36 Kế Nhân Hòa

Kế 23: Kế Hạ Đài

Làm thế nào uy thế đối thủ?

Phàm những kẻ phong lưu đứng trên đài đều có những thế lực bên trong bên ngoài ủng hộ thì mới duy trì và triển khai được uy thế của mình. Tìm được cây trụ chống đài chủ yếu, triệt hạ trụ này hay lén đổi thành trụ khác? đó là thủ đoạn chủ yếu để hạ đài.

Ke tiến công anh tất nhờ vào hậu phương vững chãi cho nên uy hiếp hậu phương của họ làm cho sân sau của họ bốc cháy là một trong những thủ đoạn hạ đài. Kế vây Ngụy cứu Triệu là mưu kế điển hình nhất.

Người cao ngạo đều có tư bản để cao ngạo mỗi người một kiểu khác nhau. Nếu như dùng thuốc đúng bệnh: phong tỏa vườn sản xuất của họ thì giống nhít rút củi dưới nồi nhất dình biến họ thành ngoan ngoãn.

Đại bộ phận ai cũng cố chết bám lấy thể diện, nhằm đúng vào nhược điểm của đối phương, họ sợ cái gì thì đem đến cho họ cái ấy tựa như lay cây trụ chống đài của họ thì dù người lòng tim dạ sắt mềm rắn đều không xơi đi nữa cũng không đứng vững được. Cũng cùng đạo lý đó, đả kích lòng tự tin, dũng khí, cảm giác thỏa mãn. của đối phương đều có thể đạt đến triệt hạ cái đài tâm lý của họ. Chiêu lợi hại nhất là tiêu hủy hí vọng của họ. Một người vô vọng thì không còn tâm tư nào lên đài múa hát, kinh doanh nửa, đài của họ không cần phá mà tự đổ.

1. Đổi trụ sắt bằng trụ đất

Hoàng hậu Chương Hiến - của vua Tống Chân Tông thông minh lanh lợi rất háo thắng, thủ đoạn chính trị cao minh, có thể nói một tay che trời. Tống Chân Tông cũng khâm phục bà, có việc gì khó khăn đều thương lượng với bà. Nhưng bà không làm chủ được bụng mình, hơn 10 năm mà không sinh cho hoàng đế một mụn con nào. Để có con nối ngôi, Chân Tông bèn tuyển mộ nhiều phi tần trong số đó có Lý Viên Phi giỏi hiểu tâm ý người khác rất được Chiêu Tông sủng ái. Lý Viên Phi cũng rất may, không bao lâu đã có mang sắp đến ngày sinh nở. Hoàng hậu Chương Hiến vốn rất ghen, luôn luôn giữ Chân Tông không cho đi lại với phi tần. Nhưng bản thân lâu ngày vẫn không mang thai nên dần dần cũng không giữ được Chân Tông nữa. Bấy giờ nghe Lý Viên Phi mang thai như sét đanh ngang tai. Lý Viên Phi được Chân Tông sủng ái, vạn nhất sinh hoàng tử thì chắc chắn sẽ được phong thái tử. Sau này thái tử đăng quang thì ngôi thái hậu chắc chắn không vào tay Chương Hiến. Vậy làm thế nào? Bảo thái giám giết quách Lý Viên Phi chăng? Thế là xong hết. Nhưng suy đi nghĩ lại hoàng hậu Chương Hiến thấy không ổn, vạn nhất lộ tẩy tất sẽ bị đày vào lãnh cung mất hết vinh hoa phú quí. Như thế bà không can tâm. Vậy làm thế nào? Suy đi nghĩ lại bà bỗng nảy ra một diệu kế "thâu lương hoán trụ" (đổi cột nhà).

Ngày hôm sau bà bèn lấy vải buộc quanh bụng phình lên như có mang và giả vờ nôn ọe. Nghe tin đó Chân Tông vô cùng sung sướng, khả năng rất lớn là sinh con trai. Chân Tông bèn tuyên bố hoàng hậu Chương Hiến và Lý Viên Phi ai sinh ra con trai thì lập tức được phong thái tủ. Nếu cả hai đều là con trai thì ai sinh ra trước sẽ là thái tử. Hai bà đều gật đầu tán thành.

