Ðối với một người giỏi tự mình hiểu ra, người bên cạnh không kể như thế nào cũng không thể làm cho anh ta thật sự chán nản.
Cùng chỉ một mình bạn, người khác có thể nhìn bằng cách này, cũng có thể nhìn bằng cách khác; bản thân bạn cũng vậy, có thể cảm nhận như thế này, cũng có thể cảm nhận như thế kia.
Trong cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ cấp trên cấp dưới, giữa đồng nghiệp, cảm thấy mình bị đãi ngộ không công bằng, bị đối xử không bình đẳng, trong lòng cảm nhận như thế nào? Tình cảm sẽ dẫn đến bước thăng trầm như thế nào? Bạn sẽ hành động như thế nào?
?Phẫn nộ, nổi cơn tam bành lên, xắn tay áo lên đấu một trận với đối phương, chửi một thôi một hồi. Như thế, chỉ là đem tâm tình kích động nhất thời của bạn xả ra một cách đơn giản trong chốc lát mà thôi. Kết quả chỉ tiêu phí tâm sức của bạn một cách vô ích, còn với đối phương có thể không hề mất mát gì. Còn bối cảnh bạn bị kỳ thị vẫn y nguyên như cũ, không hề xẩy ra một chút biến đổi nào, có thể còn chịu kỳ thị sâu sắc hơn. Mà trong cuộc sống của chúng ta lại có nhiều người đối xử với việc bị kỳ thị như thế này: phương thức ngu xuẩn thô lỗ này không đủ để cho chúng ta làm theo.
?Những kẻ bất tài thường bị người khác kỳ thị, còn kẻ trí cũng vì mọi quan hệ gay gắt bên ngoài, kỳ thị chính trị, cạnh tranh danh lợi, tâm lý ghen tỵ mà thường thường bị đối xử không bình đẳng. Khổng Tử một đời cũng đã nếm đủ mùi đau khổ của lừa bịp, âm mưu, tranh đoạt, trải qua hết mọi trắc trở và gian nan. Nhiều vĩ nhân đều thoát ra từ việc bị kỳ thị. Vịt con xấu xí cuối cùng đã biến thành ngỗng trời, từ bị kỳ thị trở thành được ngưỡng mộ.
Kẻ trí, vĩ nhân và tất cả mọi người có khí phách khi bị kỳ thị lại là lúc bắt đầu tự lực tự cường. Họ không tính toán so đo với người khác, trong quan hệ gay gắt ngắn ngủi tạm thời, trên sự được mất cá nhân nông cạn, họ có thể tránh xa những cuộc đấu đá ồn ào oanh liệt này, mà âm thầm không nói không rằng hạ quyết tâm để phát triển mình, bổ xung mình. Họ có thể nhẫn nhục gắng chịu, tiến đánh về mục tiêu cao xa, mà không thèm để ý tới những việc chèn ép đấu đá nhân sự vô vị ở xung quanh.
?Rơi vào trong bất hòa mâu thuẫn của những việc vụn vặt tầm thường quá nhiều, đối với từng lời nói từng việc làm của người khác quá nhạy cảm, đối với các việc như cách nhìn và ấn tượng của người khác đối với mình quá chú ý, chỉ sợ người khác xem thường mình, thiên kiến với mình hoặc vô cớ nghi ngờ người khác v.v... tất thảy đều là biểu hiện tâm lý yếu đuối, thiếu lòng tự tin; tất thảy đều là tự đưa ra việc khó xử, tự bày đặt ra trở ngại, tự tìm ra nỗi khổ để chịu.
Lu Leng khi đi dạo, suy nghĩ miên man rằng: Nguồn hạnh phúc chân chính ở ngay trong tự thân chúng ta; đối với một người giỏi tự mình hiểu ra, người bên cạnh không kể như thế nào cũng không thể làm cho anh ta thật sự chán nản.
Ðánh ngã mình thường là mình chứ không phải là người khác. Kỳ thị mình, thường là mình chứ không phải người khác.
Bất kể anh ta tung ra những lời đồn đại ác ý, bạn vẫn đi con đường của bạn, kiên trì giữ lý tưởng cuộc đời của mình, một mạch tiến thẳng về phía trước, không một giây dừng lại thì người bên cạnh làm sao được bạn?
?Ðối với người kỳ thị bạn, bạn cũng có thể coi khinh anh ta, hoặc không thèm để ý tới anh ta, dùng yên lặng để đánh trả lại anh ta. Bạn đừng nên tưởng rằng hễ là người kỳ thị bạn đều là người tài giỏi hơn bạn, anh ta có thể không bằng bạn. Bạn bị anh ta đánh ngã, bạn vì anh ta kỳ thị bạn mà phải mang gánh nặng tư tưởng, thật chẳng đáng chút nào! Bạn thực là đã xem thường mình rồi.
