10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao

Phần 4

Châu Phi đã bị chia cắt như thế nào?

Châu Phi trong con mắt của người châu Âu hàng nghìn năm nay vẫn là mảnh đất thẩn bí. Ngay từ thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, trong sách của Hê-rôtđơ-tôt (Herodotus), nhà sử học Hy Lạp cổ vẫn được mệnh danh là “Cha đẻ của lịch sử” đã mô tả sa mạc, sông lớn và rừng rậm của châu Phi. Nhưng người châu Âu hiểu biết về châu Phi quá ít, trong một thời gian dài châu Phi chỉ được coi là một dải bờ biển, chứ không phải là một châu lục. Khi đó người châu Âu vẽ trên bản đồ, phẩn đất của châu Phi vẫn bỏ trống. Trên đó chỉ vẽ mấy con sông lớn. Ngoài ra chỉ có những con voi.

Đẩu thế kỷ XV, thực dân châu Âu bắt đẩu đặt chân lên mảnh đất thẩn kỳ này. Năm 1415, người Bồ Đào Nha đi qua eo biển Gi-bơ-ran-ta (Gibraltar)chiếm thành Xơ-ta (Centa) của Ma Rốc, xây dựng một căn cứ điểm thực dân đẩu tiên ở châu Phi. Tháng 3 năm 1488, Đi- at (Baratolomeu Dias) là người Bồ Đào Nha cùng với thuỷ thủ của ông đổ bộ lên cực Nam của bờ biển châu Phi. Nơi đây được quốc vương Bồ Đào Nha đặt tên là mũi Hảo Vọng có nghĩa là miền đất mang lại “những hy vọng tốt đẹp”, nhưng nó đã mang lại cho châu Phi tai họa hàng mấy trăm năm về sau. Song song với con đường biển mới khai phá, thực dân châu Âu bắt đẩu xâm lược châu Phi.

Năm 1602 Hà Lan thành lập công ty Đông Ấn, năm 1626 lại thành lập công ty Tây Ấn. Chính phủ Hà Lan quy định lấy sông Ka-phu-ê (Kafue)làm gianh giới. Phía Đông thuộc về công ty Đông Ấn, phía Tây thuộc về công ty Tây Ấn. Đến nửa sau thế kỷ XVII, Anh và Pháp tăng cường xâm lược châu Phi. Hẩu như toàn bộ vùng ven biển châu Phi đều bị thực dân phương Tây chiếm lĩnh.

Sau khi bọn thực dân cướp xong vùng ven biển, chúng bắt đẩu xâm nhập vào nội địa với quy mô lớn. Đến năm 1876, Anh đã chiếm xong Nam Phi, Zambia, Sieraleono, Ghana và vùng ven biển Ni-gieria; Pháp chiếm Senegal, Algeria, Guinea, Bờ Biển Ngà (Ivory Coast), DahoMe nay là Bê-nanh (Benin);Bồ Đào Nha chiếm một phẩn sa mạc Sahara.

Đến cuối thế kỷ XIX, cùng với bước quá độ sang chủ nghĩa đế quốc, các nước phương Tây tăng cường xâu xé mảnh đất châu Phi. Năm 1876 họ triệu tập họp địa lý quốc tế ở Bruc- xen (Bỉ), sau khi hội nghị kết thúc họ vội vã bắt tay ngay vào hành động.

Dã tâm xâm chiếm và xâu xé lục địa châu Phi của bọn đế quốc chủ nghĩa đã gây nên những trận đấu đá triền miên, khi thì đao búa súng gươm, khi thì ngoại giao ngọt nhạt, ký kết hiệp ước này đến hiệp ước kia để chuyển nhượng các vùng đất thuộc địa.

Mãi đến cuối thế kỷ XIX đẩu thế kỷ XX các nước phương Tây mới ăn chia xong châu lục lớn thứ nhì thế giới này. Trong đó Pháp chiếm 10.790.000 km2, 35,6% diện tích châu Phi; Anh chiếm 8.860.000 km2, 29% châu Phi; Đức chiếm 2.340.000 km2, 7,7% châu Phi; Bỉ chiếm 2.340.000, 7,7% châu Phi; Italia chiếm 2.333.000 km2, 7,75%; Bồ Đào Nha chiếm 2.000.000 km2, 7%; Tây Ban Nha chiếm 300.000 km2, 1% diện tích châu Phi.