Từ đó bụng Lý Viên Phi ngày càng to, hoàng hậu Chương Hiến thì hàng ngày tăng số vải quấn bụng. Để thực hiện âm mưu, hoàng hậu Chương Hiến còn làm hại việc. Việc thứ nhất là kiếm thầy bói bảo thai của hoàng hậu sợ người cao vía không cho hoàng đế đến gần, thực tế là sợ lộ mưu gian giả mang thai. Thứ hai ra sức mua chuộc thái giám thân cận của Lý Viên Phi là Diêm Văn Ứng.

Mang thai 9 tháng 10 ngày sắp đến ngày sinh nở, mua chuộc Diêm Văn Ưng cũng đều thành công. Diêm Văn Ưng thường xuyên báo cáo tình hình Lý Viên Phi cho hoàng hậu Chương Hiến. Một hôm Lý Viên Phi chuyển dạ thì hoàng hậu Chương Hiến cũng lăn qua lăn lại trên giường.

Chân Tông nghe tin hai bà cùng sinh nở bèn vội vàng đến hoàng cung thấy một đứa bé trắng trẻo nên rất sung sướng. Rồi hoàng đế sang cung Lý Viên Phi thì thấy bà sinh ra một con li miêu là một vật yêu quái, trong lòng rất chán ghét ra lệnh đem chôn ngay. Lý Viên phi tâm hồn chau đớn ngất lịm, tỉnh lại thấy sinh ra con li miêu bà òa khóc không nói được lời nào.

Lý Viên phi sinh son trai tương lai sẽ phú quí. Nhưng hoàng hậu Chương Hiến đã tráo con li miêu bắt thái tử đi. Đó là đổi trụ sắt bằng trụ đất: Thế là Lý Viên Phi bị hạ đài. Hoàng hậu không những đã phá đai người khác mà lại lấy trụ sắt về chống đài của mình. Kế hạ đài này quả tinh vi nhưng lại bị người đời khinh bỉ.

Phương pháp rút trụ hay thay trụ rất là thủ đoạn chủ yếu của kế hạ đài. Trụ chống đài là bộ phận chủ yếu giữ cho đài không đổ. Muốn hạ đài người ta thì phải tìm cho ra trụ chống đài của họ là cái gì. Tìm ra trụ chống đài không phải đơn giản, nhiều lúc không rõ trụ ở đâu.

Cừu Phủ ở Triết Giang nổi loạn đã đánh chiếm được mấy thành. Triều đình sai Vương Thức làm quan sát sứ đi trấn áp loạn đảng. Nhận chức xong, việc thứ nhất của Vương Thức là sai người đem lương thực trong huyện phát chẩn cho dân chúng. Các tướng lĩnh không hiểu lý do đều nói rằng: "Ngài vừa nhận chức, lương thảo quân đội đang căng thẳng, nay ngài đem lương thực trong kho phát hết cho bá tính là vì sao Vương Thức cười đáp lại rằng: "Bọn giặc dụ dỗ dân chúng làm loạn để cướp lương thực trong kho, nay ta phát lương thực trong cho kho bá tính thì bá tính đói khổ không đi cướp lương thực nữa. Các huyện không có quân đội đồn trú không đủ sức bảo vệ lương thực. Nếu không phát cho bá tính nghèo đói thì khi quân địch đến cướp lấy hóa ra giúp cho quân địch hay sao! Các tướng lĩnh đều đồng tình. Quả nhiên khi quân địch đến thì bá tính chống lại chúng. Không đến mấy tháng quân địch bèn bị dẹp yên.

Vương Thức có con mắt tinh đời, phát hiện ra ngay lương thực la cái trụ chống đài bèn phân phát lương thực, đài của quân địch tự nhiên sụp đổ.

2. Tấn công hậu phương kẻ địch, vây Ngụy cứu Triệu

Kế "vậy Ngụy Cứu Triệu" là một thủ đoạn thần diệu hiếm có để hạ đài đối phương. Vây Ngụy cứu Triệu là kế thứ hai trong 36 kế của Tôn Tử binh pháp.

