Lòng nghi ngờ cũng như con dơi, nó luôn bay trong đêm tối.
Khắc phục khiếm khuyết đa nghi và thần kinh quá nhạy sẽ bắt đầu từ việc đi khỏi trung tâm tự mình.
Làm sao hiểu lòng đề phòng người khác không thể không có?
Trên đời vốn chẳng có việc gì, kẻ tầm thường thường tự chuốc lấy điều phiền toái.
Cái "tầm thường" của con người tầm thường của bạn sẽ ở chỗ hay nghi ngờ. Người ta vốn rất có cảm tình tốt đối với bạn hoặc đã từng là bạn tốt, bạn lại lấy một câu nói vô ý thức nào đó của người ta, hoặc một động tác vô ý thức nhỏ nhặt nào đó, hoặc một ánh mắt bèn nghi ngờ người khác đang giở trò với bạn, ngấm ngầm đang quấy rối bạn, đang bàn tán về bạn, đang nói xấu bạn, từ đó xuất hiện cách nhìn lệch lạc đối với anh ta, hoặc cắt đứt việc đi lại giao tiếp với anh ta, cắt đứt hoàn toàn hữu nghị với anh ta. Bạn còn có thể đem một việc đi lại giao tiếp bình thường của một đôi trai gái nghi ngờ là mối tình vụng trộm. Bạn có thể đem tất cả những thư từ của các bạn gái gửi cho chồng bạn đều nghi ngờ là thư tình, hoặc đem tất cả những lá thư của các bạn trai gửi cho vợ đều nghi là thư tình. Nếu như chưa có bất cứ căn cứ nào đã nghi là luyến ái tinh thần. Bạn nghi ngờ tất cả mọi người, bao gồm cả bản thân bạn, nghi ngờ tất cả mọi việc, bao gồm cả việc ăn ở hàng ngày của bản thân bạn. Có người gọi nó là thần kinh quá nhạy cảm.
Nghi ngờ tất cả và tin tưởng tất cả đều là tuyệt đối hóa cực đoan. Nghi ngờ nhiều cái vốn không nên nghi ngờ, tin tưởng nhiều cái vốn không nên tin tưởng,? có người dễ dàng tin tưởng những cái giả dối là chân thực, có người lại dễ dàng tin những cái chân thực là giả dối.
Hay nghi ngờ, mạnh dạn nghi ngờ tất cả, có khi có thể là tốt, có thể dự đoán trước được nhiều sự việc mà người bình thường không dự đoán nổi, có thể phát hiện những cái mà người bình thường phát hiện không được, trong lòng đã có chuẩn bị từ trước. Mà ưu thế của điểm này lại thường thường bị thói xấu của nó và nguy hại gột rửa sạch sành sanh, nhỏ nhoi chẳng đáng kể.
Có một vĩ nhân từng nói: :"Lòng nghi ngờ giống như con dơi luôn bay trong đen tối. Lòng nghi ngờ làm mê và hãm hại con người, làm lung lạc tâm trí con người, nó có thể làm cho bạn rơi vào cảnh bối rối, lẫn lộn bạn thù và phải trái, từ đó phá hoại sự nghiệp của bạn".
Không có mấy ai bằng lòng đi lại, giao tiếp với một người hay nghi ngờ người khác, sợ dẫn đến một số phiền? phức vô cớ, phần nhiều đều xa lánh bạn. Vì thế người hay nghi ngờ phần nhiều là người cô độc, mà sự cô độc của bạn lại không phải là sự cô độc thanh cao của nhà triết học muốn đi ra ngoài thế tục để tìm sinh mệnh và tư tưởng mới. Bạn đang ở cái cô độc không nhận được sự giúp đỡ của người khác, một loại cô độc đê tiện. Bạn sẽ gặp phải khó khăn ở khắp mọi nẻo đường, năng lượng của sinh mệnh không có cách gì để thi thố, trí lực và tài hoa của nó không có cách nào khai triển, sự nghiệp rất khó thành.
Bạn hành động chậm chạp, gặp việc do dự không quyết, thường xuyên lâm vào cảnh ngộ tiến thoái lưỡng nan. Người hay nghi ngờ lại có hành động quả cảm rất hiếm thấy Peigen đã từng nói Henry VII là một người như thế. Có nhiều người hay nghi ngờ thường kèm thêm cá tính nhút nhát và sợ sệt, điều đó càng tồi tệ hơn, không khắc phục loại thiếu sót của cá tính này, bạn chỉ có thể một đời vùi đầu vào nghề nghiệp một cách thảm thê buồn tẻ.
Hay nghi ngờ cũng thường thường là một trong những nguyên nhân tạo nên vợ chồng bất hòa, gia đình tan vỡ. Bởi vì chồng đối với vợ hoặc vợ đối với chồng vô cớ hoài nghi gây nên những việc vốn không có chuyện gì xẩy ra. Nhữngviệc vốn là trung trinh vì bị nghi ngờ là không trung trinh mà dẫn đến về sau quả nhiên không trung trinh thường hay xẩy ra. Hoặc những việc vì một bên không có cách gì chịu đựng nổi sự nghi ngờ vô cớ lâu dài của một bên khác mà sinh ra chán ghét và phiền não, dẫn đến cuối cùng cắt đứt cũng thường xẩy ra.
