50 việc cần làm ở tuổi 20

Chương 3

HỌC ĐẾN LÚC ĐẶT NHIỀU CÂU HỎI MỚI TỐT

Người Nhật Bản không quen thắc mắc. Nhìn chung cuối mỗi buổi nói chuyện đều dành thời gian trả lời các câu hỏi.

Nhưng cả hội trường cứ im phăng phắc.

Có người sau đó mới đến gặp tôi hỏi một vài câu.

Tôi đoán là người ta ngần gnại ở chỗ đông người.

Nhưng tôi đã xác định qui tắc là chỉ tiếp nhận dác câu hỏi ở hội trường.

Nếu chấp nhận trả lời câu hỏi sau đó, thì tại hội trường sẽ không có ai dám đứng lên đặt câu hỏi cả.

Song cũng có ngoại lệ, ấy là khi có người kín đáo trao số điện thoại của họ cho tôi.

Mỗi buổi nói chuyện, thể nào cũng có một vị diễn giả tỏ ra hăng hái quá mức.

Cứ thao thao bất tuyệt ở hội trường, chẳng thèm để ý đến sự cảm nhận của người khác, y như một đứa trẻ chậm hiểu.

Có nhà tổ chức lo không có ai nêu câu hỏi, thì sẽ buồn tẻ.

Tôi nói, thính giả không nêu câu hỏi, thì các vị có thể nêu.

Có điều rắc rối là một số vị đứng ra tổ chức lại “không thể nêu câu hỏi nghi vấn” đối với phần diễn giảng của tôi.

Giống như đi xin việc vậy.

Người không có nhiệt tình thì dù đến đơn vị cần tuyển mộ mấy lần, cũng không kết quả gì.

Khi đến lúc hỏi “Có gì nghi vấn hay không?” bên dưới mọi người cứ im phăng phắc. Ở các lớp học thường thường như vậy.

Người ta vào lớp học, chỉ ngồi im nghe giản. Nhất nhất nghe theo lời giảng của thầy giáo, rõ ràng đấy là một căn bệnh của nền giáo dục.

Các bạn từ lớp mẫu giáo đến bậc đại học, chỉ có mỗi việc bị động nghe giảng.

Thói quen trở thành điều tự nhiên.

Chưa bao giờ nghĩ đến việc mình sẽ tích cực đóng vai người chủ động nêu câu hỏi.

Các bạn chỉ sắm vai kẻ bị độngnghe giảng.

Bài giảng của thầy giáo thì tiếng nói phát ra từ băng ghi âm.

Học tập thật sự thì phải chủ động và tích cực.

Mà các bạn thì chưa hề được huấn luyện để làm như vậy.

Đó không phải là trách nhiệm của các bạn.

Từ sau khi Nhật bản trở thành nước bại trận trong Thế chiến thứ hai, thì đã trở thành vật hi sinh cho chiến lược giáo dục kiểu Mỹ.

Kỳ thực, tại các buổi giảng bài của tôi, chỉ nhìn thoáng qua tôi cũng biết bạn đến nghe giảng có mang theo nghi vấn hay không.

Nhưng nêu câu hỏi cho có chuyện, hay là có độngnão suy nghĩ từ trước, nảy ra nghi vấn nên phải hỏi, điều đó cũng bộc lộ ra ngay.

Chúng ta nên làm như thế nào?

Không hiểu tình hình của đối phương, thì không thể nghĩ ra vấn đề thực chất, nghĩa là không biết thì chẳng có gì để hỏi. Khi nghe hỏi: “Có câu hỏi gì không?” bạn trả lời “Tạm thời không có câu hỏi gì”, tức là bạn chưa biết hỏi gì cả.

Học hỏi cũng vậy. Người càng có kiến thức phong phú, thì càng thích nêu câu hỏi.

Hiển nhiên người hay nêu câu hỏi là người chịu khó học tập, chịu khó suy nghĩ.

Giả sử bạn muốn gặp một tác giả nào đó, khi gặp họ, nếu bạn có thể hỏi “Trong sách tuy ngài viết như vậy, nhưng…” thì điều đó chứng tỏ bạn đã đọc tác phẩm của người ấy một cách thật sự. Phải đọc rồi, mới có thể nói như vậy.