Tôn Tẫn không hổ danh là con cháu của Tôn Vũ giỏi đưa ra những kế kỳ diệu. Kế vây Ngụy cứu Triệu là kế của Tôn Tẫn dùng trong cuộc chiến tranh Quế Lăng của Tề - Nguỵ. Nước Ngụy đánh nước Triệu bao vây thủ đô Hàm Dương của Triệu. Nước Triệu đang nguy cấp bèn cầu cứu nước Tề. Năm 353 trước công nguyên nước Tề sai Điền Ky làm tướng, Tôn Tấn làm quân sư đem 8 vạn quân đi cứu Triệu. Ban đầu Điền Ky định trực tiếp quyết chiến với quân Nguỵ, Tôn Tấn lại có cao kiến khác cho rằng muốn cởi một cái nút không thể ra sức kéo, phải tách hai bên đánh nhau ra, bản thân mình không được tham gia đánh nhau. Giải vây phải tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu của địch thì đánh vào chỗ mà địch phải đi cứu. Bao nhiêu quân tinh nhuệ của Ngụy đều đang vây đánh Triệu, chúng ta nên vây đánh kinh đô Đại Lương của Nguy. Như vậy quân Ngụy phải quay về cứu thủ đô. Điền Ky tiếp thu mưu kế của Tôn Tấn. Quân Ngụy nghe tin quân Tề vây đánh thủ đô vội vàng quay về cứu. Quân Tề mai phục sẵn ở Quế Lăng đánh cho quân Ngụy đang vội vàng từ xa về một trận tơi bời, cứu được nước Triệu. Đó

là kế vây Ngụy cứu Triệu nổi tiếng trong binh pháp cổ Trung Quốc.

Tôi có một người bạn học họ Diêu rất am hiểu kế vây Ngụy cứu Triệu. Vợ của anh bị một giám đốc họ Sái theo đuổi rất tích cực, vợ anh chạy vòng quanh chưa đầu hàng. Anh sợ vợ anh không chịu nổi lỡ vỡ phòng tuyến thì vấn đề lớn. Làm thế nào? Không thể vác dao chém họ Sái Anh bèn nghĩ đến vợ của Sái vốn quen biết với anh. Anh bèn tìm cách gia tăng quan hệ với vợ Sái. Vợ Sái công tác trong cửa hàng bán đàn, biết chỉnh đàn. Trong nhà anh có chiếc dương cầm, bèn mời vợ Sái đến chỉnh dương cầm. Việc chỉnh dương cầm không thể tiến hành trong thời gian ngắn. Mãi đến giờ ăn cơm mới xong. Anh Diệu chuẩn bị xong cơm nước mời chị ta ăn cơm, cùng nhau uống rượu. Chị mặt ưng hồng, hơi có chút men say cầm tặng phẩm của anh Diêu về nhà. Từ đó hai bên đi lại ngày càng nhiều, tình hữu nghị càng sâu sắc. Anh Diêu biết anh Sái yêu vợ và gia đình, theo đuổi vợ anh là "làm nghề phụ" muốn có một tình nhân. Trong khi giao tiếp với vợ Sái, anh Diêu không nói cho chị biết anh Sái đang chim vợ anh ta, anh không muốn phá hoại gia đình anh Sái. Anh Sái phát hiện anh Diêu có quan hệ hữu hảo với vợ mình. Anh sợ anh Diêu ra một chưởng "dĩ kỳ nhân phi đạo hoàn trị kỳ nhân phi thân" (lấy gậy ông đập lưng ông) bèn vội vàng lui binh tự vệ. Anh Sái nghĩ bụng rằng không thể cứ lo trồng ruộng người khác bỏ hoang ruộng mình.

Vấn đề này không thể dùng vũ lực mà phải thông qua con đường ngoại giao giải quyết hoà bình. Mưu trí vây Ngụy cứu Triệu vẫn có ích.

Viết đến đây tôi nhớ đến câu chuyện tiếu lâm "Bí quyết".

Hỏi: "Chị dùng biện pháp gì để thay đổi tập quán đi đêm của chồng?"