Sang đẩu thế kỷ XX, trên lục địa châu Phi chỉ còn Ê-ti-ô-pia và Li-bêria là còn độc lập về danh nghĩa. Còn tất cả các miền đất khác đều bị các nước châu Âu chia nhau hết

Liên Hợp Quốc được thành lập như thế nào?

Trong đại chiến thế giới lẩn thứ hai, một cuộc chiến tranh quy mô lớn nhất trong lịch sử thế giới, 61 nước và khu vực bị cuốn vào cuộc chiến, cướp đi sinh mạng hàng triệu người dân vô tội, biết bao thành phố biến thành tro tàn. Trước những thảm cảnh do bọn phát xít gây ra, người ta suy nghĩ tìm cách làm sao để tránh được tai hoạ tương tự sau này, từ đó dẩn hình thànhý niệm: xây dựng một tổ chức quốc tế để bảo vệ hoà bình và an toàn thế giới.

Năm 1942 khi ngọn lửa chiến tranh do chủ nghĩa phát xít gây ra đang bùng cháy ở mọi nơi, khát vọng chính nghĩa của nhiều dân tộc là đoàn kết lại cùng chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Nhân dân Mỹ cũng mong muốn chính phủ thuận lòng dân, đi theo trào lưu phát triển của lịch sử, đóng góp vào hoà bình thế giới. Tháng 1 năm 1942, tổng thống Mỹ Ru- doven, đề xướng mời đại biểu cấp cao của 26 nước đến họp tại thủ đô Oa-sinhtơn để thảo luận xây dựng một mặt trận thống nhất chống phát xít. Các đại biểu đã nhất trí cho rằng cẩn huy động toàn bộ lực lượng quân sự và tài nguyên kinh tế của nước mình để chống lại các nước phát xít Đức, Ý, Nhật. Đại biểu các nước đã ra một bản tuyên bố chung. Theo đề nghị của Tổng thống Ru-dơ-ven đặt tên cho bản tuyên ngôn là: “Tuyên ngôn của Quốc gia Liên hợp”, các đại biểu của 26 nước tán thành và cùng ký vào bản tuyên ngôn.

Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1944, các hội nghị giữa Mỹ, Anh, Liên Xô rồi Mỹ, Anh, T rung Quốc tổ chức tại Oa-sinhtơn, quyết định thành lập một tổ chức quốc tế sau chiến tranh, nhất trí vẫn dùng cụm từ “Quốc gia Liên Hợp Quốc” mà 26 nước đã ký vào bản tuyên bố chung, nhưng sửa lại một chút thành Liên Hợp Quốc. Hội nghị cũng thảo luận về tôn chỉ, nguyên tắc và bộ máy, hình thành một bộ khung hoàn chỉnh của Liên Hợp Quốc.

Tháng 2 năm 1945, hội nghị I -anta ở Crưm, Liên Xô giữa thủ tướng Anh Sơc-sin, tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven và Xtalin quyết định cùng với Trung Quốc thành lập Liên Hợp Quốc và đến ngày 5 tháng 3 chính thức gửi thư mời các nước chống phát xít tham gia.

Ngày 25 tháng 4, 51 đoàn đại biểu các nước gồm 856 người đến họp tại San-phran-xi-cô, Mỹ. Đây là một hội nghị quốc tế lớn nhất chưa từng có trong lịch sử.

Ngày 26 tháng 6, Hội nghị thông qua “Hiến chương Liên Hợp Quốc”, có 153 đại biểu của 51 nước ký tên.

Ngày 24 tháng 10, Liên Hợp Quốc chính thức tuyên bố thành lập. Cho đến nay, Liên Hợp Quốc đã bao gồm 185 nước và khu vực thành viên. Liên Hợp Quốc vẫn đang phát huy tác dụng to lớn của nó trong các công việc quốc tế.