?Cho dù người kỳ thị bạn tài giỏi hơn bạn, vĩ đại hơn bạn, đó cũng chỉ là tạm thời ở một vài phương diện nào đó cao hơn bạn một tí mà thôi, ví dụ như đã đọc nhiều hơn bạn vài quyển sách, bằng cấp cao hơn bạn một chút hoặc năng lực khá hơn một chút, hoặc nói lưu loát hơn bạn một chút, hoặc trông xinh xắn hơn một chút v.v... mà tất cả những cái này đều không có nghĩa là nhân cách của anh ta cao thượng hơn bạn. Bạn so sánh với anh ta đều là con người cả có sự tôn nghiêm của con người như nhau. Anh ta vốn không có lý do để kỳ thị bạn. Bạn trước mặt anh ta hoàn toàn không cần phải tự thẹn kém không bằng người.
Khi người có địa vị cao hơn bạn kỳ thị bạn, để giữ tôn nghiêm nhân cách của mình, bạn cũng không hề sợ sệt, coi thường anh ta, không thèm đặt anh ta vào trong khóe mắt của mình. Như thế, kích thích mà anh ta nhận được, nhân cách của anh ta bị tổn thất có thể so với bạn bi thảm hơn.
?Ðương nhiên, mọi người đều là con người, giữa người với nhau vốn không nên kỳ thị lẫn nhau, giữa người với nhau vốn không có sự ngăn cách, người do một tính - cửa thiền gọi là Phật tính, còn tâm lý học gọi là Nhân tính - nối thông với nhau, về nhân cách, về sự tôn nghiêm của con người mọi người vốn đều bình đẳng. Mà mọi sự sai khác giữa người với nhau, mọi sự phân biệt cao thấp đều là bản thân con người quy định, do mọi khái niệm, tập tục, thành kiến, nguyên tắc của bản thân con người hình thành nên, chính là những cái này đã tạo nên sự ngăn cách giữa con người, đã hình thành nên mâu thuẫn khi giao tiếp giữa người với nhau, kỳ thị lẫn nhau cũng là từ đó sinh ra.
Hãy coi mọi khái niệm và thành kiến, tập tục và nguyên tắc vốn không có ý nghĩa, hãy để cho sự ngăn cách trở thành thông suốt, để cho hiểu nhầm biến thành hiểu biết, để cho kỳ thị biến thành hữu nghị, để cho thiên kiến biến thành công bằng, để cho thế gian tràn ngập lòng yêu là mô thức lý tưởng của quan hệ nhân tế (giữa người với người)
Ðể thực hiện mô thức này bạn sẽ bắt tay làm ngay trước mắt, khi bạn có cảm giác bị kỳ thị, lại có thể tự nhiên thoải mái thoát khỏi cảm giác này để tự do nối liền tình cảm với người khác, để có ý thức loại bỏ mâu thuẫn, cùng gặp gỡ thẳng thắn thành khẩn với người khác, ăn ở thật lòng với nhau, xây dựng quan hệ nhân tế hữu ái chân thành, xoay chuyển thiên kiến của người ta, bạn sẽ có thể bớt đi được nhiều phiền não và đau khổ trong đời người. Người có thể có được những việc làm như vậy, đương nhiên là rất ít, nhưng lại rất đáng để chúng ta bắt chước làm theo.
Mấu chốt là ở chỗ, bạn có bằng lòng và có thể "gác lại" những thành kiến, thói xấu, khái niệm nguyên tắc kia hay không?
Nhân cách, sự tôn nghiêm của con người, rốt cuộc phải dựa vào mình để quy định, để truyền rộng ra, để hoàn thiện. Bạn đặt mình vào giới hạn nhân sinh như thế nào, thì bạn sẽ có cuộc sống như thế ấy.
Tất cả mọi khả năng cũng như mọi thứ không có khả năng đều đang tồn tại đối với bạn.
Có hành động như thế nào thì có cảm thụ như thế tất thảy đều quyết định bởi bản thân bạn, mà không phải ở người khác nhìn bạn như thế nào.
Cũng một mình bạn như thế, người khác có thể nhìn như thế này, cũng có thể nhìn như thế khác; bản thân bạn cũng vậy, có thể cảm nhận như thế này cũng có thể cảm nhận như thế kia.
Khi mặt trời xuống núi, có người nhìn thấy muôn tia hào quang cảm thấy rất đẹp. Có người lại từ việc mặt trời xuống núi liên tưởng đến ngọn nến của sinh mệnh sắp sửa tắt, từ đó sợ đen tối đến.
Cảm thấy bị kỳ thị từ đó mà lo ngại liên miên cũng thế, không đồng ý không thay đổi thú vui cũng thế, mặt trời của ngày mai đều có thể mọc lên như thường. Bạn cùng tồn tại với người đời, bạn với người đời cùng đón mặt trời của ngày mai như nhau.
Tất cả mọi đánh giá, tất cả mọi đối xử, tất cả mọi ấn tượng của người khác về bạn, kỳ thực bạn vẫn là bạn; suy cho cùng thực chất đối với bạn cũng chẳng hề tăng mà cũng chẳng hề tổn thất.