Đáp: "Một buổi tối chồng tôi về rất muộn. Tôi bèn kêu lên: "John đấy à!" Bạn nên biết chồng tôi là Jaek.

Các ông chồng trăng hoa bên ngoài thường nghĩ hậu phương an toàn. Nếu sân sau anh ta bốc lửa, cho anh ta một chiêu "vây Ngụy cứu Triệu thì đã hạ trụ chống đài của anh ta. Hạ đài là một kế để tự bảo vệ. Dưới đây là một ví dụ khác.

Thời Tây Hán, Hán Cao Tổ mưu Bang mang đại quân đi đánh Hung Nô. Lưu Bang háo thắng lẫn kỵ binh truy kích quân địch, bỏ đại quân lại phía sau. Không ngờ khi đến Bình Thành thì trúng kế mai phục của Hung Nô. Lưu Bang bị vây trên núi Bạch Đảng. Đại quân ở phía sau đã bị quân Hung Nô chặn các nẻo đường không thể đến tiếp viện được. Tình thế vô cùng khẩn cấp. Đến ngày thứ tư, lương thảo quân Hán bị vây đã cạn kiệt, quân tướng bị thương càng nhiều. Lưu Bang và các tướng như kiến rang trong chảo nóng đứng ngồi không yên. Mưu sĩ Trần Bình tháp tùng Lưu Bang lo nghĩ tìm kế giải vây. Hôm đó ông đang đứng trên núi quan sát doanh trại quân địch thấy có một đôi nam nữ đang chỉ huy quân Mông Cổ. Ông dò hỏi, biết đó là vua Hung Nô Thiền Vu Mao Đốn và phu nhân là Yên Chi. Trần Bình bỗng lóe ra một mưu kế dùng Yên Chi, tâu lên Lưu Bang lập tức được chấp thuận. Trần Bình sai một sứ giả mang vàng bạc và một bức tranh bí mật gặp Yên Chi. Sứ giả dâng lễ vật và bức tranh. Tranh vẽ một mỹ nữ Trung Nguyên dâng lên vua Hung Nô. Yên Chi suy nghĩ lo rằng vua Hung Nô sẽ lấy mỹ nữ bỏ rơi mình cho nên bèn khuyên vua Hung Nô nếu có chiếm được đất Hán thì không, nên ở lâu, hơn nữa hai vua cũng không thể đối địch nhau mãi. Vua Hung Nô suy đi nghĩ lại rồi chấp nhận ý kiến phu nhân. Sau đó Lưu Bang và vua Hung nô phái đại biểu tìm phán đạt đến hiệp nghị đình chiến.

Sự uy hiếp cuả phụ nữ thường xuất hiện ở chỗ bất ngờ nhất Đại tướng quân uy phong lẫm liệt trước ba quân nhưng về nhà phải nghe lời vợ. Đàn ông phải nghe "lời vợ là vì sợ vợ làm mất thể diện mình trước mặt người khác. Cho nên "mổ" vợ tức là đất sau là một thủ đoạn rất thâm độc mà cũng rất cao minh. Lợi dụng phu nữ để khéo hạ đài đối phương là một thuật ảo diệu. Ảo diệu ở chỗ vô hình vô thanh, vô cùng như thiên địa khó biết như âm dương. Thuật này âm hiểm khiến đối phương sa vào độc kế mà không biết.

3. Phong tỏa tư bản sản sinh cao ngạo của đối phương

Trong giao tế thường gặp những người vô cùng cao ngạo. Họ thường có một loại tư bản nào đó làm chỗ dựa. Nếu anh đả kích được vào tư bản đó thì không khác gì rút củi dưới nồi hạ đài anh ta.

Dưới đây trình bày 4 cách phong tỏa tư bản.

1.Đưa ra một vấn đề khó đối phương không trả lời được.

Một số người tự cho trí thức phong phú, đọc thiên kinh vạn quyển cho nên xem thường người khác, tỏ ra cao ngạo nhất trần ai. Đối với hạng người này phải bố trí một vấn đề hóc búa thì có thể áp đảo khí thế cao ngạo của họ. Bởi vì dù tri thức phong phú đến đâu, đọc thiên kinh vạn quyển thì vẫn là có hạn chế so với biên tri thức.

