Không có tảng băng cứng nào không phá nổi.
Nếu như bạn trong vòng quan hệ nhân tế cỏn con cũng không chịu được một chút ấm ức, không chịu nổi một chút thiệt thòi, đầu cúi không quá một li, lời nói không quá nửa câu, thì bạn sẽ một mình một bóng, lẻ loi trơ trọi.
Trong bất cứ quan hệ nào: giữa đồng nghiệp, giữa bạn học, giữa thầy trò, giữa anh chị em, giữa bạn bè, giữa vợ chồng đều có thể phát sinh hiểu nhầm.
Ðời người rối ren phức tạp dính dáng đến trăm công nghìn việc, nhiều phía nhiều mặt, tùy tiện không có ý thức ở phương diện nào đó, ở một giờ phút nào đó cũng đều có thể gây nên hiểu nhầm giữa người này người nọ.
Hiểu nhầm phần lớn bắt đầu từ những việc nhỏ hết sức vụn vặt trong cuộc sống, một chuyện đùa, một sắc mặt, một bài viết, một lá thư, một tin đồn, một dụng cụ không đáng tiền đều có thể trở thành môi giới sinh ra hiểu nhầm.
Lâu ngày cách biệt nhau, không đi lại với nhau, cũng có thể dẫn đến hiểu nhầm.
Bất kể là bị người khác hiểu nhầm hoặc hiểu nhầm người khác, chỉ cần là một kiểu hiểu nhầm có ý nghĩa ở mặt trái - đem tốt đẹp nhầm là tồi tệ, đem ý lương thiện hiểu là ác ý, đem chân thành hiểu là giả dối, đem chính xác hiểu là sai lầm, đem hoa tươi hiểu nhầm là cỏ độc... đều có thể trở thành lớp bóng đen phủ trùm trong cuộc sống, một vẻ nặng nề khó chịu, một loại đau khổ.
Có một vài hiểu lầm, mới đầu chưa sâu sắc, giá như không kịp thời loại bỏ đi, có thể theo thời gian càng lâu vết rạn nứt càng tăng lớn, hiểu lầm càng sâu hơn. Có người vì hiểu lầm ngày càng sâu mà trở thành thù địch.
Người ta sinh ra ở đời, thoải mái tinh thần sẽ thắng hết tất cả, mà quan hệ nhân tế hài hòa tốt đẹp chắc chắn là nhân tố quan trọng tạo nên tâm tình thoải mái. Do nhiều nguyên nhân có một số quan hệ nhân tế không có cách gì đạt được hài hòa thì hiểu nhầm sẽ không phải như vậy nữa, nó là quan hệ vốn có thể làm được hài hòa hoặc vốn là hài hòa, chỉ vì lý giải và nhận thức nhầm nên hình thành điều đáng tiếc trong quan hệ nhân tế. Cho nên có thể nói nó với quan hệ nhân tế không tốt trực tiếp còn nhiều thêm một lần đau khổ nữa. Nó là sự phá hoại đối với quan hệ vốn là tốt đẹp. Kiểu phá hoại này tịnh không do chủ quan, có ý thức và cố ý, mà là vì sự ngăn cách nhau, tính chất không thể thông suốt của ý thức, trở ngại khách quan của tình cảm gây nên.
Sự hiểu nhầm đã là hình thành, bất kể là bạn bị hiểu nhầm hoặc bạn có khả năng đang hiểu nhầm người khác, chỉ có cùng khơi thông mới có thể đạt được hiểu biết, làm cho hiểu nhầm loại trừ.
Chỗ khó đầu tiên là ở chỗ có thể nhận thức được một cách tự giác sự tồn tại hiểu lầm trong quan hệ nhân tế của bạn. Chỉ có nhận thức được điều này một cách tự giác, bạn mới có thể có động cơ và mục tiêu khơi thông.
Thông thường, dễ sản sinh hiểu nhầm trong quan hệ nhân tế là ở những người như sau: người chuyện trò với nhau đi lại với nhau quá ít, người không tìm hiểu cá tính của nhau, người có tính cách hướng nội, người cá tính đặc biệt, người tự xem mình là thanh cao, người ngông cuồng ngạo mạn, người thần kinh quá nhạy cảm, người bạ đâu nói đấy, người hay bới móc tình tiết nhỏ.
Giao tiếp với những người nói trên, bất kể là lần đầu hoặc nhiều lần, bạn đều phải chú ý lời nói, việc làm xử sự của bạn có dễ sản sinh ra ý kiến bất đồng hay không, có khả năng bị hiểu nhầm hay không. Hoặc bạn có còn thiên kiến và hiểu nhầm đối với anh ta nữa hay không.
