Mọi người trong toàn xã hội đều là người phục vụ, chỉ có phương thức phục vụ khác nhau mà thôi.
Sang lấy hèn làm gốc, cao lấy thấp làm nền.
Cách đối xử của con người vốn không phân biệt địa vị cao thấp. Còn trong xã hội đời thường thì giữa cấp trên cấp dưới, giữa cán bộ với công nhân, giữa người làm chính thức với người làm tạm thời lại vô hình đã phân ra địa vị cao thấp. Tôi và bạn đều không có cách gì tránh được điều này.
Chúng ta đều đang sống trong xã hội đời thường.
Bạn là người lãnh đạo của một đơn vị nào đó, trong công tác động một tí là quở trách, quát mắng thuộc hạ của bạn dẫn đến thuộc hạ oán hận. Ðiều này không chỉ biểu hiện bạn đơn giản thô bạo, dã man không năng lực, mà còn là kết quả của bạn không khéo giao tiếp với người khác, không biết đi lại với người có địa vị thấp hơn bạn.
Các bạn mặc dù nói là quan hệ cấp trên cấp dưới, nhưng bạn và anh ta cùng là một con người, cái gì mà bạn có, thì anh ta cũng có. Nhân cách, phẩm giá của con người, bạn và anh ta là bình đẳng, không có sai khác. Nếu các bạn là đồng nghiệp thì bạn phục vủ công tác này, anh ta cũng phục vụ công tác này, đối tượng phục vụ giống nhau, chỉ có là phương thức phục vụ tồn tại khác biệt mà thôi, về thực chất không có phân biệt cao thấp, ở đây các bạn hoàn toàn là bình đẳng. Nếu như bạn là lãnh đạo, bạn sẽ càng câu nệ công việc này hơn, chỉ sợ làm sai, luôn luôn cẩn thận hết mực, nơm nớp lo sợ, tinh thần căng thẳng lòng dạ lúc nào cũng căng như sợi dây đàn, còn anh ta ngược lại rất đơn giản, sống rất nhẹ nhàng thoải mái. Bạn sống mệt hơn anh ta, lòng dạ bạn vẫn nặng nề hơn anh ta. Ðương nhiên, bất kể tính tình tâm lý của anh ta như thế nào, sự thực khách quan tồn tại trong xã hội đời thường là địa vị của bạn đang giữ cao hơn địa vị của anh ta. Nếu như bạn chỉ vẻn vẹn nhìn thấy sự khác biệt cao thấp của địa vị này (chưa chắc sự khác biệt này là do năng lực của bạn mạnh hơn anh ta, trình độ cao hơn anh ta) đã bỏ qua luật bình đẳng cùng là một người và cùng phục vụ một công việc, động một tí là quở trách, quát mắng anh ta, làm sao anh ta không oán hận bạn, mặc dù anh ta bề ngoài không lộ vẻ oán hận, không nổ ra phản kháng ngay tức khắc, nhưng trong lòng không thể cân bằng, không thể không phản kháng. Việc đó có nhiều điều hại mà không có một chút lợi nào đối với công việc của bạn.
Nếu là anh chàng cứng rắn hay cô gái đanh đá, nếu như anh ta thật ra không chịu phục bạn, nếu như trên thực tế, nănglực của bạn thật ra không mạnh hơn anh ta, trình độ tri thức cũng không cao hơn anh ta thì anh ta càng không chịu bạn quở trách và quát mắng, chưa biết chừng anh ta có thể ở giữa hiện trường sẽ găng lên với bạn, cãi nhau hoặc chửi ầm lên. Giọng của anh ta có thể cao hơn bạn, sức lực của anh ta còn mạnh hơn bạn, đành rằng bạn có thể chẳng nể nang cho anh ta một bài hoặc chửi anh ta, anh ta càng có thể trắng trợn chửi bạn một trận nên thân. Nếu như thường xuyên như thế, uy tín của bạn chẳng còn gì, lại chẳng có cách gì quản lý nổi anh ta. Nếu như đối với nhiều thuộc hạ đều như vậy cả, bạn sẽ có thể trở thành một người lãnh đạo không xứng đáng, cuối cùng chỉ có thể bất lực.
Cho nên tôn trọng người khác, bình dị gần gũi người khác, lấy tư thái bình đẳng cùng phục vụ công việc, xem địa vị cao thấp chỉ là cái tạm thời, vốn không có ý nghĩa mang tính chất thực tế, là tư thái đẹp nhất khi đi lại giữa cấp trên với cấp dưới. Bạn tôn trọng cấp dưới, cấp dưới ắt tự nhiên tôn trọng bạn. Bạn không xem nặng địa vị cao thấp, chung sống với anh ta một cách bình đẳng, anh ta mới phục bạn, phối hợp với bạn, xuất mưu hiến kế cho bạn.
