Bạn có hai mục tiêu quan trọng khi đặt câu hỏi. Trước hết, bạn muốn mỗi câu hỏi phải quảng cáo, tiếp thị được chính bản thân bạn. Nhưng đến một lúc nào đó, bạn cũng muốn đặt câu hỏi để giúp bạn quyết định xem liệu bạn có thực sự muốn công việc đó hay không. Cuối cùng, khi cuộc phỏng vấn diễn ra, thì bạn đang trở thành một nhà đầu tư vào công ty đó, đầu tư những tài sản quý giá nhất mà bạn có: thời gian, tài năng và lòng trung thành của bạn.
Bốn nhóm câu hỏi
Khi tới lượt bạn đặt câu hỏi, có bốn nhóm câu hỏi mà bạn có thể lựa chọn, và mỗi nhóm câu hỏi này là chủ đề của một trong bốn chương tiếp theo. Những câu hỏi thăm dò có hai tác dụng: Chúng cho thấy sự quan tâm của bạn đối với công việc cũng như đối với công ty, và chúng giúp bạn hiểu thêm về cơ hội của mình. Những câu hỏi phòng vệ giúp bạn biết được bạn đang đi sâu vào lĩnh vực gì và tránh mắc phải sai lầm nào đó. Những câu hỏi phản hồi lại là những kỹ thuật bán hàng (ở đây là tiếp thị cho chính bạn) giúp bạn xác định mục tiêu và củng cố vị thế của mình. Những câu hỏi thúc giục hành động được thiết kế để giúp bạn nhận được lời mời vào làm việc. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Gary Ames, Phó chủ tịch hội tư vấn tại Merrill-Adams, Princeton, New Jersey, và Tiến sĩ Wendell Williams, Giám đốc điều hành ScientificSelection.com tại Atlanta, Georgia – những người đã giúp tôi xây dựng nên những câu hỏi này.
Phần III chứa đựng những câu hỏi mà bạn có thể đặt ra sau khi nhận được lời mời vào làm việc – còn trong trường hợp bạn không được nhận vào làm – bạn vẫn sẽ học hỏi được nhiều từ việc bị từ chối này.
Liệu văn hóa công ty có phù hợp với bạn không?
Phần lớn các tổ chức tuyển dụng nhân viên dựa trên năng lực của họ và sa thải nhân viên nếu họ không phù hợp với tổ chức. Xét trên khía cạnh đó, hầu hết các nhân viên đều lựa chọn công ty dựa trên cơ sở tiền lương và lợi ích, trong khi họ lại nghỉ việc vì các lý do liên quan tới văn hóa công ty và những mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Vì thế, một trong những mục tiêu chính của bạn trong việc đặt câu hỏi, ngoài việc tạo cho bản thân mình một hình ảnh thú vị và lôi cuốn, là việc xác định xem công ty có một môi trường văn hóa mà bạn có thể làm việc được hay không. Chẳng có con đường nào chắc chắn hơn dẫn bạn tới nỗi thất vọng và có tác động xấu đến việc bạn có thể làm việc được ở công ty hay không bằng việc hướng tới xin việc ở một công ty có môi trường văn hóa đối nghịch với những quan điểm văn hóa của riêng bạn.
Có một cách để đánh giá văn hóa của một công ty, đó là đặt ra một loạt câu hỏi và sau đó điền vào một bảng điều tra về văn hóa công ty. Công ty Tư vấn Empyrean, tại Dallas, Texas chuyên cung cấp cán bộ nhân viên cho nhiều công ty khác, đã nghĩ ra cách thức điều tra văn hóa này nhằm giúp những ứng viên của mình hiểu rõ về môi trường văn hóa của công ty mà họ đang cân nhắc sẽ làm việc. Empyrean hiểu rằng nếu không có sự phù hợp về mặt văn hóa giữa công ty và nhân viên thì triển vọng có được sự hài lòng lâu dài cho cả hai bên sẽ giảm đi. Theo quan điểm đó, bạn hãy dành ra ít phút để hoàn thành bảng điều tra này.
