50 việc cần làm ở tuổi 20

Chương 5

HỌC TIẾNG ANH HOÀN TOÀN DỰA VÀO CỐ GẮNG THỜI TRẺ

Người nói tiếng Anh lưu loát chắc phải là người hồi học trường phổ thông có thành tích xuất sắc môn tiếng Anh.

Kỳ thực, trình độ tiếng Anh hồi học trường phổ thông như thế nào hầu như chẳng có quan hệ gì vớ việc sau này có nói giỏi tiếng Anh hay không.

Những người nói tiếng Anh lưu loát phần lớn là những người sau khi tốt nghiệp đại học, đã dành nhiều công sức tuổi hai mươi cho việc học tiếng Anh.

Đừng vì kết quả học tiếng Anh hồi học trường phổ thông kém cỏi, mà bỏ việc luyện nói tiếng Anh. Cũng không thể căn cứ trình độ tiếng Anh lưu loát bây giờ mà đoán rằng hồi học trường phổ thông kết quả môn tiếng Anh xuất sắc. Chẳng qua đó là kết quả cố gắng cao độ sau khi tốt nghiệp.

Bảo rằng “Tôi làm sao có thể sánh với những người sống ở nước ngoài”, cũng chỉ là một cái cớ biện hộ cho mình. Số người chưa hề sống ở nước ngoài mà nói tiếng Anh lưu loát cũng chẳng ít.

Chỉ cần sống ở nước ngoài, không cần cố gắng, tự nhiên vẫn nói tiếng Anh lưu loát, – nghĩ như thế là sai. Dù sống ở nước ngoài rất nhiều năm, nhưng không chịu khó học, thì không thể nói tiếng Anh lưu loát.

Nắm vững một ngoại ngữ hay không, điều chủ yếu là dành bao nhiêu công sức ở tuổi hai mươi cho việc học ngoại ngữ ấy.

Bí quyết nói tiếng anh là sử dụng câu ngắn.

Người Nhật khi nói tiếng Anh chỉ thích sử dụng đại từ quan hệ.

Còn người Mỹ trong sinh hoạt hàng ngày hầu như không sử dụng đại từ quan hệ. Khi họ suy nghĩ, họ hoàn toàn không sử dụng đại từ quan hệ. Họ sẽ nghĩ theo thứ tự thuận “The boy’s friend”.

Công sức tập viết tiếng Anh hồi nhỏ của các bạn sẽ không uổng phí.

Viết là cơ sở của nói. Thông qua viết thật nhiều, bạn sẽ nắm được không ít vốn từ vựng và kết cấu ngữ pháp tiếng Anh.

Còn rất nhiều nước căn bản chưa thể sử dụng tiếng Anh để giao lưu. Chỉ khi nào nghe hiểu đôi phương nói tiếng Anh, mới có thể đáp “I can’t speck English”.

Đã có kiến thức cơ sở rồi mà bỏ dở giữa chừng thì thật đáng tiếc.

Hãy mạnh dạn mở miệng nói tiếng Anh, đó là cách tốt nhất để nâng cao trình độ tiếng Anh của bạn.

NGƯỜI VỤNG NÓI TIẾNG MẸ ĐẺ, KHÔNG CHỪNG LẠI GIỎI NGOẠI NGỮ Khi người nước ngoài hỏi đường, chúng ta thường cảm thấy hết sức khó khăn vì
chưa tìm ra cách trả lời thích đáng.

Sau đó ta mới ân hận “Rõ ràng có cách nói thế này, tại sao lúc đó mình lại không nghĩ ra kia chứ? Có câu nói rất đơn giản, sao mình lại dùng câu rắc rối đến thế?”

Thực ra cũng không có gì lạ.

Nếu trong lúc giao tiếp, cứ nghĩ “Câu này phải nói như thế nào mới đúng?” thì thường là sẽ không diễn đạt đúng ý của mình.

Về đến nhà mới chợt đại ngộ: “Ôi! Thì ra có thể nói thế này, lần sau nhất định phải chú ý mới được!”

Bất kể bạn dùng câu It is …for …to hoặc too …to đều được cả.

Khi nhờ người khác, có thể nói “Can I”.

Phải nói rằng kiểu câu tiếng Anh ta học ở trường phổ thông đều có thể sử dụng trong sinh hoạt hiện nay.

Chỉ cần lên cao giọng ở cuối câu là thành câu hỏi, mà không cần sử dụng từ nghi vấn.

Một nửa sự giao lưu xuất phát từ nguyện vọng hiểu nhau.

