẫm máu

Mùa thu năm Thịnh Nguyên thứ hai, Thành tổ đem bốn vạn quân đi đánh Bắc Mạc, cách thành Dự Châu hơn sáu

trăm dặm về phía Bắc, cùng Trần Khởi tiếp chiến, tiêu diệt hơn hai vạn

binh lực địch, Trần Khởi đại bại, bỏ chạy khỏi Tĩnh Dương.

– xuất từ [ hạ sử - thành bản gốc kỉ ] –

Dã Lang Câu chính là thượng nguồn của sông Bình Nguyên, mặc dù gọi là câu(1), thực ra chỉ là một cái khe nhỏ

hẹp. Phía tây uốn lượn quanh đỉnh núi cao nhất trong dãy Ô Lan, đến phía đông thì bắt đầu dội xuống thành thác nước Khâu Lăng. Đêm đó, kỵ binh

Bắc Mạc của Thường Ngọc Thanh chính là từ trên triền núi phía tây lao

xuống, sát nhập vào quân doanh của viện quân Tĩnh Dương vốn đang ngủ

say, giết sạch mười lăm vạn đại quân, sau đó ở sườn dốc phía đông đào

mấy cái hố rất lớn chôn vùi tất cả. Có lẽ là chôn lấp sơ sài, nên từ đó

về sau, mỗi khi đến nửa đêm, trên sườn dốc này liền xuất hiện những đốm

lửa xanh lập lòe, như là một đám hồn phách của những người chết oan. Gần đó, vốn cũng có mấy hộ nông gia sinh sống, nhưng từ đó về sau, tất cả

cũng đều bỏ đi hết, khiến Dã Lang Câu lại càng thêm hoang vắng.

Liên quân Thanh, Dự đến Dã Lang Câu

vào ngày mùng 3 tháng 11, quả nhiên đã đến trước đại quân Bắc Mạc. Thám

tử hồi báo, đại tướng quân Bắc Mạc Trần Khởi dẫn hai vạn kỵ binh và năm

vạn bộ binh, đi từ Tĩnh Dương, Nam Hạ, đã đến một trấn nhỏ cách Dã Lang

Câu năm mươi dặm về phía bắc, hiện đang đóng quân ở đó.

Thương Dịch Chi cùng Từ Tĩnh nhìn

nhau, trong mắt đều ánh lên một tia kích động cùng hưng phấn, còn có

chút khẩn trương không dễ phát hiện. Từ Tĩnh nói: “Trời cũng giúp ta,

chúng ta vẫn còn thời gian một đêm để cho đại quân nghĩ ngơi hồi phục.

Trần Khởi đã ở tiểu trạm, sáng mai nhổ trại tất nhiên là kỵ binh đi

trước, đồ quân nhu áp tải phía sau. Khi đã lọt vào Dã Lang Câu, kỵ binh

của Trần Khởi liền khó có thể dụng võ. Chỉ cần đánh úp kỵ binh, thì bộ

binh phía sau không chừng cũng sẽ loạn. Chúng ta thiếu kỵ binh, cũng

không thể chỉ trông vào lợi thế địa hình, cho nên chỉ có thể dùng bộ

binh đến đánh!”

Thương Dịch Chi khẽ gật đầu đồng ý,

không nói nhiều lời, liền dựa theo kế hoạch mà bố trí binh lực. Hơn hai

vạn quân Nam Hạ mai phục tại Dã Lang Câu thành một trận địa kiên cường,

đồng thời bố trí năm ngàn cung thủ ở hai cánh. Hai cánh này nghiêng về

phía trước, kéo dài đến hai sườn núi, nếu kỵ binh Bắc Mạc lọt vào vị trí trung tâm, chẳng những không thể bỏ chạy, mà còn bị cung thủ hai mặt

vây chặt, phơi mình dưới mưa tên. Để bảo vệ cung thủ, Thương Dịch Chi

lại rút ra hai ngàn trong tổng số ba ngàn kỵ binh dàn hàng ở phía sau,

mỗi bên một ngàn kỵ binh. Bên ngoài cánh phải, nghe theo kế của Đường

Thiệu Nghĩa, lại bố trí thêm một ngàn kỵ binh làm lực lượng đột kích

cùng truy kích, hạ lệnh cho bọn họ chỉ cần bộ binh Bắc Mạc bắt đầu có

động tĩnh liền lập tức vọt tới phía sau bọn họ giáp công(2).