Nếu có người hỏi tôi “Hiện tại ngài đang viết tác phẩm gì?” thì tôi sẽ cho rằng người hỏi hoàn toàn không có hứng thú gì đến tác phẩm của tôi.

Khi nghe có người nói: “Lạ thật, tôi đã nhìn thấy ngài trên tivi, không ngờ ngài còn viết sách ư?” thì tôi chỉ miễn cưỡng gật đầu.

Khi học tập, các câu hỏi, các chỗ khó sẽ liên tục xuất hiện, đó chính là bằng chứng hùng hồn rằng bạn đạt được tiến bộ trong học tập.

Cũng có nghĩa là bạn đang ngày càng tiến gần đến mơ ước của bạn.

Đừng quên trước tiên phải hiểu rõ tình hình đối phương.

Bất kể đối phương là người, hay là lý tưởng của bạn, hãy tìm đúng mục tiêu, không ngừng học tập mới là bước thứ nhất tiến tới thành công.

NÓI TO KHÔNG THẸN

Khi đi dự phỏng vấn xin việc, tuy đơn vị mà bạn lựa chọn không phải là lựa chọn tốt nhất, song bạn vẫn cứ nói đó là lựa chọn số một.

Đem sự lựa chọn thứ N nói thành lựa chọn số một, quả thực có phần khiên cưỡng.

Thế nên tâm trạng ấy bất giác sẽ lộ ra ngoài mặt.

Nhưng không biết mở to mắt nói dối, thì lại không thể trở thành một con người xã hội hợp cách.

Tình hình gần đây khiến lắm lúc người ta không tài nào hiểu nổi.

Dù là sự lựa chọn tốt nhất của bạn, cũng không chịu nói đó là sự lựa chọn số một.

Bạn không dám nói thẳng ra suy nghĩ thật của mình.

Vì xấu hổ chăng?

Chẳng hạn tại một buổi làm quen anò đó, bạn rõ ràng rất thích cô gái ngồi đối diện, song lại không dám nói ra.

Hoặc khi vào siêu thị mua hàng, bạn không dám chỉ mua một cái bánh bao mà không mua thêm thứ gì khác.

Bởi vì nếu chỉ mua cái bánh bao, bạn sợ bị người ta biết rằng bạn đang đói bụng, cần mua ngay cái bánh bao ăn cho đỡ đói.

Thế thì xấu hổ quá.

Cho nên đành mượn cớ mua một thứ gì đó, rồi mới mua thêm cái bánh bao.

Nếu đi thuê băng video hướng dẫn tình dục, mà chủ tiệm là nữ, thì ta mượn có thuê vài loại băng khác nhau, rồi mới thuê băng mình muốn.

Người ta thường xấu hổ, không dám nói thật sự lựa chọn của mình.

Giống như xấu hổ không dám tỏ tình với người mình yêu.

Xấu hổ không dám tỏ tình với người mình yêu, điều đó là lẽ thường tình, dễ hiểu. Còn đang đói bụng, muốn ăn bánh bao, lại sợ người ta biết mình muốn ăn bánh bao, nên không dám mua riêng món bánh bao, thì thật là khó hiểu.

Đang đi ngoài phố, đột nhiên buồn đi tiểu hoặc đại tiện, kể cũng xấu hổ khi phải hỏi thăm nhà xí công cộng ở chỗ nào. Điều đó cũng dễ hiểu.

Vội vã chạy đi mua bao cao su tránh thai, kể cũng xấu hổ thật.

Nhưng thể hiện mơ ước của mình, theo tôi nghĩ, chẳng có gì đáng xấu hổ cả.

MƠ ƯỚC CỦA BẠN KHÔNG PHẢI LÀ ĐỂ LỰA CHỌN Có phải bạn đang lựa chọn mơ ước của mình hay không? Tiếc rằng mơ ước của bạn không phải là lựa chọn đề. Các bạn có sở trường trả lời đề lựa chọn.

Nhưng nhìn thấy đề chủ quan thì nhức đầu.

Sống đến hai mươi tuổi, cứ liên tiếp phải lựa chọn.

Chỉ tiếc rằng trong quyển thi hồi trẻ, không có đề lựa chọn.