Thành Vaticăng nằm ở đâu?

Góc Tây Bắc thàn Rôm nước Ý có một ngọn đồi gọi là Va -ticăng. Trên ngọn đồi có một nhà thờ lớn nhất thế giới, gọi là nhà thờ Xanh Pi-tơ, quanh đó có một số cung điện to đẹp đàng hoàng, người ta gọi là cung giáo hoàng. Ngọn đồi Va-ticăng nhỏ bé đó lại là một quốc gia có chủ quyền độc lập hẳn hoi. Tên chính thức của đất nước này là “Thành quốc Va-ticăng”. Lãnh thổ chỉ vẻn vẹn có 0,44 km2, chỉ bằng cố cung của Trung Quốc. Dân số cũng chỉ hơn 1.000 người… Nhưng có đủ cả bưu điện, phát thanh, truyền hình, ngân hàng và một đội quân thường trực gồm 100 vệ sỹ người Thuỵ Sỹ, giáp trụ nghiêm chỉnh. Nước này cũng thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới. Mặc dù vậy, nhà vua, tức giáo hoàng La Mã của thành Va-ticăng vẫn than thở: “Thời thế đổi thay, nay không còn như xưa nữa”.

Tại sao vậy? Năm 754, Quốc vương của vương quốc Lông -bacđi chiếm cứ phía Bắc I- talia là A-xtônphơ (Astolfe) đem quân đánh xuống phía Nam, tấn công vào La-vi-ni-um, trung tâm thống trị của đế quốc La Mã tại Ý, bao vây thành Rôm, nơi ở của Giáo hoàng. Giáo hoàng Xtêphan II đã phải cẩu cứu vua Pháp là Pê-panh giải cứu thành Rôm.

Năm 754, Pê -panh đánh bại người Lông-bacđi, giải vây cho thành Rôm. Pê- panh dâng tặng Đức Giáo hoàng miền Trung nước Ý dành được trong chiến tranh, bao gồm vùng La- vi-nium và vùng phụ cận thành Rôm. Từ đó Giáo hoàng lập nên một nước của Giáo hoàng ở miền Trung nước Ý, thành Rôm trở thành thủ đô của nước Giáo hoàng.

Từ năm 926 trở đi, nước Giáo hoàng trở thành một bộ phận của đế quốc La Mã thẩn thánh. Năm 1198 Anh-nôxăng III đăng quang lên chức Giáo hoàng, ông nêu cao quyền lực của Giáo hoàng, ép vua các nước châu Âu phải cúi đẩu nghe lệnh. Quyền lực của Giáo hoàng đạt đến đỉnh cao.

Cu ối thế kỷ XVIII, quân đội Na-pô-lêông quét ngang châu Âu, chiếm Rôm, Giáo hoàng Pi- e VI bị mất quyền lực thế tục, chịu mất lãnh thổ của nước Giáo hoàng. Nước Giáo hoàng thành lập nước Cộng hoà Rôm. Mặc dù nước Giáo hoàng sau này được phục hồi, nhưng khôngcòn được như xưa nữa.

Phong trào thống nhất nước Ý sôi nổi năm 1870, nhân dân Ý tấn công vào nước Giáo hoàng và nước Giáo hoàng sáp nhập vào vương quốc I-talia. Tên nước Giáo hoàng không còn nữa.

Năm 1929, Mut -xô-lini tên đẩu sỏ phát xít Ý muốn được sự ủng hộ của Giáo hoàng, đã ký với Giáo hoàng một hiệp định: Italy công nhận Va-ticăng là quốc gia có chủ quyền của Giáo hoàng. Giáo hoàng công nhận sự diệt vong của nước Giáo hoàng. Italy tách Va- ticăng ra khỏi thành Rôm, để Giáo hoàng lập nên một trong một nước, đó là “thành Va-ticăng” (Toà thánh Va-ticăng).

Tại sao cần phải có luật quốc tế?

