36 Kế Nhân Hòa

Kế 6: Kế Lán Tụng

Làm thế nào để tán tụng người khác đúng lúc cho người ta đội mũ cánh chuồn mà bị mọi người xỉ vả là vì ba nguyên nhân. Một là làm thiếc mũ cánh chuồn không có gì khó, mỗi ngày có thể làm hàng vạn chiết. Hai là mọi người đều thích rủ nhau đi xem như hội. Hai là những bọn lưu manh đê tiện thì ở đâu cũng có.

Kỳ thực tán dương người ta có nhiều cấp. Cấp thượng đẳng thì gọi là tán tụng, tán dương, xưng tụng. Cấp hạ đẳng thì gọi là tán tụng, lấy lòng, a dua, bợ đỡ.

Tán tụng thượng đẳng có mấy điều qui phạm chủ

- Bất luận thật hay giả đều phải khiến cho người ta tin.

- Không để lại dấu vết, không biến sắc để khiến cho người ta không nhận ra.

- Khẩu khí nhẹ nhàng thích hợp với người, từ xa cúi đầu gập lưng.

- Lời lẽ có ý mới chứ không phải những câu sáo rỗng quen thuộc.

- Mức độ thích đáng.

Từ đó ta có thể thấy đội mũ cánh chuồn xem ra trông chừng dễ, kỳ thực rất khó. Các việc nói trên chỉ đôi điều mà thôi, chỗ ảo diệu tại tâm chứ không điều nào giống điều nào, phải thoát khỏi những lề lối dung tục khiến người ta phán mà cũng không quá cao siêu, cho nên phải cẩn thật nếu không rất dễ biến thành trò cười.

1. Cho đội mũ cánh chuồn bằng cách dùng lời nói hoang đường mỹ lệ.

Tán tụng người khác không phải là việc dễ dàng, cái gọi là vỗ mông ngựa, a dua, xu nịnh đều là sản phẩm của thủ thuật tán tụng kém cỏi bởi vì không phu hợp với tiêu chuẩn tán tụng.

Mũ cánh chuồn dù rằng tốt nhưng cũng cần phải có quy cách, kích thước mới được. Lạm dụng làm mũ cánh chuồn quá nặng là không sáng suốt. Tán tụng đem đến lòng vinh dự, lòng vinh dự sinh ra cảm giác thỏa mãn. Nhưng nếu người ta phát hiện anh nói quá sự thực, do đó cảm thấy anh cho người ta ngu. Thà rằng không tán tụng còn hơn là khuếch đại vô lối. Lạm dụng những mỹ từ thì sẽ hủy hoại thanh danh của anh. Dưới con mắt giao tế truyền thống hay là dưới con mắt giao tế hiện đại, a dua manh bợ đều là một hành vi bỉ ổi. Chính nhân quân tử vứt bỏ nó, lũ tiểu nhân cũng không thể dùng nó một cách trắng trợn, dù rằng những khi bị người ta gọi là chuyên gia vỗ mông ngựa thì cũng cảm thấy loại hành vi đó khó chấp nhận. Khổng Phu Tử nói: " Xảo ngôn nịnh sách tiên hỉ nhân" (lời nói xảo trá nịnh bợ tổn hại điều nhân). Mao Trạch Đông lúc sinh thời cũng đã nhiều lần phê phán tác phong dung tục, nịnh bợ, ton hót đủ thấy a dua nịnh bợ là kẻ vô nhân vô nghĩa, người đời không thể chấp nhận được.

Trong thực tế giao tiếp hiện nay, đa số những người ton hót người khác đều có tâm lí đầu cơ nhất định. Bọn họ không đủ tự tôn mà có thừa tự ti, không thể dùng ngôn ngữ đàng hoàng để được lòng đối phương, biểu lộ năng lực cửa mình đạt đến mục tiêu của mình cho nên phải dùng phương pháp nịnh bợ.

Làm mũ cánh chuồn như thế nào?

* Lời nói tán tụng phải chân thành đắc ý, phải nói trúng sở trường của đối phương.

Nói chung con người thích được ca tụng. Mặc dù biết rõ đối phương đang tán tụng nhưng trong lòng cũng không phải không có chút vui thích, đó là nhược điểm của nhân tính. Nói một cách khác, một người được người ta tâng bốc quyết không thể cảm thấy chán ghét trừ khi đối phương hót quá cỡ.

Tán tụng người khác thì điều kiện đầu tiên là phải có một chút tâm ý chân thật và thái độ đúng đắn. Ngôn ngữ phản ánh tâm lí cá nhân cho nên thái độ nói năng khinh suất dễ bị đối phương lật tẩy sinh ra cảm giác không thích.

* Tán tụng sau lưng hiệu qủa càng lớn

Một vị phó quan của Rossi tên là Button có một cánh kiến giải suất sắc và có ích về tán tụng: Tán tụng ưu điểm sau lưng người khác có hiệu quả hơn là tán tụng trước mặt họ. Đó là một kỹ xảo cao cấp. Tán tụng sau lưng người ta là phương pháp khiến cho người ta phấn khởi nhất và cũng là phương pháp có hiệu quả nhất trong các loại phương pháp tán tụng. Nếu như có người nói với ta rằng sau lưng ta có người nào đó nói tốt ta, vậy ta có phấn khởi không? Những lời tán tụng đó nếu nói trước mặt tá có khi khiến ta nghĩ là giả tạo, ngờ rằng không phải thành tâm. Thế tại sao nghe lời tán tụng gián tiếp thì lại phấn khởi? Bởi vì đó là lời tán tụng thật.