Không có sự lựa chọn, thực ra lại có rất nhiều cơ hội.

Trong tình huống thuận lợi như thế, các bạn lại cứ muốn đi tìm đề lựa chọn.

Hiện nay là thời đại thông tin.

Trong thời đại thông tin này, người ta hiểu rất rõ vị trí của mình trong quần thể, hiểu rất rõ hoàn cảnh xung quanh mình.

Do vậy họ hạ thấp yêu cầu của mình, phục tùng cái gọi là “hiện thực”.

Nói cách khác, họ sợ không chịu đựng nổi thất bại.

Nói rõ mình muốn gì, thích gì mà không thực hiện được, thì tất nhiên đó là một đòn nặng giáng xuống vào bản thân mình.

Cho nên dù rất thèm món bánh bao, vẫn phải mượn cớ mua thứ khác, rồi mới mua thêm món bánh bao.

Bạn hãy mạnh dạn lên, thích thì cứ nói thẳng ra.

Thế hệ trước dạy chúng ta : “ Người thức thời mới là tuấn kiệt”.

Nhưng các bạn trẻ, đừng bao giờ để hai chữ “thức thời” trói buộc mình.

SỬ DỤNG LỜI LẼ KÍNH TRỌNG.

Tuổi trẻ cần hiểu cách sử dụng hai loại ngôn ngữ.

Một là ngôn ngữ (lời lẽ) kính trọng.

Ngôn ngữ kính trọng không phải chỉ thứ ngôn ngữ nói với bề trên, mà là để giao tiếp với người lạ.

Không biết sử dụng ngôn ngữ kính trọng, thì không thể tiến hành giao tiếp với người lạ. Nghĩa là vĩnh viễn bạn không thể mở rộng phạm vi giao tiếp của mình.

Cho đến nay, các bạn vẫn cứ sống trong thế giới của trẻ con.

Nếu suốt đời sống trong thế giới của trẻ con, thì không biết sử dụng ngôn ngữ kính trọng cũng chẳng sao. Không có ngôn ngữ kính trọng, đã có ngôn ngữ trẻ con.

Hiện tại thứ ngôn ngữ banj đang sử dụng là ngôn ngữ của trẻ con, nói bằng khẩu khí của người lớn.

Song bạn không ý thức được điều đó. Nhưng nếu nói với người lạ, thì nguyên hình ắt lộ ra.

Ý thức được ngôn ngữ của mình ấu trĩ như thế nào, ấy là bước thứ nhất.

Nghe bạn nói một lát, thì có thể biết ngay phạm vi sinh hoạt của bạn rộng hay hẹp, bạn tiếp xúc nhiều hay ít với thế giới người lớn.

Một đứa trẻ không biết sử dụng ngôn ngữ kính trọng, thì không thể mong đợi người khác coi nó như một người lớn. Dù bạn không biết sử dụng ngôn ngữ kính trọng, người ta vẫn tiếp xúc và nói chuyện với bạn, nhưng với thái độ và giọng điệu khinh miệt, đại thể như nói: “Này nhóc con, đã hiểu chưa?”.

HÀNH SỰ QUYẾT ĐOÁN.

Tuổi trẻ ắt phải học thứ ngôn ngữ của người lớn.

Làm thế nào để học thứ ngôn ngữ của người lớn?

Các bạn hiện vẫn đang sử dụng thứ “ngôn ngữ của trẻ con” trong lúc nói năng với nhau.

Bạn hãy từ bỏ thứ “ngôn ngữ của trẻ con” ấy đi, tức là sẽ nói thứ “ngôn ngữ của người lớn”.

Hai chữ “tạm…” hoặc “tạm thời…” cứ luôn luôn ở cửa miệng của bạn.

Đó là thứ “ngôn ngữ của trẻ con”.

Ngụ ý là một lối nói né tránh trách nhiệm.

Còn cứ sử dụng hai chữ “tạm…” hoặc “tạm thời…”, thì mãi mãi không bao giờ thoát ra khỏi cái vực sâu không chút sinh khí.