Từ xa xưa đến nay luôn luôn xảy ra những mắc mớ giữa các nước về mậu dịch và lãnh thổ. Để giải quyết những mắc mớ đó, người ta phải họp nhau để thống nhất với nhau các hiệp ước và các pháp qui. Hiệp ước quốc tế cổ nhất còn đến ngày nay là Hoà ước ký giữa La-cônia và Uma (Hai nước thuộc lưu vực sông Lưỡng Hà, Irắc ngày nay) được khắc vào cột đá theo lối hình chữ nêm, có tên gọi là “Bia A-na-tômu”, hiện còn lưu giữ ở bảo tàng Lu-vơ- rơ.

Thế kỷ XIV, XVII ở châu Âu xuất hiện nhiều quốc gia độc lập, họ có mối quan hệ với nhau, dẩn dẩn nhận thấy tính quan trọng của việc thừa nhận chủ quyền lãnh thổ. Để giải quyết sự thiếu rõ ràng trước kia về ranh giới đất đai và những mắc mớ trên vùng biển mà thuyền các nước thường qua lại, các nước châu Âu đòi hỏi phải có các chuẩn tắc hành vi giữa các nước với nhau. Năm 1625, cuốn “Luật chiến tranh và hoà bình” của nhà luật học người Hà Lan, ngài Hugô Gơ-rô-tiut ra đời. Sách đề cập đến 3 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là “Chủ quyền, hợp tác quốc tế và chủ nghĩa nhân đạo”. Nêu rõ đặc điểm của luật quốc tế. Ông được người đời sau gọi là “Cha đẻ của luật quốc tế”.

Năm 1648, khi kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm ở châu Âu người ta đã ký “Hoà ước Vet – phalen”. Hoà ước này thừa nhận các quốc gia không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng và chế độ xã hội, đều bình đẳng với nhau, qui định các bên đều phải tuân thủ các điều đã ký trong hoà ước, quốc gia nào vi phạm sẽ bị các nước khác cùng phản đối. Tinh thẩn chủ yếu của hoà ước này đã có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành các luật quốc tế cận đại.

Thế kỷ XIX, các nước châu Âu đã có những cuộc họp quốc tế lặp lại biên giới giữa các nước, luật quốc tế được thông qua các hội nghị ngày nay càng hoàn thiện. Trong đó có Hội nghị Viên 1814 1815, chính thức tuyên bố cấm buôn bán nô lệ và chia cấp ngoại giao thành Đại sứ, Công sứ, và Đại diện. Năm 1856, quy tắc trung lập trong “Tuyên ngôn Pari” đã được hẩu hết các nước tiếp thu. Năm 1899 và 1907 diễn ra hai Hội nghị hoà bình La Hay đã thông qua “Công ước La Hay”., đã trở thành pháp qui quốc tế mọi nước đều tuân theo.

Luật quốc tế là một loại pháp qui chỉ có hiệu lực đối với các nước tham gia ký kết hiệp ước quốc tế. Trên thế giới không có một cơ quan chấp pháp đứng trên chính quyền các nước, nhưng nếu có một nước nào vi phạm luật quốc tế, sẽ có thể bị cắt đứt quan hệ ngoại giao hoặc bị phong toả tài sản của nước đó. Ngoài ra, các tranh chấp giữa nước này với nước kia có thể yêu cẩu toà án quốc tế làm trọng tài giải quyết.

Toà án quốc tế là cơ quan tư pháp chủ yếu của Liên Hiệp Quốc xây dựng sau chiến tranh thế giới lẩn thứ hai. Toà án được đặt tại La Hay thuộc Hà Lan gồm có 15 quan toà. Những quan toà này do bẩu cử, các nước đề xuất. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và Hội đồng bảo an sẽ tiến hành bẩu chọn. Quan toà có nhiệm kỳ 9 năm, có thể được bẩu nhiều nhiệm kỳ. Người được bẩu làm quan toà của Toà án quốc tế sẽ đại diện cho toàn thế giới chứ không đại diện cho riêng nước mình.

Luật quốc tế là cách gọi chung những chuẩn tắc điều hoá quan hệ các nước với nhau, cho nên cũng được gọi là Công pháp quốc tế. Những điều luật giải quyết những mắc mớ của nhân dân trên quốc tế được gọi là Tư pháp quốc tế.