Thủ tướng bàn tay máu của nước Đức Bitmark muốn lôi kéo một thuộc hạ chống đối ông ta bèn tiến hành tán tụng người đó với người khác. Ông biết rằng những người này nghe xong nhất định sẽ truyền những lời nói của ông cho kẻ thuộc hạ đó.

* Không nên như một trọc phú vung tiền ban phát mũ cách chuồn khắp nơi.

Đối với người chưa hiểu rõ thì không nên nói nhiều. Hãy chờ đến khi anh hiểu được họ thích tán tụng vấn đề gì rồi mới bắt chuyện. Điều quan trọng nhất là không nên tùy tiện tâng bốc người ta, có người không ăn món nay. Mũ cánh chuồn là những lời nói thổi phồng mà mỹ lệ, đầu tiên phải khiến cho đối phương vui lòng tin tưởng và tiếp thu, không thêm đem thằng ngốc nói thành thiên tài. Thứ đến là lời nói phải tao nhã trau chuốt, không thể tục tĩu, hạ thấp ông này bà nọ khiến cho đối phương không chịu nổi. Ngoài ra còn không được nói quá lộ liễu tràn lan, không chút nào tỏ ra không suy nghĩ.Kẻ cắp thấy con chó chạy ngang bèn liên tục ném những mẩu bánh cho nó, con chó bảo kẻ cắp: "Thằng cha này, cút ngay! Hảo tâm của mày khiến ta sợ hãi".

Kẻ cắp đã trổ hết tài tâng bốc mà không lừa được con chó!

2. Không thể trắng trợn mua lòng người ta

Khi nhà Thanh khắc in 24 bộ sử, Càn Long rất trọng thị công việc này, thường thường thân hành hiệu đính. Mỗi khi phát hiện một chỗ sai sót thì cảm thấy đã làm một việc to lớn, trong lòng rất khoái.

Hòa Thân và các đại thần khác tâng bốc tâm lý nay của Càn Long. Trong khi sao chép bản thảo dâng lên Càn Long bèn cố tình sao chép sai vài chữ ở những chỗ dễ phát hiện để cho Càn Long hiệu đính. Đó là một biện pháp kỳ diệu. Làm như thế là để cho Càn Long thể hiện là người học vấn uyên thâm. Đó là một cách tán tụng Càn Long học vấn uyên thâm rất có kết quả. Bản thảo hoàng đế đã hiệu đính thì người khoe không được phép chữa nữa nhưng có những chỗ Càn Long không chữa đến, cho nên những chỗ sai đó truyền lại đời sau, vì vậy ngày nay trong điện bản có những chỗ sai, phần lớn hình thành như thế đó.

Hòa Thân khổ luyện tâm kế, giỏi nắm bắt tâm lý của Càn Long, luôn luôn tìm được những phương thức thích hợp làm cho Càn Long vui lòng mát dạ. Hòa Thân còn quan sát, nghiên cứu sâu tính tình, sở thích, thói quen sinh hoạt của Càn Long, nhất là ông ta nắm vững trong lòng bàn tay tính khí và tình cảm yêu gh ét của Càn Long. Hễ Càn Long muốn gì, chưa nói ra thì Hòa Thân đã ngh ĩ đến. Một số việc Càn Long chưa nghĩ đến mà Hòa Thân đã sắp đặt xong, cho nên được Càn Long vô cùng sung ái. Hòa Thân vỗ mông ngựa cao siêu ở hai điểm. Một là tri kỷ tri bỉ, hễ vỗ là trúng. Hai là để cho đối phương bất tri bất giác, toàn thân sướng hả hê, bởi vì Hòa Thân hành động không ồn ào, lộ hình tích. Nếu như là một người có học thức, có địa vị,có cơ trí đến một trình đô nhất định thì lời tán tụng hào hoa phong nhã không thể nói là vỗ mông ngựa nữa mà phải gọi là khiêm tốn nhã nhặn. Tiền Chung Thư là một nhân tài như vậy. Một lần vào mùa đông, Tiền Chung Thư thăm nước Nhật để diễn giảng về "Thi khả dĩ oán". Tại cuộc hội đàm với các giáo sư khoa Ngữ văn trường Đại học Tảo Đạo Điền, mở đầu ông nói: Đến Nhật Bản thuyết giảng là một việc bạo gan, dù rằng một học giả Trung Quốc nói về văn học Trung Quốc đi nữa thì nếu không có gan đầy người, ắt cũng phải có gan to bằng chiếc đấu. Lý do rất đơn giản: Nhật Bản nghiên cứu xuất sắc văn học Trung Quốc là điều thế giới đều công nhận. Những học giả Trung Quốc tinh thông tiếng Nhật cũng đều bái phục và tiếp thu những thành quả nghiên cứu của Nhật Bản. Muốn trình bày đôi điều mới mẻ để thỉnh giáo các vị thật không dễ. Tôi là người mù chữ tiếng Nhật, đối diện với kho tàng đồ sộ về Hán Học và Trung Quốc học của quí quốc vừa chừng có chìa khóa để mở, vừa không có công cụ để khai phá mà chỉ là một người tay trắng, nhìn tủ bảo hiểm chỉ còn cách trố mắt ngẩn ngơ. Nhưng mù quáng vô tri thường lại là nguồn dũng khí. Người ý có một câu chuyện trào phúng: "Anh ta phát minh ra chiếc ô" Nghe nói có một anh chàng óc đất, chốn non cùng núi tận một hôm đi ra đường gặp mưa, vừa may anh ta cầm trong tay một chiếc gậy và một mảnh vải. Cái khó ló cái khôn, anh ta bèn để mảnh vải lên đầu gậy che thân mình, tự nhiên đi về đến nhà mà không đến nỗi ướt như chuột lột. Anh ta tự hào khôn xiết, cho rằng đã có cống hiến cho nhân loại và cần phải tuyên bố cho thế giới biết. Anh ta nghe đồn trong thành phố có Cục phát minh sáng chế, bèn vội vàng mang cả gậy lẫn vải vào thành phố, đến Cục phát minh sáng chế trình bày và biểu diễn phát minh mới của anh ta. Các nhân viên trong Cục nghe anh ta trình bày rõ mục đích chuyến viếng thăm của anh ta thì lăn ra cười, đem một chiếc ô ra cho anh ta xem tỉ mỉ. Hôm nay tôi phảng phất giống anh nông dân hủ lậu kiến thức nông cạn nọ đến Cục phát minh sáng chế mà chưa từng thấy chiếc ô. Chẳng qua trong lúc không tìm được mái hiên để trú mưa giương tấm vải lên cũng là một biện pháp ứng phó lúc nguy cấp.