Nếu hỏi một nhân viên nhậm chức ở một xí nghiệp hạng nhất: “Anh đang làm việc ở đâu?” Anh ta sẽ đáp: “Tôi đang làm tạm ở công ty nọ”. Hai chữ “làm tạm…” ở đây rốt cuộc có ngụ ý gì? Nghe lời lẽ của một người, có thể biết ít nhất hai điều. Một là cái đạo đối nhân xử thế của người ấy.

Người miệng nói “Tôi đang làm tạm ở công ty nọ”, kỳ thực trong lòng cảm thấy vô cùng hãnh diện và tự hào. Một người như thế thường bị những người xung quanh coi khinh.

Hai là cái đạo sinh tồn của người ấy.

Lối nói “Tôi cũng muốn thay đổi hoàn cảnh…”, hoặc chữ “làm tạm…” là một thứ biện hộ, mượn cớ cho mình trong sinh hoạt, một kiểu né tránh mạo hiểm để sinh tồn.

Người quen nói chữ “làm tạm…” là kẻ trong công tác hoặc tình cảm đều muốn né tránh sự dứt khoát.

Quyết đoán thì dễ gặp nguy hiểm.

“Cái này là đỏ hay đen?”

Khi bạn trả lời “Là đỏ”, tất nhiên biết mình đã mạo hiểm, có thể bị 50% thất bại.

Quyết đoán thì chắc sẽ gặp nguy hiểm.

Khi đánh cuộc, không thể nói “Tôi tạm chọn là đỏ”.

Lỡ đáp án là đen, bạn sẽ biện hộ: “Tôi nói tạm chọn là đỏ, kỳ thực trọng bụng nghĩ rằng nó là đen”.

Người ta sẽ nhìn bạn với con mắt hơi không bình thường.

Bạn hỏi tôi: “Thưa tiên sinh, tại sao giọng nói của tiên sinh đầy vẻ khẳng định như thế? Chẳng lẽ chưa lúc nào tiên sinh do dự hay sao?”

Giọng nói của tôi đầy vẻ khẳng định hoàn toàn không phải vì tôi không do dự; mà chính vì trong lòng nhiều do dự, nên giọng nói mới đầy vẻ khẳng định.

Người tràn đầy tự tin sẽ nói “Nhất định là đỏ!” Khi vứt bỏ sự lưỡng lự ậm ừ, mọi nghi ngờ, bất an của bạn sẽ tiêu tan.

Lời nói quyết đoán sẽ làm cho bạn có sức mạnh vô tận.

Nếu bạn nói “Có lẽ là đỏ”, “đại khái là đỏ”, “hình như là đỏ”… thì bạn sẽ không bao giờ có chủ định được cả.

Khi đó cuộc đời của bạn sẽ như một cỗ máy tạm ngừng hoạt động, không có tiến triển.

Thay vì nói “Có lẽ là đỏ”, cứ mạnh dạn mà nói “Nhất định là đỏ!” Như thế mới đáng mặt một người đàn ông. CÒN ÍT TUỔI ĐÃ GIÀ NUA

Thời gian không chờ ta.

Chúng ta không để ý rằng thời gian trôi đi mau lẹ, thấm thoắt tóc mai đã điểm bạc lúc nào.

Tuổi trẻ hướng tới tương lai. Nhưng có những người gần sáu mươi tuổi vẫn cứ như là thanh niên.

Còn nhớ vừa rồi lúc ngồi ở quán trà bạn nói câu gì chứ?

“Hãy uống tạm cà phê cái đã”.

Chữ “tạm” ấy có nghĩa gì?

Trong lúc tâm sự, bạn dùng chữ “tạm”, “tạm thời” nhiều đến mức đáng sợ. “làm tạm ở công ty…”

“Tạm thời ra nước ngoài học hai năm cũng được…” “Tạm thời thi lấy cái chứng chỉ…”

Khi bạn nói “Hãy uống tạm cà phê cái đã”, thì như vậy là không công bằng đối ly cà phê.

Nếu đối với một cô gái bạn đang thích mà bạn nói “Tạm thời anh thích em”, thì cô ta sẽ rời bỏ bạn ngay.

Nếu đối với công tác của mình bạn đánh giá “Tạm làm một thời gian đã”, thì bạn sẽ không bao giờ làm tốt được công tác ấy.

