“Chúng ta sống trong một thế giới tôn thờ những giới hạn.”
— Tama Kieves, tác giả cuốn This time I dance! (Tạm dịch: Lần này tôi nhảy múa!)
1. Thật sự, chúng ta đang không ở đây – không phải trong “thời điểm hiện tại”. “Thực tại” là điểm mấu chốt của quá trình tư duy. Đó là lý do vì sao người tập yoga có thể dễ dàng gạt bỏ những xung nhiễu thần kinh, thay đổi nhịp tim, mạch máu và các chức năng khác của cơ thể. Nếu bạn không ở thực tại, tâm trí của bạn sẽ không thể thực hiện được điều bạn muốn. Điều cần làm là phải tập nhận thức và ý thức từng chút một. Nếu không bạn sẽ vô tình hành động dựa theo niềm tin cũ đã hằn sâu vào tiềm thức, niềm tin đã hình thành từ trước khi bạn lên năm tuổi. Bạn có thật sự muốn một đứa bé năm tuổi điều khiển cuộc đời của mình không?
2. Chúng ta đã quên mất điều quan trọng. Chỉ cần một mẩu bánh ngọt là cung cấp đủ năng lượng cho tư duy sáng tạo của chúng ta. Điều này chẳng có gì phải tranh cãi nữa. Nhưng lúc nào chúng ta cũng nói với bạn bè và với bản thân mình rằng, việc này khó hoặc là chúng ta vẫn đang nghĩ về điều đó. Thử để ý xem trong một vài ngày tới bạn nói những câu như “Việc này khó” hoặc “Đầy thách thức” hay những câu “Mọi thứ đã thay đổi” hay “Ở nhà tôi nó thế” bao nhiêu lần nhé. Chúng ta mất rất nhiều thời gian để nói về những việc không hiệu quả mà quên mất rằng quan trọng là chúng ta phải có năng lực để tạo ra thứ “có hiệu quả”.
3. Chúng ta luôn đeo đuổi sự tiêu cực. Chúng ta học được điều gì từ bệnh tật, các rắc rối và tai họa trong quá khứ? Chúng ta chuẩn bị gì cho các tình huống khẩn cấp? Chúng ta quen đắm chìm trong các vấn đề và tự hỏi “Sai lầm ở đâu?” Đó là cách thức lạc hậu cần phải thay đổi. Khi chúng ta bắt đầu tìm kiếm điều đúng đắn, cuộc sống của chúng ta sẽ xoay vòng theo các hướng mới, thú vị đến mức khó tưởng tượng được.
Sự thật là những điều được coi là “sai” (một sự phán xét liều lĩnh) đều có mặt trái của nó. Thiếu hụt là mặt trái của phong phú, ốm yếu là mặt trái của khỏe mạnh… Cả hai mặt tồn tại song hành và cả hai đều đúng. Khi bạn chọn nhìn vào một mặt thì mặt kia có thể bị ẩn đi.
Thật không may, khi không gian và thời gian hiện tại chỉ cho phép bạn quan sát được một mặt của đồng xu. Nhưng điều quan trọng là bạn phải nhận ra được rằng mặt kia cũng tồn tại và bạn có thể quan sát bất kỳ lúc nào, chỉ đơn giản là lật nó lại. Cả những mặt trái ngược như nhiều – ít đều đúng cả. Vấn đề là bạn muốn nhìn thấy mặt nào thôi.
4. Chúng ta nghĩ mình đã thực sự hiểu được vấn đề. Một khi làm rõ được điều gì đó, bạn không còn nghi ngờ về nó nữa và nó sẽ trở thành thực tiễn của bạn. Nhưng hiểu biết của bạn về một điều gì đó còn rất giới hạn. Nói theo ngôn ngữ lượng tử, nó làm sụp đổ các làn sóng, không còn chỗ cho những điều kỳ lạ, huyền bí hay những phát minh mới. Hãy thử tưởng tượng, một tay bạn đang ôm một chồng sách và tay kia là một túi hoa quả, bạn không thể cầm vật gì khác lên được nữa. Bạn có thể rất hiểu biết và có nhiều bằng cấp, đóng khung và treo chúng trên tường ở tầng hai của tòa nhà chọc trời nào đó nhưng nên nhớ rằng còn có rất nhiều tầng khác (không gian khác) và tất cả những gì bạn “biết” vô tình lại có thể cản trở các tiềm năng khác của bạn.
5. Tư duy của con người mạnh mẽ đến nỗi nó có thể làm cho điều “bên ngoài” nó mạnh mẽ hơn. Đó là lý do vì sao khi làm thí nghiệm, bạn cần trì hoãn các phán đoán để tin rằng thí nghiệm sẽ thành công. Nếu ngay từ đầu bạn đã tin rằng kết quả thí nghiệm toàn là những lời ảo tưởng, bạn sẽ thu thập đầy đủ các dữ liệu để chứng minh điều đó.
6. Chúng ta vẫn chưa thật sự thực hành. Sử dụng Trường tiềm năng để điều khiển cuộc sống không phải là một bài tập về trí óc, nó không phải là lý thuyết mà là thực tiễn, tương tự như việc học chơi bóng bàn vậy. Tiger Woods chỉ mới 18 tuổi khi giành giải Vô địch Golf không chuyên của Mỹ, nhưng anh đã phải dành đến 16 năm để tập luyện và giờ đây, anh vẫn không ngừng tập luyện hằng ngày. Bạn không biết những kiến thức uyên bác, nhưng bạn vẫn có thể trở thành người uyên bác, đó là điều mà cuốn sách này đề cập đến.