Lời nói đầu này của Tiền Chung Thư kỳ thực có hai ý nghĩa. Trước tiên nói rằng người Trung Quốc không dám xem thường trình độ nghiên cứu Hán học của Nhật Bản. Dù học giả Trung Quốc diễn giảng văn học Trung Quốc tại Nhật Bản thì cũng phải đánh giá đúng mức trình độ Hán học của người nghe. Tiếp theo nói bản then mình không biết tiếng Nhật, ngoài dũng khí ra không có điểm mạnh nào khác. Rõ ràng tự trào là phương pháp tán dương người khác tốt nhất.

3. Tán tụng phải chính xác, mới mẻ

Đối với người mới gặp lần đầu thì cách tán tụng nào hữu hiệu nhất? Theo tôi, tốt nhất nên tránh không tán tụng nhân phẩm và tính cách của đối tượng mà nên ca tụng thành tích, hành vi đã có hay vật sở hữu cụ thể

có thể thấy được của đối phương. Nếu như ca tụng đối phương "Anh thậtla một người tốt", dù là nói một cánh thành thật đi nữa thì vẫn dễ khiến cho đối phương nghi vấn và đề phòng "Mới gặp lần đầu làm sao anh đã biết ta là người tốt.

Nếu như ca tụng thành tích hay hành vi đã qua thì tình hình lại khác. Ca tụng những việc đã có, không quan hệ gì giao tiếp ít hay nhiều, đối phương tương đối dễ tiếp thu. Không trực tiếp tán tụng đối phương mà ca tụng sự việc có quan hệ với đối phương, cách tán tụng gián tiếp này tương đối có hiệu quả với những người sơ kiến. Nếu đối phương là phụ nữ thì trang phục, trang sức là đối tượng ca tụng gián tiếp tốt nhất.

Tôi quan hệ rất tốt với nhiều gia đình bạn hữu, trong số đó có một gia đình tình thân thiết đối với vợ còn hơn cả đối với chồng tuy rằng chính chồng mới là bạn tôi. Vốn là một hôm dự tiệc, chồng chị giới thiệu chị với tôi, tôi thuận miệng nói với chị một câu để khỏi bỡ ngỡ "Khuyên tai của chị rất đặc biệt, hiếm thấy". Tôi nói câu này hoàn toàn vô tình vì cơ bản tôi không hiểu biết đồ trang sức phụ nữ. Bất ngờ ngoài ý ngh ĩ của tôi, khuyên tai này quả đặc biệt, chỉ có thể mua ở cửa hàng Thánh Mẫu tại Pa ri, đó là vật yêu quí nhất của chị. Thuận miệng nói ra câu nói đó khiến cho chị nghĩ đến những kỷ niệm xa xôi về khuyên tai này, từ đó chúng tôi thành bằng hữu tốt.

Muốn ca tụng người ta đúng mức thật không phải chuyện dễ. Nếu anh tán không đắc có thể bị đối phương bài xích. Để làm cho đối phương phải nói tiếng nói trong lòng thì phải sớm phát hiện những điểm mà đối phương tự hào, yêu thích muốn người khác ca tụng, rồi sau đó dốc sức tán tụng những điểm đó, tức là phải ca tụng điều mà đối phương tự hào. Khi chưa phát hiện được đối phương tự hào vấn đề gì, tốt nhất không nên tán tụng loạn xạ để tránh mất mặt. Ví dụ như một thiếu nữ khổ tâm vì gầy mà lại tán cô ta mảnh dẻ thon thả thì làm sao cô ta thích được?