Một khi phát hiện tri thức của mình còn khiếm khuyết thì lòng cao ngạo của họ lập tức tan thành mây khói.

Trong một cuộc hội nghị quốc tế, một nhà ngoại giao phương Tây rất ngạo ngễ hỏi một đại biểu nước ta rằng: "Ngài phương Tây một thời gian rồi không biết có nhận thức được phương Tây hay không rõ ràng nhà ngoại giao phương Tây này cao ngạo chế giễu đại biểu nước ta ngu dốt. Vị đại biểu nước ta thản nhiên mỉm cười đáp lại rằng: "Tôi học về phương Tây 40 năm trước khi tôi học đại học ở Pari. Hiểu biết của tôi về phương Tây chắc không ít hơn Ngài bao nhiêu. Bây giở xin hỏi ngài hiểu biết phương Đông được bao nhiêu Nhà ngoại giao phương Tây lúng túng đỏ mặt khí cao ngạo tan biến.

Rõ ràng đặt ra câu hỏi hóc búa để hạ khí cao ngạo của đối phương. Phải tìm rạ vấn đề đối phương không thể nào trả lời được, chỉ như thế mới bóc trần được sự ngu dốt hay thiếu hiểu biết của đối phương, từ đó hạ uy thế của họ. Nếu đưa ra câu hỏi mà đối phương trả lời được thì không thể nào hạ được khí thế cao ngạo của đối phương, mà lại giúp cho đối phương càng cao ngạo và khiến cho bản thân mình lâm vào cảnh khốn cùng.

2. Để lộ một ngón ra cho đối phương xem.

Một số người cao ngạo có một sở trường nào đó, có tư đan thanh cao. Những người như thế rất khinh thường người không có học thức, nhưng đối với người có học vấn và năng lực cao hơn họ thì lại rất coi trọng, đãi ngộ đặc biệt. Có một nhà văn đã nói: "Có người bao tôi kiêu ngạo, kỳ thực chưa nói đến nơi đến chốn. Tôi là người rất khinh những người hổ lốn láo nháo. Nếu anh làm tốt khiến cho tôi phục, tôi sẽ mời anh ngồi lên ghế qúy khách. Câu nói này miêu tả chân thực tâm lý của hạng người cao ngạo mà trọng người có tài. Nếu anh muốn được họ trọng vọng thì phải trổ tài khiến cho họ cảm thấy anh không phải là kẻ tầm thường, được thế anh sẽ dễ dàng đặt quan hệ với họ. Có một người xuất thân binh nghiệp là một nhà lãnh đạo quân đội thích học tập, thích động não, công tác xuất sắc viết được vẽ được, người ta gọi là "nho tướng". Cá tính ông cao ngạo, đặc biệt xem thường sinh viên mới tốt nghiệp hay nói thao thao bất tuyệt cho nên một số thanh niên ghét và tránh ông ta. Một lần ông đến một đơn vị quân đội trình bày một vấn đề, sau khi ông trình bày xong có một sĩ quan trẻ nói trực tiếp với ông là ông đã dẫn mấy câu thơ không được chính xác rồi đọc nguyên văn các câu thơ đó và nói rõ xuất xứ. Thanh niên này dám chọc vào nhược điểm của ông quả là người rất cam đảm. "Nho tướng" trừng mắt nhìn anh ba. Về cơ quan ông bèn ra lệnh cho tổ chức thẩm tra sĩ quan này. Chẳng bao lâu sau điều sĩ quan đó về cơ quan công tác và về sau hai ngươi trở thành bạn vong niên.

Rõ ràng đối với người cao ngạo phải xuất chiêu triển khai tài năng của anh một cách thích đáng thì mới làm thay đổi được thái độ của họ. Khi đã được họ tán thưởng thì mọi việc sẽ dễ dàng Đương nhiên, thi triển tài ba trước mặt nguội cao ngạo không thể bốc phét tù đề cao mà là phô bày thúc tài một cách thích đáng.