Các tướng đều lĩnh mệnh mà đi. Quân

Nam Hạ sau một đêm nghỉ ngơi hồi phục liền bố trí những quân chủng khác

nhau vào từng trận địa phù hợp. Chính giữa là trận địa của chủ lực bộ

binh do quân Thanh Châu của Thương Dịch Chi tạo thành, mỗi binh sĩ đều

cầm trường mâu trong tay, hàng ngũ nghiêm chỉnh canh giữ ở nơi đó.

“Dùng trận địa trường mâu đối phó với kỵ binh?” A Mạch nhìn trận địa bộ binh phía dưới, hỏi Đường Thiệu Nghĩa.

Trên mặt Đường Thiệu Nghĩa cũng không biểu lộ điều gì, lại khiến cho A Mạch cảm thấy một không khí xa lạ, xơ

xác, tiêu điều tràn ra, rồi anh ta bình tĩnh trả lời: “Người đời nói

thiết kỵ của thát tử Bắc Mạc là thiên hạ vô địch, lại không biết rằng

Tĩnh quốc công của ta từ hai mươi năm trước đã từng nói, chỉ cần dùng

chiến lược, chiến thuật hay thủ đoạn nào đó khiến cho kỵ binh khi tấn

công chính diện vào bộ binh của ta sẽ vấp phải một trận địa được bố trí

ngay ngắn, kín kẽ thì bộ binh có thể có được ưu thế phòng ngự rất lớn.”

A Mạch không nói gì, vốn chỉ nghĩ là

quân Nam Hạ sẽ ở trong này phục kích đại quân Bắc Mạc, rồi sau đó mặt

đối mặt đánh một trận, thì ra hiện giờ quân Nam Hạ lại sử dụng phương

pháp khiến cho kỵ binh Bắc Mạc chủ động tấn công mình rồi bộ binh bày

trận gây trở ngại cho kỵ binh Bắc Mạc. Nàng không khỏi nghĩ đến phụ thân trong lúc vô tình từng nói rằng bộ binh và kỵ binh đều có ưu khuyết

điểm riêng, thật ra so với những lời Đường Thiệu Nghĩa vừa nói cũng có

chút đạo lý tương tự.

Đường Thiệu Nghĩa theo thói quen định đưa tay vuốt bội kiếm bên người, đột nhiên hỏi A Mạch: “Vì sao không

đeo thanh kiếm ta đưa, ta chính là thiệt tình muốn tặng cho ngươi, tuy

nói rằng kiếm là vũ khí được quân đội trang bị, nhưng cũng là vật phẩm

của quan quân, có thể tặng cho người khác được.”

A Mạch cười rạng rỡ, vỗ vỗ loan đao

bên sườn nói: “Đại ca, ta mới học được chút đao pháp, tuy rằng chỉ là

múa đao đùa giỡn thôi nhưng thật ra cũng thấy thuận tay. Ta biết đại ca

là thành tâm tặng cho ta bội kiếm, nhưng ta mang theo chỉ sợ sẽ làm hỏng mất một thanh kiếm tốt. Nếu ở trong tay đại ca, có khi nó còn được tắm

chút máu của thát tử.”

Đường Thiệu Nghĩa không phải một bà

mẹ già, nghe A Mạch nói như vậy, liền thân thiết hỏi: “Đao pháp của

ngươi đã thuần thục chưa?”

A Mạch cười nói: “Cũng khá, Trương

Sinh là một thầy giáo giỏi, anh ta dạy rất cẩn thận, hơn nữa ta lại

thông minh, đương nhiên học rất nhanh.”

Thấy A Mạch khoe khoang, trên mặt

Đường Thiệu Nghĩa cũng lộ ra ý cười, ánh mắt đảo qua A Mạch hiện lên một chút ôn nhu, lại quay đầu lẳng lặng nhìn dưới núi, đột nhiên nhẹ giọng

hỏi: “A Mạch, ngươi có sợ không?”

“Sợ?” A Mạch sửng sốt, lập tức vừa cười, vừa lắc lắc đầu, nói: “Không, ta không sợ.”