Tôi có một người bạn biên tập viên tướng mạo giống như diễn viên nổi tiếng nọ. Mỗi khi cùng tôi đến phạn điếm thì các cô phục vụ lần đầu tiên gặp anh ta đều kêu lên: "ôi! anh giống ngôi sao điện ảnh Kim Tinh quá!" Đúng là không nhũng dung mạo mà khí nhất của anh đều rất giống diễn viên Kim Tinh. Nói chung ca tụng ai giống siêu sao màn bạc đều khiến người ta thích thú nhưng phản ứng của người bạn tôi lại khác. Khi nghe các cô phục vụ tán tụng như thế, anh sa sầm mặt xuống.

Các cô gái thật lòng tán tụng nhưng anh không thèm đếm xỉa khiến cho các cô vô cùng kinh ngạc. Tuy nhiên, người bạn tôi phản ứng như thế cũng không phải không có lý do, bởi vì các cô gái tán tụng không đắc. Bạn tôi nhận thức rằng anh thường để cho người khác ấn tượng trầm mặc lạnh lùng, mà vị siêu sao nọ hay đóng nhân vật lãnh đạm vô tình. Cho nên nói anh ta giống với diễn viên nọ thì vô tình tán tụng lại trở thành chỉ trích khuyết điểm của anh ta.

Ngoài ra thông tin do người thứ ba cung cấp có khi cũng có tác dụng tốt trong lần sơ kiến với đối tượng. Nhưng nếu anh đem những thông tin,những tiếng đồn đó trực tiếp kể cho đối phương e có khi lại bị khinh miệt. Bởi vì tiếng đồn khắp hang cùng ngõ hẻm đề cao thanh danh của đối phương thì đối phương đã nghe chán tai rồi, nếu như anh lặp lại có thể trên mặt đối phương xuất hiện một nụ cười mỉm mà trong lòng hết sức chán ngán,thậm chí có thể nói: "Kìa! lại thế nữa!Cũ rích!" và xếp anh vào hạng người dung tục.

Những tiếng đồn về đối phương có thể rất mới đối với anh đi nữa cũng nên gạt bỏ lối tán tụng cũ mà ca tụng những điểm nào người khác ít biết đến. Trong cuốn Những bài giảng về thiếu giáo dục đạo đức của Tam Đảo Do Kỷ Phu có chuyện một vị tướng quân rất cao hứng khi có người tán thưởng bộ râu đẹp của ông nhưng lại không quan tâm đến những lời tán tụng về chiến công của ông. Tâm lý này ai cũng có. Đại để đã có công ít người tán dương tài năng quân sự của tướng quân nhưng là một quân nhân thì dù tán tụng chiến tích như thế nào thì cũng chỉ là một trong những khúc tụng ca không còn khiến cho ông ta có cảm giác người hùng nữa. Ngược lại nếu anh tán tụng những điểm khác thì giống như tăng thêm một điệu mới trong tán ca về ông lại khiến cho ông hết sức vui vẻ.

4. Miệng ngọt chưa chắc lòng cay

Những người thuyên bơm thổi vỗ mông ngựa thường dùng những lời nói ngọt như đường, hoa hòe hoa sói khiến cho đối phương bất giác họặc vui vẻ nghe lọt tai, lòng phơi phới như mùa xuân hoa nở hay phiêu diêu quên mình. Có khi một người làm một việc gì đó mà tự mình không biết là đúng hay là sai. Nếu như anh thừa cơ nói vài câu nói tốt thì người đó sẽ phiêu diêu tiên cảnh, có cảm giác tri ngộ, cho anh là "người hiểu lòng tôi", thậm chí bất giác than rằng "hiểu tôi trên đời này chỉ có một mình anh".

Cổ kim trong ngoài nước hiếm có người "vui mừng khi nghe khuyết điểm", trái lại đa số người không ai không vui mừng khi nghe tán dương. Người đầu tiên sáng tác ra "vui mừng khi nghe khuyết điểm" có lẽ chưa chắc đã thật lòng "vui mừng khi nghe khuyết điểm". Tâm lý xã hội tuy biết rõ người ta a dua nịnh bợ chứ không phải thật lòng, thậm chí có ý đồ khác nhưng vẫn muốn và vui lòng nghe những lời nói nịnh bợ đó một cách say sưa. Đó là cái gọi là "một cái nồi đang cần vá, một người biết vá nồ". Đó đại khái có thể là nguyên nhân trong lòng căm ghét sâu sắc những lời nói nịnh bợ nhưng vẫn rửa tai nghe lấy.