“Tạm thời” đã trở thành điều cốt yếu của cuộc đời bạn.

Sau khi tốt nghiệp đại học, “làm tạm ở công ty…”. Có việc làm rồi, “tạm thời” tìm một đối tượng để kết hôn. Năm tháng cứ vùn vụt trôi qua những cái “tạm thời” ấy. “Tạm thời” trở thành một lối sống.

Trước câu hỏi “Đây là công việc bạn ưa thích nhất phải không?” nếu bạn trả lời “Việc này ấy à? Chưa thể nói là thích nhất. Cứ làm tạm cái đã. Khi tìm được việc hay hơn, sẽ bỏ”. Lại “tạm thời”.

“Cô X và cô Y, anh thích ai?” Không thể nói “Tạm thời tôi thích X”.

“Nghĩa là anh thích cô X?” _ “Đâu có, chẳng qua giữa hai cô ấy, tạm thời cô X hơn một chút. Hiện giờ thì thế, đợi ít lâu xem sao”.

Không thể suốt đời cứ hồ đồ như vậy.

Không nên cứ loanh quanh do dự giữa “tạm thời” và quyết đoán, bởi đến khi ngộ ra, thì đã sáu mươi tuổi mất rồi.

Thành công cũng được, thất bại cũng được, xin hãy học lấy cách nắm thời cơ, lập tức quyết định.

NGHE GIỌNG NÓI, NHÌN SẮC MẶT

Nghe hai người nói chuyện với nhau, lắm lúc không biết ai hỏi, ai trả lời, vì có câu trả lời mà giọng nói lại nghe như một câu hỏi.

Trong môn cờ tướng, khi quân cờ được đối phương đặt xuống bàn xong xuôi, mới coi là đối phương đã đi một nước cờ.

Nhiều khi đối phương đã cầm một quân cờ lê tay để đi, nhưng còn suy tính, do dự chán chê, chưa chịu đặt quân cờ xuống bàn cờ. Như vậy, cuộc đời cứ như một ván cờ không biết lúc nà xong xuôi.

TIÊU CHÍ TRƯỞNG THÀNH

Chúng ta vô tình hay hữu ý cứ cho phép tuổi trẻ biện hộ cho hành động của họ.

Sở dĩ thiếu kinh nghiệm, cho nên thất bại.

Biện hộ cho thất bại, cũng đã trở thàh một thói quen. Và quyết không phải là một thói quen tốt.

Người cứ tìm cách biện hộ cho mình thì không bao giờ có thể trưởng thành.

Nếu muốn trưởng thành thật sự, thì đừng có viện cớ.

Con người vốn yếu đuối, nên hễ thất bại là lại viện cớ. Về phương diện này, con người rất giỏi, có ưu thế bẩm sinh.

Nhất định một số lý do là chính đáng.

Nhưng bạn cũng chớ vội nói ra, hãy nghĩ trong có mà thôi.

Như thế là bạn đã trưởng thành thật sự.

Bạn rất hay sử dụng từ “Sở dĩ”, “Lẽ đương nhiên” để mở đầu cho câu chuyện. Thật khó hiểu.

Hai cụm từ “Sở dĩ”, “Lẽ đương nhiên” phải là phần tiếp nói, chứ không thể lại dùng để mở đầu câu chuyện.

“Sở dĩ”, “Lẽ đương nhiên” nên xuất hiện ở giữa chừng câu chuyện.

Mở đầu đã dùng hai cụm từ ấy, rõ ràng là một cách biện hộ cho mình.

Hãy tránh sử dụng chúng.

Không tìm cách viện cớ này cớ nọ thì cũng khổ. Lời sắp nói ra mà nuốt xuống, đòi hỏi phải rất dũng cảm.

Nhưng một khi bạn làm được như thế, thì bạn sẽ có sức mạnh lớn hơn. Khi đến chỗ hẹn muộn giờ, bạn sẽ nói sao?

“Tệ quá, vừa ra hỏi cửa thì nhận được một cú điện thoại vô cùng quan trọng, sở dĩ…”

“Tôi bị tắc đường…”

Như thế nào mới là có phong độ thân sĩ?

Thành khẩn nói một trưởng “Xin lỗi!” mới là đúng nhất.