Điều tra văn hóa công ty
Chỉ dẫn: Giả sử rằng bạn đang thấy thoải mái với môi trường văn hóa của vị trí công việc hiện tại hoặc trước đây của mình, hãy điền bảng điều tra dưới đây căn cứ vào vị trí công việc hiện tại hoặc trước đây của bạn. Sau đó, hãy quay lại từ đầu và điền lại bảng điều tra này dựa trên cơ sở bạn hiểu môi trường văn hóa trong vị trí công việc mới là gì. Tùy theo nếu hiện tại bạn không làm việc cho công ty nào cả hoặc bạn không cảm thấy vui vẻ, hài lòng với vị trí công việc mới của mình, hãy điền bảng điều tra này dựa trên cơ sở “danh sách những điều mong đợi” của bạn về công ty sắp tới. Sau đó, lại quay lại từ đầu và điền bảng điều tra căn cứ vào những đánh giá của bạn về môi trường văn hóa công ty mà bạn đang cân nhắc sẽ xin việc ở đó.
Phong cách làm việc
Miêu tả phong cách làm việc của công ty hoặc của nhóm
Các quyết định được đưa ra một cách độc lập Quyết định do cả nhóm cùng đưa ra
1 2 3 4 5
Nhiệm vụ được giới hạn Thực hiện cả theo miêu tả công việc những nhiệm vụ ngoài phạm vi công việc thông thường
1 2 3 4 5
Quan hệ giữa các bộ phận Kinh doanh với bộ phận IT
Miêu tả mối quan hệ giữa bộ phận IT và các bộ phận khác thuộc lĩnh vực Kinh doanh
Nhiệm vụ từ bộ phận IT Nhiệm vụ từ đơn vị kinh doanh
1 2 3 4 5
Trách nhiệm với bộ phận IT Trách nhiệm với đơn vị kinh doanh
1 2 3 4 5
Quy trình phát triển/quản lý sự thay đổi rõ ràng Quy trình phát triển/quản lý sự thay đổi cởi mở
1 2 3 4 5
Ít quan hệ với các Có mối quan hệ đơn vị kinh doanh đáng kể với các đơn vị kinh doanh
1 2 3 4 5
Mối quan hệ giữa các nhân viên
Miêu tả mối quan hệ giữa các đồng nghiệp với nhau
Trình độ học vấn điển hình của nhân viên:
Trung học
1 2 3
Nhân viên ăn trưa với nhau
1 2 3
Nhân viên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa
(Ví dụ: thi đấu giải bóng chày)
Trình độ học vấn điển hình của nhân viên: Tốt nghiệp đại học
4 5
Nhân viên ăn trưa ngay tại văn phòng
4 5
Ít hoặc không có hoạt động ngoại khóa
1 2 3 4 5
Mang tính đồng nghiệp Độc lập
1 2 3 4 5
Mối quan hệ công ty
Điều nào trong số những thái độ dưới đây miêu tả đúng nhất văn hóa công ty?
Công ty kỳ vọng nhân viên luôn làm việc Nhân viên có thể thiết kế lịch làm việc của riêng mình theo một lịch làm việc cố định miễn là hoàn thành công việc
1 2 3 4 5
Nhân viên phải xây dựng kế hoạch làm việc và tuân thủ đúng thời gian
Nhân viên có thể xin nghỉ phép/nghỉ lễ bất thường
1 2 3 4 5
Các thủ tục và chính sách trong công ty đều được quy định rõ ràng
Hầu hết các thủ tục và chính sách đều không mang tính chính thức và thể hiện dưới dạng văn bản
1 2 3 4 5
Không khí làm việc
Miêu tả không khí làm việc chung của công ty
Trang trọng Tự nhiên
1 2 3 4 5
Theo kiểu công ty lớn Theo kiểu quy mô nhỏ, thân mật
1 2 3 4 5
Được tổ chức, kết cấu chặt chẽ Lộn xộn
1 2 3 4 5
Áp lực cao Thoải mái
1 2 3 4 5
Tính điểm. Nếu điểm số giữa hai bảng điều tra (chỗ làm cũ và chỗ bạn định xin vào) có sự thống nhất ở mức hợp lý, thì bạn có thể tin tưởng rằng môi trường văn hóa của hai công ty là tương đồng với nhau. Nếu bạn thành công tại công ty này, thì có thể bạn cũng sẽ thành công tại công ty kia. Nhưng hãy coi chừng nếu có sự khác biệt cơ bản giữa điểm của hai bảng điều tra. Sự chênh lệch đó có nghĩa là cách thức cư xử có lợi cho bạn tại công ty trước đây mà bạn làm có thể sẽ gây nên cho bạn những xích mích, va chạm tại công ty mới. Việc thay đổi văn hóa làm việc không hoàn toàn là một điều xấu, nhưng làm như vậy mà không ý thức được sự khác biệt đó rõ ràng báo trước sự thất vọng trong tương lai của bạn.