Chiếu theo tâm lý này mà các cô chiêu đãi viên tửu quán, vũ trường dẻo miệng gọi khách hàng nào là "ông chủ" nào là "giám đốc" đã khiến cho bao chàng trai mát lòng mát dạ. Lời xưng hô của các cô gái này tuy chỉ là một cách tán tụng mang tính chất nghề nghiệp, nhưng người được tâng bốc như phiêu diêu tiên cảnh, tựa hồ mình là ông chủ, giám đốc thật vậy. Một anh chàng làm công ăn lương bỗng chốc thành ông chủ, trong lòng vui sướng không thể nào nói được dù rằng chỉ sung sướng trong chốc lát. Lâu nay chúng ta thường quen đánh giá con người: người thích tán tụng là người giả dối, người thích moi móc khuyết điểm là người chân thành. Hạng người sau là đáng quí cho nên mới có câu "vui mừng khi nghe khuyết điểm","tấn công khuyết điểm là yêu thương". Chúng ta xiết bao sợ hãi bị chịu thiệt thòi, bị mắc lừa cho nên thần kinh rất căng thẳng, nghe lời tán tụng bèn nghi ngờ đến tận xương cốt; đồng thời lưu tâm bản thân mình chớ tán dương người khác một cách dễ dàng để khỏi mang tiếng là kẻ "miệng mật".

Lời tán dương nói không là có thiện ý, dù rằng có khi quá lạm thì vẫn là ý tốt chứ không phải lời nói độc ác giết người. Tán tụng thường mang đến hiệu quả tốt. Một cành cây cong nhỏ, anh nói là đẹp thì không vì thế mà cành cây lại cố phát triển ngày càng cong trái lại nó lại cố gắng thăng ra. Một cậu bé què, anh khen là đẹp trai cũng không vì vậy mà chú bé mê mẩn cố làm cho ngày càng què mà trái lại lại cố gắng luyện tập khắc phục khuyết tật của mình. Nếu anh nói đúng thực tế. chú bé này què thì cũng không vì vậy nó què. Trẻ con rất thông minh, không tin bạn cứ thử xem. Trẻ con như thế, người lớn cũng như thế, diễn viên thường biểu diễn thoải mái, tôi hỏi đạo diễn xem ông có bí quyết gì. Đạo diễn trả lời: "Mỗi khi quay xong một cảnh tôi đều nói "Tốt!" dù rằng tốt hay không tốt, rồi sau đó mới chỉ dẫn cụ thêm. Nhiều huấn luyện viên khác cũng đồng ý như thế. Có một câu tục ngữ khác: "Một câu nói tốt khiến cho mùa đông giá lạnh trở thành ấm áp, một câu nói không tốt khiến cho tháng 6 mùa hè mà lại rét căm căm". Đây không phải là bài bác trung ngôn nghịch nhĩ mà nói về tán tụng. Anh tán dương một người như nói: "Y phục anh đẹp quá!" Nếu đối tượng là một thầy giáo tất hôm nay học sinh được thầy giáo mỉm cười thân thiết; Nếu đối tượng là bác sĩ thì hôm nay bệnh nhân của ông tất được ân cần hơn.

5. Chìa khóa nào ổ khóa nấy

Có thể anh không lưu ý, trong cuộc sống tán dương không những là thuốc nhuận tràng mà còn là thuốc giải độc, có bao nhiêu trắc trở có thể dùng nó hóa giải, đương nhiên cũng cần phải chú ý "vào núi nào hát bài hát nấy", mở khóa nào dùng thìa khóa nấy.

*Bạn trai đeo bám. Điều này khiến cho nhiều thiếu nữ phiền não.

Trong xã hội hiện nay nam nữ thanh mền cùng sinh hoạt, cùng công tác. Nữ giới tiếp xúc với nam giới ngày càng nhiều tự nhiên khiến cho một số nam giới tâm động tình sinh. Làm thế nào để xóa bỏ tâm lý đó của nam giới mà lại không làm ảnh hưởng quan hệ hai bên, đó là một vấn đề nan giải đối với các thiếu nữ. Chúng ta có thể hùng biện pháp tán dương đối phương, phong cho anh ta một chủ danh rất kêu khiến cho anh ta vì chức danh cao lớn đó mà không làm xằng bậy. Tục ngữ có câu, "lòng yêu cái đẹp ai cũng có". Cô trẻ tuổi xinh đẹp như thế người ta muốn thân cận, không thể mắng tất cả đều là đồ hết sắc. Nên đội cho anh ta một chiếc mũ cánh chuồn buộc anh ta phải thủ tiêu tà mềm. Có một thiếu nữ diện mạo xuất chúng phụ trách kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của một công ty nọ, sau khi thương thảo với giám đốc một công ty khác thì vị giám đốc này nhẹ nhàng mời cô: "Tiểu thư, mời cô chiều nay dùng cơm với tôi có được không?". Đúng hẹn cô ta đến dự bữa cơm, chàng giám đốc rất mừng rỡ và vô cùng sung sướng. Hai người vừa ăn vừa nói chuyện. Cô gái ra sức chuốc rượu giám đốc thao thao bất tuyệt giới thiệu kế hoạch phát triển của công ty cô ta và luôn mồm tán dương vị giám đốc này là một người có tu dưỡng, có khí chất, có tín nghĩa được mọi người tôn kính, chính là một nhà doanh nghiệp hiện đại. Ông giám đốc rất đắc ý bèn khiêm tốn nói: "Cô quá khen rồi". Cuối cùng hai người cùng nhau khiêu vũ rồi ra về. Khi từ biệt ông giám đốc nắm tay cô ta nó" một cách trịnh trọng "Cô là một cô gái biết tự trọng! Trong lòng tôi vĩnh viễn ghi nhớ hình rỉnh tốt đẹp của cô".