3. Chọc nhẹ vào điểm đau cảu đối phương

Có khi giao tiếp phải dùng phương pháp đối kháng, tức dùng thái độ bất khuất chọc vào điểm đau của đối phương, bẻ gãy tư bản của sự cao ngạo của đối phương. Lúc đó đối phương sẽ vì lợi ích bản thân mà xuống nước đối xử ngang hàng với anh. Ví dụ năm 1901, con của vua dầu khí Mỹ là John Rockerfeller thay mặt cha đàm phán với vua gang thép Morgan về việc mua bán khu mỏ Mitssisippi. Morgan là một người cao ngạo độc đoán, thích chi phối người khác, không chấp nhận bất kỳ người đồng đại nào ngang hàng ông ta. Khi Morgan thấy chàng thanh niên Rockerfeller con bước vào văn phòng của ông thì ông tiếp tục nói chuyện với người đồng sự cho đến khi có người giới thiệu Rockerfeller con với ông. Morgan thấy Rockerfeller con vừa trẻ tuổi vừa mảnh mai, bèn trừng mắt nói lớn:

"Này, các anh muôn giá bao nhiêu Rockerfeller con nhìn thẳng vào mặt cụ Morgan nói một cách lễ phép rằng: "Thưa cụ Morgan tôi cho là có sự hiểu lầm chăng. Không phải tôi đến đây bán, trái lại, tôi cho rằng Ngài muốn mua". Morgan nghe lời chàng trai trẻ nói xong, nhìn trừng trừng không nói nên lời, im lặng một lúc rồi hạ giọng xuống đàm phán. Cuối cùng Morgan đồng ý với giá mà Rockerfeller con đưa ra.

Trong cuộc giao địch này Rockerfeller con nắm được vấn đề then chốt là Morgan đang nóng lòng mua cho được khu mỏ này cho nên chọc vào đó đồng thời cũng biểu hiện dũng khí mặt đối mặt và đàm phán hòa bình, nghiêm túc khiến cho đối phương thấy phải tiến hành đàm phán một cách bình đẳng và nghiêm túc.

4. Không thèm để ý.

Một số người cao ngạo càng cao ngạo khi người khác chú ý họ. Dùng thái độ không để ý đến họ khiến cho họ cô độc là phương pháp để hạ khí thế cao ngạo của họ.

Một cán bộ trung niên vừa được điều đến công ty nọ rất giỏi kỹ thuật nên coi thường mọi người. Ông cho người này một bài học, cho người kia một bài học khiến cho mọi người không vui lòng. Mọi người bèn dùng thái độ không thèm để ý ông ta. Một số người thấy ông ta đến bèn bỏ đi. Lâu ngày ông ta cảm thấy vô vị, bèn thay đổi thái độ, không còn cao ngạo nữa mà đi lại chuyện trò bình thường.

Vì sao sử dụng phương pháp không thèm để ý lại khiến cho người cao ngạo phải đổi giọng điệu? Bởi vì người cao ngạo muốn biểu hiện mình là người có giá hơn mọi người, nay mọi người không thèm để ý anh ta nữa thì anh ta không có cơ hội biểu hiện giá trị của anh ta mà lại còn cô độc, do đó không thể không phản tỉnh sửa chữa.

Đương nhiên một khi đối phương chấm dứt cao ngạo thì ch úng ta cũng nên đình chỉ không hạ đài anh ta nữa, nếu không đối phương không có lối xuống đài bèn quay trở lại hạ đài chúng ta.