So với việc viện ra đủ thứ lý do, lời xin lỗi chân thành làm cho người ta tín nhiệm bạn hơn nhiều.

BẠN KHÔNG PHẢI LÀ NÔ LỆ CỦA CUỘC SỐNG Tuổi trẻ không có quyền lợi lựa chọn công việc. Làm việc một cách bị động, ấy là tuổi hai mươi. Cũng là con đường tắt để thực hiện ước mưo.

Làm việc một cách bị động, hoàn toàn không có nghĩa là phải từ bỏ sở thích, hứng thú của mình.

Tuổi trẻ không có quyền quyết định.

Rất ít cơ hội được làm công việc mình ham thích.

Chính vì lẽ đó, càng không nên từ bỏ sở thích của mình.

Nếu từ bỏ đi, đến khi điều kiện cho phép, lại không còn biết mình thích cái gì, thì mới thật là đau khổ.

Tôi thường hỏi đồng dự câu này: “Rốt cuộc thì anh thích làm gì?”

Mỗi người đương nhiên có công việc mà mình thích.

Tôi cũng vậy.

Về điểm này, mọi người đều giống nhau.

Cách đây mấy hôm, tôi hỏi một đồng sự: “Rốt cuộc thì cô thích làm gì?”

Cô ta là một người là việc cẩn thận, cô trả lời:

“Điều đó một mình tôi không thể quyết định được, sở dĩ…”

Chẳng lẽ sở thích của mình cũng bị người khác khống chế hay sao?

“Tôi không đỏi cô phải quyết định việc gì cả, tôi chỉ muốn biết rốt cuộc thì cô thích làm gì?”

“…Tôi còn phải hỏi ý kiến sếp của tôi đã”.

Sở thích của mình lại phải hỏi ý kiến của sếp ư?

Tuổi hai mươi của cô không có quyền quyết định, cái đó tôi hiểu.

Tôi lo cô ta phải làm việc trái nguyện vọng của mình, nên mới hỏi như thế.

Nào ngờ cô ta trả lời như vậy.

Cô ta hành sự quá thận trọng.

Thận trọng quá, mà đâu có được làm công việc mình yêu thích.

Vì không có quyền chọn công việc, nên hình như nghĩ rằng đương nhiên sở thích, hứng thú của mình cũng bị người ta khống chế.

Nghĩ thế là hoàn toàn sai.

Vận mệnh của mình không thể để cho kẻ khác thao túng.

Bạn không phải là nô lệ.

Tôi thích làm việc với người giữ nguyên tắc.

Mà ghét quan hệ với những người “không biết mình thích cái gì, ghét cái gì”.

Tôi không muốn ép đối phương làm công việc mà họ không thích.

Dù mình không có quyền quyết định, nhưng trong lòng cũng phải tự cho mình cái quyề được thích hoặc không thích cái gì chứ.

Chỉ có người hiểu mình thích cái gì, mới có thể nhanh chóng bước vào quỹ đạo mà mình mong muốn.

MUỐN LÀM THÌ CỨ ĐI LÀM

Thời trẻ tuổi hành động chẳng cần lý do gì hết.

Mà thích viện ra đủ thứ lý do để bào chữa cho mình, đó cũng là thời trẻ.

Làm như không có lý do, thì không được thích.

Có người hỏi tôi:

“Tiên sinh Akhihiro, tại sao tiên sinh lại chọn nghề viết sách?” Chuyện này quả thật chẳng có lý do gì hết. Tôi thích thì làm, thế thôi. Đã thích, thì chẳng cần lý do gì hết.

Mà những người thích nêu câu hỏi đó, cũng đều là thanh niên.

Lại có người hỏi:

“Tiên sinh Akhihiro, mục đích sống của tiên sinh là gì?”

“Mục đích sống ư? Hình như không có. Hiện nay tôi đang làm công việc mình thích”.

Chỉ vì hiện tại tôi thích, nên tôi làm, chẳng cần lý do gì hết.

Tuổi trẻ thường nói: “Không hiểu sao tôi không thể tìm ra mục đích sống cho mình”.

Có không ít người vì tìm không ra mục đích sống mà mất đi động lực tiến tới.