Bất kể người nào đều có mảnh trời đất nho nhỏ thuộc anh ta độc lập quản lý, hình thành suy nghĩ của lời nói và hành động của anh ta, hình thành nên đặc trưng của bản thân anh ta. Có người mảnh trời đất nho nhỏ riêng này mang trạng thái cởi mở bung ra, có thể tiếp nhận mọi người bất cứ lúc nào. Có người lại thể hiện trạng thái bít kín kìm nén, đây là những người giao tiếp không tốt, giao tiếp không được hoặc giao tiếp khó. Muốn giao tiếp với anh ta, trước tiên phải mở cánh cửa bịt kín đó. Ðợi sau khi bạn đi vào được mới có thể phát hiện được anh ta thật sự. Bằng không bạn chỉ có thể giao tiếp với anh ta ở ngoài cửa, lúc này đủ mọi kiểu hiểu lầm đều có thể sản sinh.
Chúng ta đều biết, Lâm Ðại Ngọc là một con người đặc biệt khó giao tiếp, tùy tiện dùng lời không thỏa đáng đều có thể có lỗi với cô ta. Cô ta nổi giận lên, bạn vẫn còn chưa biết vì việc gì. Trong cuộc sống, những người đàn bà như thế không phải là hiếm gặp.
Nếu như bạn đã tự giác ý thức được đã bị hiểu nhầm biện pháp trực tiếp đơn giản nhất đương nhiên là trực tiếp trao đổi giải thích với người hiểu nhầm bạn, cởi mở chân thành gặp nhau. Không nên để lại trong lòng, không nên do dự băn khoăn. Bạn có thể mượn một bữa tiệc gia đình, một lần đi vũ trường hoặc một lần hoạt động xã hội, hoặc một lần hẹn gặp, một cú điện thoại cùng nhau giải bày tâm sự để bạn biết được tâm trạng của anh ta, anh ta biết được tâm trạng của bạn. Thắc mắc được cởi mở, băng tan tuyết chảy, quay trở về những điều tốt đẹp.
Có thể chưa có dịp trao đổi trực tiếp này hoặc cảm thấy phương thức trao đổi giải thích trực tiếp có chút ngượng ngùng thì dùng phương thức thư tín, trình bày mình tường tận, cũng có thể biến vũ khí thành đồ ngọc và tơ lụa.
Nếu như việc hiểu lầm của đối phương đối với bạn quá sâu sắc, đã hình thành thiên kiến đối với bạn thậm chí xem bạn như thù địch. Loại bỏ được hiểu nhầm này đương nhiên phải khó khăn rất nhiều. Một là phải có phương thức xác đáng, hai là phải cần thời gian nhất định. Bạn trước tiên có thể thông qua phương thức gián tiếp, dùng những người có thể tin thân cận người hiểu nhầm bạn để anh ta làm cầu nối, làm môi giới giữa các bạn với nhau, đem những bực dọc và ý kiến của người hiểu nhầm bạn, đem thành ý và chủ định của bạn đều thông qua người trung gian này để truyền đạt khơi thông ở cả hai bên. Truyền đạt khơi thông đến thời cơ nhất định, các bạn sẽ có thể phát triển đến trực tiếp trao đổi giải thích.
Không có tảng băng cứng nào không phá nổi.
Tiền đề và cơ sở của tất cả là ở chỗ khi bạn bị hiểu nhầm, nhầm không phải ở bạn mà là ở phía đối phương, còn bạn đối với sự nhầm của đối phương lại có thể rộng lượng khoan thứ, không so đo tính toán, trái lại chủ động tìm cách loại bỏ sự nhầm của đối phương. Ðó là độ lượng
quân tử.
Khi bạn bị hiểu nhầm, nếu như bạn đối với sự nhầm của đối phương ghét, căm ghét chẳng hề muốn loại bỏ nó, càng không muốn chủ động để làm công việc khơi thông, cho rằng làm như thế là hạ thấp thân phận, tổn hại nhân cách. Ðó là tâm trạng của kẻ tiểu nhân.
Thánh nhân nói: "Thụ quốc chi cấu, thị vị xã tắc chủ" - gánh chịu bị áp bức và lăng nhục của cả nước mới được tính là vua của quốc gia. Nếu như bạn trong vòng quan hệ nhân tế cỏn con cũng chịu không được một chút ấm ức, không chịu nổi một chút thiệt thòi, đầu cúi không quá một ly, lời nói không kém nửa câu, thì bạn sẽ một mình một bóng, lẻ loi trơ trọi.