4. Làm mất thể diện tức hạ đài họ

Thời bán nhà từ phú nổi tiếng đời Tống Tư Mã Tương Như rời Tứ Xuyên đi du lãm viết bài Tử hư thượng lâm phú được cả nước ca tụng. Văn nhân cả nước đến tìm kết bạn với Tư Mã Tương Như. Tư Mã Tương Như là người phóng túng, không câu chấp lễ giáo, không làm ăn mà chỉ là một công tử phong đãng. Một năm nọ, Tư Mã Tương Như trở về Tứ Xuyên trên đường về Thành Đô qua Lâm Đặng. Quan huyện Lâm Đặng nghe tiếng Tư Mã Tương Như đã lâu bèn rước đến huyện nha. Việc này đến tai nhà hào phú địa phương là Trác Vương Tôn. Trác Vương Tôn cũng muốn kết giao với Tư Mã Tương Như để thơm lây, nhưng tâm lý con buôn của ông rất sâu đậm cho nên mời Tư Mã Tương Như thành ra mời quan huyện Vương Cát, còn Tư Mã Tương Như dược mời tháp tùng quan huyện. Tư Mã Tương Như vốn khinh nhũng kẻ trọc phú ngu dốt cho nên không chuẩn bị đi dự tiệc. Đến ngày dự tiệc. Tư Mã Tương Như không đến. Trác Vương Tôn như kiến bò trong chảo nóng. Vương Cát đành phải thân hành đi mời. Tư Mã Tương Như nể mặt quan huyện bèn đến nhà họ Trác. Trác Vương Tôn thấy Tư Mã Tương Như ăn mặc xuềnh xoàng nảy lòng khinh thường. Tư Mã Tương Như làm như không biết, ăn uống thoải mái chỉ nói chuyện với Vương Cát Đột nhiên từ phòng trong vang ra tiếng đàn dìu dặt. Tư Mã Tương Như lập tức thôi nói cười lắng nghe tiếng đàn. Đó là tiếng đàn của Trác Văn Quân con gái Trác Vương Tôn. Tư Mã Tương Như bèn gảy khúc Phượng cầu hoàng tỏ lòng yêu mến với Trác Văn Quân. Trác văn Quàn cũng yêu mến tướng mạo và tài hoa của Tư Mã Tương Như bèn hiến thân cho chàng. Hai người cùng nhau trốn về Thành Đô. Sau khi biết chuyện, Trác Vương Tôn nổi trận lôi đình thề không cho con gái quay về nhà. Trác Văn Quân theo Tư Mã Tương Như về thành Đô mới biết chồng tuy tài hoa nhưng nhà rất nghèo. Bất đắc dĩ hai vợ chồng phải quay lại Lâm Đặng, nhờ người cầu xin Trác Vương Tôn giúp đỡ. Không ngờ Trác Vương Tôn chửi bới cự tuyệt Hai vợ chồng lòng buồn tê tái nhưng cả hai đều là người có tài trí bèn nghĩ ra một tuyệt chiêu. Ngày hôm sau, Tư Mã Tương Như bán xe, ngựa, đàn, kiếm và cả đồ trang sức của Trác Văn Quân dược một món tiền kha khá, thuê một căn nhà gần dinh cơ Trác Vương Tôn mở cửa hàng rượu nhỏ. Tư Mã Vương Như mặc quần áo hầu bàn xắn tay áo, ống quần y như một tửu bảo lau bàn bê thức ăn hầu khách. Trác văn Quân mặc quần áo vải chạy ra chạy vào chiêu đãi khách. Tiệm rượu vừa khai trương, mọi người ùn ùn kéo đến xem hai tài tử giai nhân gặp nạn. Vợ chồng Tư Mã Tương Như không chút xấu hổ, trong lòng lại rất vui thích bởi vì như vậy đã đạt mục đích của họ làm cho ông già biết mặt. Có mấy người bạn khuyên.Trác Vương Tôn rằng: "Nay lệnh ái yêu anh ta thôi thì để cho toại nguyện. Hơn nữa Tư Mã Tương Như cũng đã từng làm quan, lại là bạn quan huyện. Dù bây giờ hầu bàn nhưng tài hoa như thế chắc thế nào sau này cũng lam nên sự nghiệp. Ông nên cho họ một số tiền của chứ làm khó dễ với họ làm gì. Không những mai sau họ thành đạt không được nhờ mà bây giờ để họ lam lũ như thế mất thể diện của ông" Trác Vương Tôn nghe lời bớt giận, chìa cho hai vợ chồng tư: Mã Tương Như hàng vạn tiền của. Tư Mã Như và Trác Văn Quân rất mừng, nhận tiền trở về Thành Đô sinh sống.

Tư Mã Tương Như và Trác Văn Quân đã dùng kế làm mất mặt nhà hào phú Trác Vương Tôn khiến cho ông bị mọi người đàm tiếu, do đó phải thay đổi thái độ đối với họ.