Thần kinh quá nhạy, hay nghi ngờ người khác, trước tiên phần nhiều do khí chất sinh lý phát triển không lành mạnh bình thường, không có thái độ xử thế lạc quan thông thoáng và tâm lý tự tin kiên cường, lo lắng liên miên, từng bước từng bước hướng nội hóa, thường xuyên ở trạng thái tự khép kín. Anh ta không hiểu nổi thế giới rộng lớn ở ngoài anh ta là muôn màu rực rỡ như thế nào, anh ta không hiểu nổi núi người biển người ngoài anh ta phong phú đa dạng ra sao, anh ta không biết mỗi một con người đều có một thế giới cá tính độc lập hoàn chỉnh, đâu có ai ai đều có thời giờ rảnh rỗi chuyên môn đi xúi giục bạn được? Anh ta vẫn là dùng cách nhìn lệch lạc hẹp hòi của mình làm thước đo để lo lường tất cả mọi người tức là lấy lòng dạ của kẻ tiểu nhân đi đo bụng của người quân tử. Cho rằng ai ai cũng đều suy nghĩ giống anh ta, kiến giải giống anh ta.
Tóm lại, không tìm hiểu người khác, không tìm hiểu thế giới, thiếu khả năng phán đoán là nguyên nhân chủ yếu tạo nên hay nghi ngờ, thần kinh quá nhạy, phán đoán sai lầm, phát sinh hiểu nhầm.
Vì vậy, khắc phục đa nghi, khắc phục khiếm khuyết thần kinh quá nhạy sẽ phải bắt đầu từ việc đi ra khỏi trung tâm tự mình di chuyển mình từ xu thế hướng nội sang xu thế hướng ngoại, hướng về thế giới bên ngoài, hướng về người khác, đi giao tiếp nhiều, đi tìm hiểu nhiều để thu nhận được những nhận thức chính xác và phán đoán chuẩn xác đối với người, đối với sự vật.
Trong quá trình tìm hiểu người khác, tìm hiểu thế giới bên ngoài, bạn phải tự giác bồi dưỡng khí phách hiểu người khác, hiểu thế giới của mình, hình thành cá tính rộng rãi lạc quan thông suốt.
Bạn nên biết, trên đời không có ai là không thể hiểu rõ, không có sự việc gì không thể hiểu rõ.
Nếu như bạn nghi ngờ một người nào đó, một sự việc nào đó, biện pháp tốt nhất là đi trao đổi với người đó, thẳng thắn và hữu hảo trao đổi cách nhìn của mình với anh ta, thu nhận được nhận thức chân thực, từ đó được hiểu rõ. Một khi đã hiểu rõ bạn sẽ không thể giữ lại thắc mắc trong lòng, sẽ không nhớ hận người đó nữa.
Biện pháp loại bỏ hiểu nhầm đa số đều là như thế cả, trao đổi trực diện so với bất cứ việc nói cạnh nói khóe, tìm hiểu vòng quanh, nghe phong thanh gián tiếp đều giản tiện mà có hiệu quả.
Bạn cũng cần cảnh giác những nghi ngờ do nghe phong thanh truyền tin lại. Phàm những tin lan truyền không lợi cho hữu hảo hoàn toàn có thể là tin giả, hoặc kẻ truyền tin hiểu nhầm, hiểu sai dụng ý của lời nói ban đầu, hoặc là có ý phát ra những kích thích để gây chia rẽ. Bạn đối với tất cả loại tin này trước hết đều giữ im lặng, sau đó bạn trực tiếp đi tìm hiểu thực hư là được. Nắn đi nắn lại, việc hiểu nhầm tức khắc được loại bỏ, phải trái và tốt xấu cũng sẽ phân biệt rõ ràng.
Bạn đã có lòng tự tin vững chắc thì không thể vô cớ nghi ngờ người khác ngấm ngầm quấy rầy đối với bạn, bạn phải vững tin ở mình, việc nói ra nhất định làm bằng được, tiền đồ của bạn chắc chắn sẽ không thua kém một ai.
Có người hỏi vặn lại, lòng đề phòng người khác không thể không có, làm sao bạn lại không nên phòng bị người khác? Kỳ thực "lòng đề phòng người khác" này không phải là cái gì khác, mà là một sự chuẩn bị tăng cường bản thân mình, không ngừng bổ xung thêm cho mình, làm cho mình trở nên ngày càng có thực lực hùng hậu, mạnh mẽ lên. Chẳng phải là vô cớ nghi ngờ người khác. Chỉ có sau khi bạn có sẵn điều kiện và dũng khí tham gia cạnh tranh và nhất định có thể giành được thắng lợi, mới có thể thật sự ?đề phòng người?, nếu không thì có thể là phòng không nổi. Chính là nói muốn có một sự phòng bị có tính cơ bản vững chắc, không phải là sự phòng bị kiểu chắp chắp vá vá, không phải là chỉ phòng bị trên cửa miệng, chỉ lo sợ trong tâm lý! Bạn vững vàng, bạn lớn mạnh, tâm tính bạn thanh cao, bạn vốn trong lương tâm không hổ thẹn, người khác liệu có thể làm gì được bạn? Còn đối với những lời bịa đặt hại người, phỉ báng vô lý của kẻ tiểu nhân, đó là một việc khác, hãy đợi họ công khai nhảy ra hãy nói sau, đối với loại người này bạn có thể chiến thắng anh ta một cách nhẹ nhàng, càng không cần phải ?đề phòng?. Bởi vì bất cứ bọn bịa đặt nào, bất cứ bọn phỉ báng vô lý nào, trước hết đều thấp hơn người khác một cái đầu, anh ta không dùng sự thực làm căn cứ, trước sự thật anh ta tự nhiên bị tan rã, trôi dạt đi ngàn dặm, không cần bạn đề phòng, đợi cho anh ta nhảy ra, bạn chỉ cần đem sự thực công khai trước công chúng thì anh ta đã bại rồi.