Đường Thiệu Nghĩa quay người nhìn A

Mạch, môi khẽ cười, kiên nghị nói: “A Mạch, ta phải đi rồi, đại khái đợi không đến giữa trưa thát tử sẽ đến đây, ngươi mau quay trở lại bên cạnh tướng quân đi.”

A Mạch gật đầu không nói gì.

Đường Thiệu Nghĩa cụp mắt, lại thấp giọng nói: “Ngươi bảo trọng.” Nói xong liền lên ngựa phi xuống dưới núi.

Trong lòng A Mạch có chút rầu rĩ, tựa hồ mỗi một lần cùng anh ta tách ra, anh ta đều xoay người rời đi, sau

đó cũng sẽ không quay đầu lại. A Mạch đột nhiên cười khổ, dùng sức lắc

lắc đầu, đem chút thương cảm không nên có bức ra ngoài.

Sáng sớm ngày mùng 4 tháng 11, đại

quân Bắc Mạc nhổ trại. Quả nhiên là kỵ binh đi trước, bộ binh đi sau,

cuối cùng là đội quân vận tải lương thảo và đồ quân nhu. Khi còn cách

quân Nam Hạ khoảng hai mươi dặm, thám báo Bắc Mạc phát hiện phía trước

Dã Lang Câu xuất hiện kỵ binh Nam Hạ, liền hồi báo tướng tiên phong là

Phó Hướng. Phó Hướng xuất thân con nhà tướng tại Bắc Mạc, cùng Thường

Ngọc Thanh xưng là tướng môn song tú(3). Phó Hướng tính tình cao ngạo,

nhất là từ sau khi Thường Ngọc Thanh nhờ ngàn dặm bôn tập(4) viện quân

Nam Hạ mà thành danh, trong lòng rất bất bình, nay nghe thám báo phát

hiện kỵ binh Nam Hạ, không những không kinh sợ mà còn lấy làm mừng, lệnh cho kỵ binh tiếp tục tiến lên, cũng không đem tin tức này hồi báo cho

nguyên soái Trần Khởi.

Đến giữa trưa, kỵ binh Bắc Mạc đã

tiến vào phía trong Dã Lang Câu, quả nhiên gặp bộ binh Nam Hạ bày trận

chờ ở bên trong khe. Phó Hướng muốn chấm dứt trận chiến trước khi quân

của Trần Khởi ở phía sau đến nơi, vì thế liền hạ lệnh cho kỵ binh phóng

lên. Kỵ binh Bắc Mạc cũng không chú ý đến hai cánh cung thủ của quân Nam Hạ, trực tiếp đột kích vào giữa trận. Ngàn vạn kỵ binh chen chúc xông

tới, khiến ngọn núi cao nhất của dãy Ô Lan cũng phải rùng mình run rẩy,

bụi vàng cuốn theo trăm ngàn vó ngựa, che khuất cả ánh mặt trời.

Kỵ binh Bắc Mạc tốc độ càng lúc càng

nhanh, khoảng cách càng ngày càng gần, những kỵ binh phía trước đã muốn

vung đao, nhưng đúng vào lúc mắt thấy sẽ nhảy vào giữa trận của đối

phương, thì bộ binh trước mắt đột nhiên ngồi xuống, sau đó chính là

trường mâu sắc nhọn nghênh đón.

Kỵ binh đang dùng tốc độ nhanh nhất

lao tới nên không có khả năng dừng lại. Chính vì vậy mà kỵ binh Bắc Mạc

chỉ có thể trơ mắt nhìn chính mình cưỡi ngựa nhảy vào trong một rừng

trường mâu. Có người bị trường mâu trực tiếp chĩa lên trời, có người

tránh được, nhưng ngựa lại bị trường mâu đâm tới, vì thế mà ngã xuống,

cuối cùng cũng vẫn bị hất ngã, hoặc chết hoặc bị thương, rồi rất nhanh

sẽ có người vung đạo hạ xuống.

Kỵ binh ở hai bên cũng không thể chạy thoát, rất nhiều người đã bị trúng tên của cung thủ Nam Hạ bố trí hai

bên sườn núi bắn xuống.