5. Dội cho đối phương một gáo nước lạnh

Một con người làm việc gì là mong có thu nhập, nếu như không có hy vọng gì thì không ai hơi đâu lo lắng sắp xếp công việc như dựng sân khấu hát múa Cho nên làm cho đối phương mất hy vong, trong lòng mờ mịt thì ta không phá đài, đối phương cũng tự hạ đài.

Trong lịch sử, đức thánh Khổng Tử cũng bị một chiêu như thế khiến cho phải lưu vong ra nước ngoài. Thời kỳ Xuân Thu, Tề Cảnh Công đã từng gặp Khổng Tử ở Giáp Cốc trong lòng đã ghi nhớ Khổng Tử. Vừa hay hiền thần Yến Anh qua đời không ai thay thế. Lúc này nước Lỗ đang trọng dụng Khổng Tử trong nước thịnh trị. Tề Cảnh Công lo sợ bèn nói với đại phu Lê Di rằng: "Nước Lỗ trọng dụng Khổng Tử, uy hiếp rất lớn đối với nước ta. Sau này bá nghiệp nước Lỗ phát triển, tất nước ma bi hại đầu tiên, phải làm gì bây giờ" Lê Di đưa ra kế sách nói rằng: "Há đại vương không nghe nói ăn no ấm cật dậm dật suốt ngày, bần cùng sinh đạo tặc hay sao? Nay nước Lỗ thiên hạ thái bình, Định Công là người háo sắc, nếu ta tìm một số mỹ nữ dâng cho ông ta tất sẽ nhận. Sau khi nhận mỹ nữ, tất Lỗ Định Công ngày đêm trăng hoa bất kể Khổng Tử, vàng bạc, cung tần đều sẽ không được ông ta quan tâm nữa. Như vậy tất Khổng Tử tức giận bỏ đi, bệ hạ tất ngủ yên. Tề Cảnh Công cho là diệu kế bèn sai Lê Di tìm my nữ dạy hát múa, tô điểm cho xinh đẹp. Sau khi huấn luyện xong bèn dùng 120 con ngựa yên cương dát vàng nạm ngọc và 80 mỹ nữ đưa đến nước Lỗ biếu cho Lỗ Định Công. Thừa tướng nước Lỗ là Lý Tư nghe tin này trong lòng áy náy bèn mặc thường phục lẻn ra cửa nam xem thử. Ông thấy các mỹ nữ đang biểu diễn ca múa khi tiến khi thoái nhịp nhàng yểu điệu hoa cả mắt. Ông ngớ người ra, tay chân bủn rủn, đầu óc quay cuồng quên cả việc triều chính. Lỗ Định Công cũng nghe tin đô Lú Tư thừa cơ bèn giúp Định Công mặc thường phục cùng ra cửa nam xem. Từ đó Lỗ Định Công mê mẩn trong đám hoa phù dung này không còn thiết triều nữa.

Khổng Tử biết việc này thở dài ảo não. Tử Lộ đứng hầu bên cạnh bèn nói rằng: "Vua Lỗ đã sa vào mê hồn trận rồi gác bỏ việc nước ra ngoài. Thầy ơi! Chúng ta đi đi thôi". Khổng Tử nói: "Chớ vội. Sáp đến ngày tế trời rồi. Đó là quốc gia đại sự nếu nhà vua chưa quên thì quốc gia còn hy vọng. Nếu vua quên tế trời thì lúc bấy giờ chúng ta cuốn gói cũng chưa muộn".

Đến ngày tế trời, Lỗ Định Công cũng đến song không chút thành tâm, tế lễ qua quít rồi ra về hưởng lạc quên cả việc chia thịt tế cho bá quan. Khổng Tử bèn bảo Tử Lộ rằng: "Mau bảo các bạn học cuốn gói nhanh chóng rời nơi này". Thế là Khổng Tử từ quan dẫn học trò chu du các nước nếm trải cuộc đời phiêu bạt. Như vậy Lê Di đã dội một gáo nước lạnh dập tắt mọi hy vọng của Khổng Tử, Khổng Tử tự dỡ bỏ đài (thôi làm quan nước Lỗ) ra đi lang thang vô vọng.