Tụ mình giải vây. Sau khi đã nói sai một lời anh khéo léo tán tụng đối phương để tự giải vây, tự cứu mình. Bất kỳ ai cũng phản cảm đối với lời nói ác độc nhưng tuyệt đối không ai cự tuyệt lời tán tụng. Tán dương thích đáng làm ấm lòng đối phương mà lại có thể hóa giải câu nói sai của mình.

Một tiểu thư nọ cao gầy dong dỏng vừa mới mua một chiếc áo chiết có, vui vẻ bảo các bạn gái bình phẩm. Một cô bạn gái thấy cô ta mặc chiếc áo mới này càng giống chiếc ma-nơ-canh bèn buột miệng nói rằng: "Chiếc áo này không thích hợp với chị". Lập tức đối phương sa sầm mặt. Cô bạn thấy thế tự trách mình vụng về bèn cười hi hi nói: "Thân hình mảnh dẻ thon thả như chị nếu mặc chiếc áo rộng một chút dài đến gối thì lại có vẻ phong độ hơn nhiều. Còn nhũng người lùn mà lại mập thì không thể có phong thái này được. " Cô ta nghe xong bèn chuyển giận làm vui.

Lời nói của cô bạn đã khéo léo ám chỉ chiếc áo này không hợp với thân hình cô ta, lại thành khẩn chỉ ra tiêu chuẩn chọn áo thích hợp cho cô ta. Đồng thời lại dùng các mỹ từ thân thể thon thả để miêu tả đặc điểm thân thể của bạn so sánh với người lùn béo,vuốt ve lòng tự trọng của đối phương. Một câu nói tựa hồ tán tụng nhưng thực tế đã ẩn chứa huyền cơ vô tận cho nên vừa uyển chuyển, vừa hàm súc, nhờ vậy đã tự giải vây cho mình một cách khéo léo.

* Chặn đứng tranh cãi. Trong cuộc sống giữa người với người khó lòng không phát sinh tranh cãi, kể cả vợ chồng cũng vậy cho nên một khi xảy ra tranh cãi dù mình có lý cũng không nên trách móc quá đáng. Lúc đó phương thức tốt nhất là dùng ngôn ngữ hài hước hòa hoãn dập tắt lửa giận của đối phương đạt đến hiệu quả giải thích hiểu lầm.

Có một bà vợ lòng nặng hư vinh cùng chồng thương lượng về việc đi dự hôn lễ cho một người bạn. Vợ nhất quyết yêu cầu chồng phải mua một chiếc mũ hoa đắt tiền. Vào lúc gia đình đang gặp khó khăn về kinh tế, người chồng tự nhiên không đồng ý chi món tiền lớn này. Trong khi tranh cãi vợ nói dỗi rằng: "Chồng cô Hỷ, cô Kim rất rộng rãi đã mua cho vợ chiếc mũ hoa nào, đâu có phải giống như anh bủn xỉn." Người chồng không muốn tranh luận bèn tán tụng rằng: "Nhưng mà hai cô ấy làm sao đẹp bằng em? Anh dám đoán chắc nếu họ đe như thế thì không mua mũ hoa để trang sức có phải không? Người vợ nghe lời tán tụng hài hước này thì chuyển giận thành cười, kết thúc cuộc tranh cãi này một cách vui vẻ.

* Ứng đối với người cao ngạo. Người cao ngạo rất coi trọng hình tượng của mình, cảm thấy hình tượng của mình tốt đẹp nhất. Giao tiếp với họ có thể sử dụng phương thức đánh vào sở thích của họ, tán dương đúng mức thành tích, học vấn, tài năng của họ, thỏa mãn lòng tự trọng, lòng hiếu danh của họ. Như vậy có thể rút ngắn cự ly về tâm lý có tác dụng tiếp cận họ dễ dàng hơn.

Ví dụ có một vị trưởng phòng tính tình cao ngạo, nói chung người lạ rất khó tiếp cận. Bộ mặt lạnh như tiền của anh ta thường khiến cho người khác nhìn thấy đã chùn bướt. Có một vị khách từ xa đến công tác nghe nói tính khí của anh ta thì khi vừa gặp mặt bèn mỉm cười vất điếu thuốc lá nói: " Ông trưởng phòng, khi tôi vừa vào cửa thì đã có người bảo tôi trưởng phòng là một người sảng khoái, làm việc cẩn thận, giàu lòng đồng tình với kẻ khác, đặc biệt quan tâm khách phương xa. Tôi nghe thê" bèn rất lấy làm vui mừng. Tôi thích làm việc với những người lãnh đạo như thế, thích thú lắm. " Trên mặt trưởng phòng lập tức xuất hiện một nụ cười, sau đó cùng nhau bàn bạc công việc quả nhiên rất có hiệu quả. Thành công của vị khách này chủ yếu nhờ ở mấy câu tán tụng mở đầu. Đối phương khó lòng bộc lộ lạnh nhạt với người đã tán dương mình, tôn kính mình, tự nhiên phải bảo vệ hình tượng của mình mà tỏ ra thân thiện hài hòa.