Thường nghe câu nói: “Người ta phải có chí lớn!”

Thời trẻ không nhất định tìm ra mục đích rõ ràng.

Hãy làm công việc mình thích.

Làm công việc mình thích thì chẳng cần lý do gì hết, chẳng cần mục đích gì hết. Trước khi khổi sở tìm kiếm lý do, khổ sở tìm kiếm mục đích sống, hãy tìm công việc mình thích làm.

Dù dó tìm được lý do và mục đích sống rồi, cũng chưa chắc đã tìm được công việc mình thích.

Không chừng cái lý do và mục đích ấy lại ngăn cản bạn tìm được công việc mình thích làm.

Vì thêm lý do miễn cưỡng, mà không còn thích nữa.

Cũng không phải có mục đích thì sẽ tình nguyện đi làm một việc gì đó.

Sở thích là sở thích.

Không cần bất cứ lý do gì hết.

Như thế mới hay.

HAY GẶP VẬN MAY

Thời trẻ thường cứ phải đi con đường uổng phí.

Nhưng từ một ý nghĩa nhất định mà nói, con đường uổng phí là con đường ngắn nhất.

Hãy tìm mà đi một số con đường uổng phí, bạn sẽ tiến gần hơn đến mơ ước của mình.

Tôi hiện chỉ làm công việc mình thích.

“Vì sao sau khi tốt nghiệp đại học tiên sinh lại đi làm cho xưởng phim?” “Lý do rất đơn giản, bởi vì khi ấy chỉ có xưởng phim tuyển người”.
Không biết là hoạ hay phúc, vì bấy giờ tôi đi làm cho xưởng phim mà trở thành tác gia, lấy việc viết sách làm nghề sinh nhai.

“Chẳng lẽ không phải tiên sinh quyết ý trở thành một tác gia hay sao?”

Cái nghề tác gia cũng chẳng ngon ăn lắm đâu, phải từ bỏ các sở thích khác.

Nếu có con đường khác để đi, chắc tôi cũng chẳng làm tác gia chuyên nghiệp.

Hai mươi mấy tuổi chính là thời kỳ tốt nhất triển khai vô tận mọi khả năng.

Cho phép ta thách thức các loại sự vật.

Thời trẻ tôi cũng từng không ngừng thưởng thức các sự vật mới.

Có thành công,

cũng có thất bại.

Thất bại nhiều hơn hẳn thành công.

Số lần thành công rất ít ỏi.

Thậm chí tôi từng hoài nghi câu “Hai mươi mấy tuổi chính là thời kỳ tốt nhất triển khai vô tận mọi khả năng”.

Thất bại liên tiếp không chỉ một mình tôi.

Làm việc gặp trở ngại, đó là vào thời trẻ.

Dù đã dốc toàn lực, cũng không đem lại kết quả gì.

Lắm khi càng cố gắng, tình hình càng tồi tệ.

Thất bại không chỉ có một mình bạn.

Làm việc này không được.

Làm việc nọ cũng chẳng xong.

Sau năm lần bảy lượt thất bại tôi cuối cùng thấy rõ dần mình có thể làm được cái gì.

Mọi chuyện cứ để thuận theo tự nhiên thì hơn.

Tuổi hai mươi cảm thấy mình to gan, trời đất tha hồ vùng vẫy.

Qua tuổi tam thập nhi lập, cuối cùng mới phát hiện sở trường của mình.

Vì có bao nhiêu thất bại, đi bao nhiêu con đường uổng phí, mới có ngày hôm nay.

Vì muốn có ngày hôm nay, nên mới gặp nhiều trắc trở.

Tuy đã qua tuổi ba mươi, tuổi bốn mươi rồi, nhiều người vẫn còn muốn trở thành tác gai.

Ban ngày đi làm ở siêu thị, buổi tối đi làm thêm ở nhà hàng, vì ước mơ của mình, họ cố gắng ngày đêm.

Gieo gì gặt nấy.

Đó là thế giới hiện thực tàn nhẫn.

Tôi muốn nói không chỉ một nghề tác gia.

Không phải muốn làm tác gia mà trở thành tác gia.

Làm tác gia có cái gì như là do bức bách vậy.