Chỉ cần biểu đạt rõ mình “muốn cái gì”, “muốn người khác làm gì cho mình”, thì có thể sống ổn rồi.

Khi đi du lịch, chỉ cần nhớ “I’d like…” thì sẽ không có rắc rối gì.

Ở đây chúng tôi nêu ví dụ để chứng.

Nếu muốn diễn đạt “muốn cái gì”, thì dùng câu “I’d like a…”

Nếu muốn diễn đạt “muốn người khác làm gì cho mình”, thì dùng câu “I’d like to…”

Nếu mạo muội nói với người khác, người ta có thể không để ý đến bạn.

Khi đối phương chưa có sự chuẩn bị về mặt tâm lý, đột nhiên nhận ra bạn muốn nói chuyện với họ, họ sẽ hỏi lại bằng câu “Pardon?”

Thực ra đối phương chỉ là nhất thời chưa nghe rõ, chứ hoàn toàn không phải là vì bạn nói sai về phát âm hay ngữ pháp.

Nếu ngay từ đầu bạn có thể nói câu “I’d like…” thì đối phương sẽ được chuẩn bị về mặt tâm lý.

Dù là ngoại ngữ hay tiếng mẹ đẻ thì cũng vậy.

Người không nghe hiểu ngoại ngữ, thường thường dùng tiếng mẹ đẻ cũng không tạo được sự thông hiểu với người khác.

Người biết ngoại ngữ, thì khi dùng tiếng mẹ đẻ cũng giao tiếp tốt.

Khi bạn bị đối phương hỏi lại bằng câu “Pardon?” thực ra hoàn toàn không phải là vì bạn nói sai về âm hay ngữ pháp.

Có thể đó là do vấn đề logic gây ra. Người nước ngoài không để ý đến lỗi sai về phát âm hay ngữ pháp của bạn, nhưng sẽ tập trung chú ý đến logic của lời nói.

Bạn sẽ gặp nhau tán dóc, khi xuất hiện vấn đề về logic, sẽ có người hỏi “Vì sao lại thế?”

Liệu có phải trong lúc không để ý, ta đã phạm lỗi về mặt logic?

Khi suy nghĩ, hãy cố nghĩ bằng tiếng Anh.

Người càng nói lưu loát, càng dễ phạm lỗi logic do dùng từ ngữ kiểu cách.

Người có trình độ tiếng Anh non kém, thường thường nếp nghĩ tương đối đơn giản, tương đối phù hợp với logic.

Người vụng nói, sẽ không tìm trăm phương ngàn kế trang sức cho nội dung lời nói, không sử dụng những lối nói rắc rối khó hiểu.

Người vụng nói, dễ nói ra nội dung thực chất, lý tính.

Người vụng nói tiếng mẹ đẻ, lại nói giỏi tiếng Anh không chừng.

BẠN THỜI TRẺ LÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH SUỐT ĐỜI CỦA CHÍNH MÌNH Tôi viết cuốn sách “50 việc tuổi hai mươi cần làm”, kỳ thực là đã hoàn thành cuộc
đối thoại với bản thân tôi thưòi trẻ.

Trong sách nhiều lần xuất hiện chữ “bạn”, thực ra đó chính là các độc giả trẻ tuổi của cuốn sách này.

Còn có tôi thời ở tuổi hai mươi.

Thời trẻ, tôi thường thử đối thoại với tôi của nhiều năm về sau.

Các bạn cũng hãy thử đối thoại với bản thân mình của mười năm về sau xem sao.

Đối thủ cạnh tranh của bạn, chính là bản thân mình của mười năm về sau.

Bạn thời trẻ thực ra là đối thủ cạnh tranh suốt đời của bản thân mình.

Hồi tôi làm diễn viên, mỗi năm tôi vẫn kiên trì xuất bản 40 cuốn sách.

Có người nói: “Tiên sinh giỏi thật!”

Nhưng nếu nói về số lượng, thì ở tuổi hai mươi tôi đã đạt được tốc độ ấy rồi.

Không nói chính xác, thì hồi trẻ số lượng sách tôi viết còn nhiều hơn.

Chẳng qua có một số tác phẩm chưa được xuất bản.

Liệu hiện tại tôi có lòng hăng hái như thời trẻ nữa chăng?

Mỗi lần tự hỏi mình như thế, trong người lại trào dâng sức lực.

Thế là nội dung đại thể của cuốn sách tiếp theo lại hiện dần ra trong óc.

HẾT