Khi sử dụng phương thức tán tụng cần phải chú ý hai điều. Một là phải thực sự cầu thị. Nội dung tán tụng không phải là bịa đặt mà đính thực có sự việc đó mới làm cho đối phương hứng thú. Nếu như bơm thổi

vỗ mông ngựa thì người cao ngạo tỉnh táo sẽ xem anh là kẻ tiểu nhân nên càng khinh bỉ. Hai là tán dương vừa đủ thì dùng lại. Tán dương chẳng qua chỉ là thủ đoạn để khiến cho người cao ngạo thay đổi thái độ chỉ ]à lần đầu của giao dịch. Nếu cứ sa đà tán tụng mà không kịp thời vào đề việc chính thì không có ý nghĩa gì.

* Chỉ chích khéo léo. Một quầy thời trang của một công ty nọ có một thời gian bị khách hàng viết thư chỉ trích thái độ không đẹp của cô bán hàng. Phương thức giải quyết của chủ nhiệm quầy không giống với người khác mà hiệu quả cực kỳ lớn. Ông không chỉ trích các cô bán hàng mà lại ra sức tán dương họ. Đối với những cô bị khách hàng chỉ trên trách cứ thì ông nói: "Có khách hàng ca tụng các cô phục vụ thân thiện hy vọng từ nay về sau hãy tiếp tục lỗ lực. Có khách hàng nói các cô rất lễ phép. " Từ đó thái độ của các cô bán hàng hoàn toàn thay đổi, vui vẻ nghênh tiếp khách hàng, nghiệp vụ ngày càng tăng tiến.

Đó là một phương pháp giáo dục khéo léo, nắm bắt được tâm lý nư giới. Nói chung khi nữ giới bị người ta chỉ trích: "Cô phải bỏ ngay khuyết điểm này" thì họ lại thường cảm thấy toàn bộ nhân cách của họ bị phủ định nên dễ phản kháng hoặc khóc lóc. Nhưng nếu khen một chút thì họ hớn hở trở thành phi thường tích cực. Nếu muốn uốn nắn khuyết điểm của nữ giới không nên trực tiếp vạch khuyết điểm mà phải tán dương ưu điểm của họ đó là một điều vô cùng quan trọng. Làm như thế họ càng phát huy ưu điểm, đồng thời sửa chữa khuyết điểm.

Tóm lại tán tụng là một chiếc chìa khóa vạn năng kinh nghiệm vô cùng,ứng dụng nhiều vô cùng.

6. Mũ cánh chuồn của nam của nữ khác nhau

Trong khi trình bày những kinh nghiệm của mình, một cô bán ve xe rất chú trọng phân biệt khách là nam hay nữ, nghe kỹ cánh làm này không phải ngẫu nhiên. Cô kể mấy ví dụ sau đây.

Một lần,một khách đi xe dẫn theo một cậu bé, tôi nói: "con của anh đã lớn rồi nên mua vé". Ông khách không chịu nói: "Cháu còn chưa đi học mà, sao lại phải mua vé? Tôi nói với ông một cách hài hước: "Con anh chưa đi học mà đã cao như thế này, khỏe mạnh quá nhỉ, anh có thích không? Nghe nói xong, khách vui vẻ mua một vé nữa.

Lại co một lần, sau khi tôi tuyên truyền về thái độ nhường chỗ trên xe, một nữ đồng chí bèn đứng dậy nhường chỗ cho một ông có con mọn. Ông nọ ngồi xuống, dỗ cháu đang khóc sụt sịt, không có một lời cảm ơn. Người phụ nữ vừa nhường chỗ trên nét mặt thoáng không vui, liếc xéo ông ta. Thấy vậy, tôi liền bảo cậu bé: " Cháu bé này, cháu mau cảm ơn dì này đi, xe rất đông người, dì này đã mệt mỏi lắm mà còn nhường chỗ cho cháu đấy. Mau cảm ơn dì đi!". Người đàn ông đang ôm cháu bé bỗng giật mình, tựa hồ hiểu ra, vội vàng nói với nữ đồng chí đó: "Cảm ơn chị, thật không phải quá, cháu nó khóc, tôi bận lên, thật cảm ơn chị quá!" Nữ đồng chí đó mỉm cười nói: "Không cần khách khí".

Khách đi xe bất kỳ nam hay nữ mà có mang con mọn theo đều có phản ứng như thế cả, đó là tâm lý chung, không cần phân biệt giới tính. Nhưng người nhường chỗ thì cần phân biệt giới tính: nói chung nữ không bao giờ quên cảm ơn, nam thì không giận khi đối phương không cảm ơn.