Trong lúc nhất thời, trường mâu dựng

đứng như tường thành, tên từ trên trời bay xuống như mưa. Đó chính là

cách mà quân Nam Hạ khiến kỵ binh Bắc Mạc phải xuống ngựa, hàng ngàn con ngựa không có người cầm cương chạy như bay khắp nơi, khiến hàng ngũ bọn họ càng thêm hỗn loạn…

Hiệu quả, đúng là tốt hơn cả mong đợi.

Rất nhiều năm sau, trong sách giáo

khoa của học viện quân sự Nam Hạ đều nhắc tới trận chiến tại Dã Lang

Câu, thậm chí còn nhấn mạnh đến tính mạo hiểm và yếu tố trùng hợp của

trận đánh. Hai vạn bộ binh Nam Hạ chặn đánh hai vạn kỵ binh Bắc Mạc: vị

trí hiểm yếu; tướng chỉ huy kỵ binh Bắc Mạc lại là tên Phó Hướng tự

cuồng tự đại. Cả hai yếu tố này kết hợp lại, làm nên chiến thắng tại Dã

Lang Câu, thiếu một trong hai thứ cũng không được.

Trận chiến này vẫn tiếp tục đến sau

giờ ngọ, quân Nam Hạ bắt đầu tấn công, bắn bị thương tướng tiên phong

Phó Hướng của Bắc Mạc, kỵ binh Bắc Mạc mất đi sức chống cự, lập tức rút

về phía sau. Khi bộ binh Bắc Mạc tới Dã Lang Câu, cũng vừa lúc gặp kỵ

binh của mình đang bỏ chạy tán loạn. Bộ binh không kịp mở rộng khoảng

cách hàng ngũ để cho kỵ binh đi qua, khiến hai bên lao vào nhau, trong

lúc nhất thời, người ngã ngựa đổ, người Bắc Mạt bị chính kỵ binh của

mình dẫm chết vô số. Theo sát ở phía sau kỵ binh Bắc Mạc, quân Nam Hạ

lại đang đánh tới.

Trên sườn núi, A Mạch đứng phía sau

Thương Dịch Chi quan sát tình hình chiến đấu, thấy từ phía xa xa, bộ

binh Bắc Mạc sau một lát hỗn loạn đã dần ổn định trở lại, mở rộng khoảng cách đội ngũ cho kỵ binh của mình đi qua, liền biết được trong quân Bắc Mạc đã có người ổn định trận tuyến.

Thương Dịch Chi bỗng chau mày, sau

khi dùng ánh mắt hỏi Từ Tĩnh một chút, liền trầm giọng nói: “Đi báo với

Đường Thiệu Nghĩa, bắt đầu hành động, đánh sâu vào phía sau bộ binh Bắc

Mạc.”

A Mạch nhận lệnh, liền ra roi thúc

ngựa phi về hướng Đường Thiệu Nghĩa mai phục kỵ binh. Vừa đuổi tới cửa

khẩu của Dã Lang Câu, chợt thấy phía sau quân Bắc Mạc đột nhiên loạn cả

lên, Đường Thiệu Nghĩa đã dẫn một ngàn kỵ binh ở phía sau trận địa đánh

vào. A Mạch cười, biết mình không cần phải đi nữa, liền quay ngựa trở về bên cạnh Thương Dịch Chi để phục mệnh, nhưng chính trong lúc xoay

người, nàng bỗng thấy quân Bắc Mạc đột nhiên dựng lên một lá cờ lớn,

phía trên viết một chữ “Trần”.

Trần Khởi! A Mạch trong lòng cứng

lại, liền hiểu được thủ lĩnh quân Bắc Mạc lần này đúng là Trần Khởi!

Nàng mặc dù vẫn đi theo bên cạnh Thương Dịch Chi, nhưng mỗi khi Thương

Dịch Chi họp quân sự đều không cho phép cận vệ ở bên cạnh. Hơn nữa, lần

này hành động thập phần cơ mật, cho nên các tướng lãnh đều rất kín

miệng, cho nên A Mạch không hề biết Trần Khởi chính là tướng cầm quân

lần này.