Nếu bạn là cán bộ cấp nhà nước, bạn là nhân viên cao cấp của công ty, lại thường xuyên cãi nhau chửi mắng với nhân viên phục vụ ăn uống, gác cổng, đánh máy chữ, thu phát công văn... thì việc đó chỉ có thể nói lên rằng lòng dạ bạn hẹp hòi, bạn tu dưỡng chưa đủ, bạn không có năng lực quan hệ đi lại với những người địa vị thấp hơn bạn. Bạn không xứng đáng là người đứng đầu.
Nếu như nhân viên phục vụ chưa làm tốt công việc, bạn cũng không có lý do lấy tri thức và năng lực của bạn làm thước đo để yêu cầu những nhân viên phục vụ đó, yêu cầu họ cũng năng nổ như bạn, lý giải công việc như bạn. Về phương diện tri thức và năng lực bạn phải thừa nhận khác biệt, cho phép họ không như bạn, lý giải họ không như bạn. Như vậy, khi họ có việc gì làm không hợp ý bạn, làm không tốt, bạn nên kiên nhẫn chỉ bảo họ, giúp đỡ họ mới phải.
Nếu như thái độ phục vụ của các nhân viên phục vụ kém, không bền bỉ, không nhiệt tình, thậm chí có chút kêu ca phàn nàn, bạn là một người được phục vụ, một người có địa vị đứng trên họ, lẽ ra phải lý giải trạng thái tâm lý của họ. Nói chung, nếu như không có phong thái cảm thông cởi mở, vui vẻ thanh cao, không thể lý giải đúng đắn sự phân công của xã hội, không thể lý giải mọi người trong toàn xã hội thực chất đều là nhân viên phục vụ tức là đạo lý mà mọi người thường nói ?mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người?. Người phục vụ khi ở trước mặt người được phục vụ, khi phục vụ người khác, trong tiềm thức của anh ta tồn tại cảm giác không cân bằng, anh ta có thể nẩy sinh tâm lý tự ti. Dưới vẻ bề ngoài không bền bỉ, không nhiệt tình kia, cũ nhàu kia, kỳ thực đang che giấu cảm giác không cân bằng và tự ti sâu sắc. Như vậy, bạn không cần thiết phải suy bì với anh ta, đọ tài cao thấp với anh ta. Bạn nên cho phép anh ta lấy phương thức tiêu cực này để đạt được sự cân bằng bề ngoài tạm thời, hãy để cho anh ta bù đắp lại một chút lòng tự ti rất có hạn mà đáng thương.
Quan hệ đi lại với những người địa vị thấp hơn bạn, chỗ mấu chốt là trước tiên bạn phải lấy tư thái cao độ tôn trọng anh ta chứ không phải là bắt anh ta trước tiên tôn trọng bạn. Như thế, các bạn sẽ có sẵn trạng thái tâm lý bình thường và tiền đề tốt đẹp để đi lại bình thường. Nếu như bạn đến việc này mà chưa làm được, hầu như còn e ngại, thậm chí còn cho rằng như vậy sẽ có tổn hại đến thể diện của bạn, thì lòng dạ bạn quá hẹp hòi, phong độ quá nhỏ nhen, khí chất cơ sở của bạn quá mỏng manh. Bạn chỉ đáng làm kẻ tiểu nhân. Bởi vì bạn quá quan tâm mình, quá để ý đến cái gọi là thể diện của mình, kết quả bạn mãi mãi chỉ có thể mình quan tâm chính mình, mình quản lý mình, mình chiếu cố thể diện của mình, bạn không được sự quan tâm của người khác, bạn không có cách gì quản lý người khác, cũng không được sự chăm sóc và tôn trọng của người khác.
Bạn càng không để ý đến mình, không để ý đến cái gọi là thể diện của mình, mà để ý càng nhiều đến người khác, đến thể diện của người khác - nhất là để ý đến thể diện của những người địa vị thấp hơn bạn, thì ngược lại bạn sẽ được thể diện nhiều hơn.
Cho nên Thánh hiền nói: "Sang lấy hèn làm gốc, cao lấy thấp làm nền. Vì vậy các bậc vương hầu đã tự gọi mình là cô, là quả. Ðó chẳng phải là lấy hèn làm gốc đó sao?"...
Cho nên Thánh hiền lại nói: "Con người mà ác chỉ có cô, quả. Các bậc qúy tộc đã tự mình xưng. Cho nên - vật chất hoặc bớt đi mà có ích hoặc vì để có ích mà phải bớt".
Thánh hiền lại đem điều đó diễn dịch thành thuật của bậc quân vương.
Sông biển sở dĩ có thể trở thành bậc vương giả của trăm suối ngàn khe, đã lặng lẽ nằm yên phía dưới để được gọi là ?Bách cốc chi vương?. (Vua của khe suối). Nếu muốn đặt dân lên trên thì phải dùng lời lẽ để tỏ ra là kẻ dưới. Muốn lấy dân là trước thì cần đặt mình ở sau.
Bạn có thể từ lời dạy của Thánh hiền nhận được lời gợi ý, nhận được bí quyết đi lại với những người địa vị thấp hơn bạn không?