Nói riêng về quan hệ của lòng hư vinh với mũ cánh chuồn thì nam nữ cũng khác nhau. Nam giới thích thể diện hư vinh thường biểu hiện bằng công danh, thể hiện năng lực, triển khai cá tính để tạo dựng hình tượng người tài cán. Còn nữ giới thì truy cầu dung mạo, y phục và nam vệ sĩ đẹp trai như hoàng tử. Nam giới không giấu diếm lòng chính thể diện và hư vinh có khi rất lộ liễu. Nữ giới thì che giấu thẹn thùng, xấu hổ như kiểu "ôm đàn tì bà che nửa mặt". Nữ giới đối với thể diện và hư vinh còn đôi phần kém ham thích, còn nam giới thì toàn tâm toàn ý đuổi theo thể diện tựa hồ anh ta sống chỉ vì thể diện. Vì thể diện nam giới có thể đánh nhau, thậm chí giết nhau. Nữ giới vì thể diện thì kêu khóc ầm ĩ hay chửi mắng. Đúng rồi, cần phải nói với anh điều này, nhất định không được tổn thương, phá hoại thể diện của nam giới. Nếu không mọi sự đều tiêu tan, tình hữu nghị sẽ chấm dứt, tình yêu sẽ cáo chung, buôn bán không thành, thăng quan vô vọng, chức danh thành bọt xà phòng. Cho nên tán tụng người khác giới cần quan tâm kỹ xảo nếu không thì một sai sót nhỏ do bất cẩn có thể dẫn đến hiểu lầm lớn. Nếu gặp nhau lần đầu, anh tán tụng có thể bị đối phương hiểu là nịnh bợ lộ liễu hay để lại ấn tượng dung tục hèn hạ thì không thể nào truyền đạt được ý kiến chính của anh cho đối phương.

Tôi cho rằng lần đầu tiên hội kiến với người khác giới, sử dụng những lời tán tụng mơ hồ là một loại biện pháp tốt bởi vì những từ ngữ mơ hồ thường được người ta hiểu theo khía cạnh tốt đẹp. Đối với nữ giới cần chú ý mấy điểm sau đây:

* Khi phải làm thêm giờ, nếu nói với nữ nhân viên: " Cô có thể đi về" thì không những không được lòng họ mà còn bi con là xem thường họ.

Một vị trưởng phòng kinh doanh của công ty nọ mỗi khi gặp tôi đều kêu ca: "Đàn bà con gái thật khó hiểu, mắng thì khóc, khen thưởng một người thì đắc tội với các bà các cô khácc. Tình hình cứ như thế e tôi ốm mất!" Vừa mới đây khi anh nhẹ nhàng bảo hai cô nhân viên không cần ở lại làm thêm giơ nói: "Hai cô có thể đi về" không ngờ hai cô lớn tiếng hỏi: "Mọi người đều ở lại, tại sao chúng tôi phải ra về? Thì ra lòng tốt của anh lại bị xem là không thiện chí.

Nữ giới nào làm việc càng nghiêm túc thì càng căm ghét bị kỳ thị. Tình hình này không nên chỉ nói: "Các cô đi về đi", Tốt nhất dùng lối an ủi họ, nói: "Các cô cả ngày khó nhọc rồi hôm này có thể về sớm một chút. Nếu nhanh trí như thế thì đối phương sẽ cảm ơn lòng tốt của anh, vui vẻ ra về.

* Tuyệt không được khen một cô truởc mặt các cô khác

Có người nói: "Kẻ thù của đàn bà chính là đàn bà". Đối với nữ giới mà nói, mọi nữ giới khác đều là kẻ thù của mình.

Tại một trường trung học nữ nọ, một nam giáo viên thường đi đi lại lại trong lớp, nếu vô tình dừng lại thì cả lớp cho rằng thầy có tình ý với cô học trò bên cạnh. Có người cho là hoang đường nhưng thực tế có thầy giáo nam không chịu được nỗi khó chịu đó bèn từ chức.

Thầy giáo nam đứng bên cạnh ta thì chứng tỏ "thầy thích ta", đó là quan niệm lấy mình làm trung tâm của nữ giới. Trong quan hệ nam nữ, nữ giới không có thái độ phóng khoáng, tức không có cái gọi là thái độ trung lập. Ví dụ bạn tình dẫn nhau dạo phố, chàng nghểnh cổ nhìn theo một nàng xinh đẹp qua đường và nói: "ôi! một cô nàng cực kỳ xinh đẹp!" thì nàng bèn giận chàng.

*Nữ giới kêu ca chồng con, chớ cho rằng phụ họa vào thì được ưa thích.

Khi nói chuyện với người khác, nữ giới thường hay nói đến con mình, gia đình mình, thường là kêu ca. Ví dụ: "thằng cu nhà tôi nghịch lắm không thế không lo". Nếu như anh phụ họa một cách dè dặt: "Đúng vậy, cậu nay đúng là như thế". Đối phương nhất định phát cáu, lý lẽ rất dễ hiểu. Nữ giới kêu ca, nếu xét kỹ sẽ thấy hàm ý như sau: "Con tôi thích nghịch, nếu như uốn nắn một chút thì mai sau sẽ có thành tích lớn bất kỳ trong lĩnh vực nào !, thậm chí có ý khoe Khoang: "Con tôi thông minh lanh lợi, chỉ có ham chơi một chút mà thôi". Còn nếu kêu ca chồng thì hoàn toàn để khoe khoang. "Mỗi tuần đều đi đánh gôn, cả ngày chủ nhật cũng không ở nhà.Đáng lẽ ra anh ấy phải quan tâm con cái một chút. Nói một cách khác, vợ muốn khoe chồng:

"Chồng tôi bận ngoại giao tiếp đãi khách khứa đánh gôn đó là hiện tượng thành dật sự nghiệp"" chỉ là không tiện khoe khoang lộ liễu nên mới dùng hình thức kêu ca này để diễn đạt. Không nên phụ họa loại kêu ca này, phải phủ định bằng cách nói những việc không có để cho người vợ này mở mắt ra, như thế mới là cơ trí.