Sở thích, đại khái là chỉ loại cảm giác này. THỂ NGHIỆM THẾ NÀO LÀ HIỆN TRƯỜNG Thời trẻ hãy thường xuyên đến hiện trường. Ở đấy, bạn có thể học đươc rất nhiều điều.

Đích thân đến hiện trường, làm việc, ăn uống, ngủ lại ở hiện trường.

Cán bộ công ty thì ngủ lại ở công ty.

Làm việc trên sàn diễn, thì ngủ trên sàn diễn.

Làm nhân viên tiếp thị, thì nằm ngủ ở ngoài cổng nhà khách hàng một đêm.

Hiện trường có một mùi vị đặc biệt.

Hiện trường là bài giảng hay nhất.

Có thể học đánh cờ qua máy vi tính một cách hết sức dễ dàng.

Máy vi tính thậm chí có thể tái hiện thời gian suy nghĩ.

Nhưng có cái máy vi tính không thể tạo ra được.

Ấy là không khí khẩn trương, căng thẳng ở hiện trường.

Việc cảm nhận thực sự không khí sẵn sàng ứng chiến, một mất một còn, thì không thể ngồi trước máy vi tính mà thể nghiệm được.

Chỉ có đích thân lâm trận, tài nghệ đánh cờ mới được nâng cao.

Một bản báo cáo tỉ mỉ đến mấy cũng không phản ánh rõ hiệu quả hiện trường; sách dạy đánh cờ cũng không thể hiện nổi. Bất kể tiền bối nhiệt tình chỉ vẽ đến mấy, huấn luyện viên có tài nghệ cao siêu đến mấy, cũng không thể dạy cho bạn đi đối phó với không khí khẩn trương, căng thẳng ở hiện trường.

Hiện trường có cái không khí nghiêm trang đặc biệt của nó.

Hiện trường có cái không khí cảm động đặc biệt của nó.

KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ “VIỆC KHÔNG THỂ KHÔNG LÀM”, HÃY “LÀM CÔNG VIỆC MÌNH THÍCH”

Có người hỏi tôi: “Thưa tiên sinh Akihiro, tiên sinh cái gì cũng biết. Phải làm như thế nào mới có thể bằng được tiên sinh?”

Những gì tôi biết thự ra rất có hạn. Tôi chr tinh thông một vài môn hoặc những gì liên quan đến điện ảnh.

Mỗi người trò chuyện với tôi đều có sở trường của họ. Có người nói về mỹ thuật.

Có người nói về âm nhạc cổ diển. Có người giỏi về văn học.

Sau mỗi buổi trò chuyện, tôi đều đau khổ nhận thức cái sự tài sơ học thiển của mình. Nhưng lại không thể học tất cả mọi thứ.

Nếu nói đến việc tích luỹ kiến thức, thì thanh niên không thể sánh với trung niên hoặc người già. Sống lâu tất phải tích luỹ được nhiều hơn.

Vậy thì phải phân phối như thế nào đây giữa cái gọi là “việc không thể không làm”, với “làm công việc mình thích?” Thời trung, tiểu học, thực hành mọi việc gọi là để giáo dục toàn diện, đa tài. Cách học ấy chỉ thích hợp trước hai mươi tuổi. Sau khi đi vào xã hội, phương pháp giáo dục ấy không còn ý nghĩa gì nữa. Mọi cái đều biết, nhưng không thể tinh thông mọi cái. Con mèo ba chân không thể chạy khắp thiên hạ.

Nếu muốn trở thành người đa tài, thì sẽ bị trói buộc vào những “việc không thể không làm”, do đó cái “công việc mình thích làm” sẽ phải gác sang một bên.

Hai phí bao nhiêu tâm trí, sức lực cho “việc không thể không làm” thì thật không đáng.

Hãy dồn tinh lực “làm công việc mình thích”; nếu không thì tài chẳng có, chứ đừng nói đến chuyện đa tài.

Về một ý nghĩa nhất định mà nói, thực ra không hề có cái gọi là “việc không thể không làm”.

Nói cách khác, mục đích cuối cùng là để “làm công việc mình thích”.

Đừng ép mình làm công việc mình không thích. Nếu công việc mình thích bày ra trước mắt, thì còn do dự gì nữa?