A Mạch gắt gao nghiến chặt khớp hàm,

trên mặt không còn chút huyết sắc, hai tay cầm cương ngựa đã nổi gân

xanh, trong mắt lóe ra hai ngọn lửa. Đột nhiên, A Mạch dùng sức thúc

mạnh hai chân vào bụng ngựa, giật dây cương, lao vọt vào trong hàng ngũ

quân Bắc Mạc.

Nàng muốn đi tìm anh ta, nàng muốn hỏi anh ta là vì cái gì!

Binh lính Nam Hạ cùng Bắc Mạc đang ra sức chém giết lẫn nhau, chiến trường vô cùng hỗn loạn. A Mạch phi ngựa

từ trên sườn núi lao xuống, lọt vào giữa nơi hỗn chiến của quân đội hai

nước, nhắm thẳng về phía quân Bắc Mạc mà phóng tới. Nàng múa tít thanh

đao trong tay, thỉnh thoảng lại từ trên lưng ngựa cúi xuống chém ngã

lính Bắc Mạc bên cạnh, máu không chỉ vấy đỏ phía trên thân thể của nàng, mà hạ thể cùng bộ lông trắng xám của con ngựa nàng đang cưỡi cũng đều

bị nhuộm đỏ…… Nàng chưa bao giờ giết nhiều người như vậy, cũng chưa bao

giờ phát giác mình lại cưỡi ngựa giỏi như vậy. Vào giờ phút này, A Mạch đã không phải là A Mạch nữa, mà chỉ còn lại một lưỡi đao giết người.

A Mạch vung đao bổ về phía một tên

lính Bắc Mạc, lực đánh của nàng mạnh đến nỗi khiến thanh đao cắm thật

sâu vào trong cơ thể người nọ, nàng không còn nghe được tiếng kêu la

thống khổ của người đó, hết thảy trước mắt nàng đã không còn đường nét

hay âm thanh nữa, chỉ còn duy nhất một động tác vung lên, hạ xuống, lặp

đi lặp lại. Mỗi một lần vung đao lại một lần xuất hiện thêm một gương

mặt thống khổ. Trong lúc nàng đang cố sức rút đao ra khỏi cơ thể của

người nọ, còn chưa kịp chém vào tên lính khác, đột nhiên cảm thấy dưới

thân hẫng một cái, chiến mã của nàng đã bị đâm trúng cổ, thân hình to

lớn của nó ầm ầm đổ xuống. Cơ thể A Mạch phản ứng trước khi kịp suy

nghĩ, theo bản năng toàn thân hướng sang bên cạnh lăn đi, cùng lúc tránh được lưỡi đao của địch nhân chỉ cách đó nửa bàn chân……

Lúc này, A Mạch vốn không còn là A

Mạch. Trong đầu nàng chỉ là một mảnh trống rỗng, thân thể theo bản năng

né qua bên cạnh tránh được lưỡi đao vừa chém tới, sau đó vung đao trong

tay, từng bước một lao sâu vào trong hàng ngũ quân Bắc Mạc.

Lá cờ viết chữ “Trần” kia càng lúc

càng tới gần, người trước mặt đã bị nàng dùng đao chặt đứt yết hầu, máu

từ miệng vết thương phun ra như nước, rơi lên tóc của nàng, sau đó chảy

xuống trán, phủ mờ ánh mắt của nàng, nàng tựa hồ lại ngửi thấy được mùi

máu, giống như máu của phụ thân đêm đó, ánh lửa chói mắt, lại là một màu đỏ khác.

Khí lực, cuối cùng cũng đã cạn, nhưng trước mặt cũng không có người nào dám đến gần để ngăn trở nàng. A Mạch, một thân đầy máu, tỏa ra sát khí lạnh thấu xương, cứ như vậy đi từng

bước kiên định về phía lá cờ.

Dưới cờ, một thanh niên dáng người

cao lớn đang đứng, một thân chiến bào đen truyền thống của Bắc Mạc, tay

vịn bảo kiếm bên hông, thần sắc hờ hững nhìn một kỵ binh Nam Hạ từ sau

trận lao tới.

——————-

Chú thích:

1- Câu: lạch nước

2- Giáp công: tấn công giáp lá cà

3- Tướng môn song tú: hai đại biểu tinh tú xuất thân từ gia đình tướng gia.

4- Bôn tập: cuộc tập kích lớn