Một số người đi du lịch chỉ chú ý sao cho tinh thần được thoải mái mà không chú ý đúng mức tới cái bụng. Kết quả là một phần ba trong số họ lúc trở về mang đủ các thứ bệnh: đau đầu, ỉa chảy, chuột rút, mệt mỏi và đôi khi cả nôn ói và sốt. Nguyên nhân mang lại những bệnh tật này là thức ăn và nước uống ở nơi du lịch. Vậy, phải làm thế nào?
- Nếu bạn đi ra nước ngoài, phải hỏi ngay cơ quan du lịch của nước bạn định tới rằng, nước uống nơi đó có thích hợp với bạn hay không? Nhiều khi, nước uống nơi đó có tác hại gì với dân ở địa phương, vì họ đã quen rồi nhưng lại gây ra chứng nôn ói và ỉa chảy đối với người ngoại quốc.
- Nếu bạn nghi nước ở nơi mình tới ở không thích hợp với mình, hãy uống, chải răng súc miệng bằng nước đóng chai thường bán ở các cửa hàng. Khi làm nước đá trong tủ lạnh, rửa trái cây, rau hoặc lấy thức ăn cũng phải dùng loại nước đóng chai.
- Nên mang theo dụng cụ đun nước sôi bằng cách nhúng trực tiếp vào nước (loại ruồi gà điện). Nước để uống phải được đun sồi 10 phút, rồi để nguội.
- Nếu không có điều kiện đun, nên dùng các viên thuốc lọc như Halazone hoặc Potable A qua có bán ở hiệu thuốc và các cửa hàng dành cho thể thao.
- Khi uống ở cửa hàng, không nên uống với nước đá.
- Không ăn rau sống, và trái cây cả vỏ. Loại trái cây bóc vỏ nên tự bóc vỏ lấy.
- Không ăn các loại thịt chưa nấu thật chín, nhất là các loại hải sản vì dễ bị viêm gan.
- Không ăn các thức ăn sẵn, vì phần lớn đã để lâu, không được che đậy khiến các loại vi trùng dễ phát triển.
- Tránh ăn sữa và pho mát làm tại địa phương vì thường không được khử trùng tốt.
- Nếu việc lựa chọn thức ăn làm bạn phải kiêng khem nhiều quá, nếu uống thêm các loại vitamin và viên thuốc có thành phần kim loại cần thiết cho cơ thể hàng ngày, để bổ sung.
Hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc ngừa bệnh loại Pepto - Bismol. Bạn nên uống liên tục thuốc này mỗi ngày 2 viên từ ngày đi tới ngày về, trừ trường hợp bạn phản ứng với aspirin và đi lâu quá 2 tuần.