Buôn bán nô lệ có từ khi nào?

Buôn bán nô lệ là màn khởi xướng của người Bồ Đào Nha. Khi đó bọn thực dân châu Âu xây dựng rất nhiều trang trại và các mỏ vàng ở châu Mỹ để khai thác tài nguyên nơi đây. Họ cưỡng ép người da đỏ ở đó lao động. Người da đỏ bị bắt buộc lao động một cách nặng nhọc và bị đối xử một cách tàn nhẫn, đã kịch liệt chống đối. Kết quả bị tàn sát rất thảm khốc. Các chủ trang trại và chủ mỏ cẩn rất nhiều lao động. Họ nghĩ đến người da đen châu Phi. Năm 1502 đợt nô lệ da đen đẩu tiên đến đảo Xan-tô, Đô-migô (thuộc Haiti) và bị ném về các trang trại. Từ đó việc buôn bán nô lệ ngày càng mở rộng.

Lúc đẩu, bọn thực dân tự mình tổ chức “đội săn người” để đi săn bắt nô lệ. Họ cướp phá dọc bờ biển Tây Phi, công khai cướp bắt người. Nhưng đội săn người thường bị người da đen trừng phạt. Bọn thực dân thay đổi phương thức, chúng dùng súng, đạn, rượu ngọt, vải hoa và một số đồ chơi, hối lộ và câu kết với các tù trưởng bộ lạc để họ tiến hành cuộc chiến tranh săn bắt nô lệ giữa các bộ lạc da đen với nhau. Sau mỗi cuộc chiến tranh, số nô lệ bắt được được đem bán, thế là nô lệ trở thành chiến lợi phẩm của tù trưởng.

Những chiến lợi phẩm này được đánh dấu nung đỏ, dưới sự xua đuổi bằng roi vọt, dẫn họ tới bờ biển. Bọn thực dân mua những thanh niên nam nữ khoẻ mạnh, đem họ nhốt vào những căn hẩm trong các pháo đài buôn nô lệ ngay bờ biển, đợi tàu buôn đến, các nô lệ chui ra khỏi hẩm và bị lùa xuống tàu. Họ phải sống thời gian dài trong các nhà tù di động đó, chịu đựng một chuyến đi biển đẩy khổ ải.

Thuyền đi trên biển nhiệt đới rất dài ngày, trong khoang thuyền phân và nước tiểu thải ra bừa bãi, hôi thối không chịu nổi, đôi khi theo gió lan đi đến mấy cây số trên mặt biển. Nô lệ phẩn lớn bị bệnh, ăn không no, không được uống nước ngọt, hơi chống đối là bị đánh đập, giết hại. Hàng ngày đều có nô lệ chết đói, chết khát, chết bệnh hoặc bị đánh chết, xác nô lệ bị quăng xuống biển.

Thuyền buôn đến châu Mỹ, bọn nô lệ bị rao bán cho các chủ trang trại, chủ mỏ, sau đó chất đẩy hàng hoá do nô lệ làm ra chuyển về châu Âu. Thời bấy giờ, người ta gọi thuyền buôn chất hàng hoá rẻ mạt sản xuất ở châu Âu chở sang châu Phi là “Xuất chuyển”; đem nô lệ mua được ở châu Phi sang châu Mỹ là “Trung chuyển”; đem sản vật do nô lệ mang về châu Âu là “Quy chuyển”. Trong hành trình vận chuyển tam giác này, người nô lệ là hàng hoá thật sự quan trọng. Có người dự tính, trong hơn 300 năm từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, bọn thực dân châu Âu đã cướp từ châu Phi 15 triệu người. Mỗi người đến châu Mỹ, có 4 -5 người da đen bị chết trong khi săn đuổi hoặc vận chuyển. Nếu kể cả số người da đen bị đem đến châu Âu, châu Đại Dương và các đảo ở Thái Bình Dương, châu Phi tổn thất khoảng 100 triệu người. Buôn bán nô lệ tàn nhẫn mang lại sự giàu có kinh khủng cho bọn thực dân châu Âu, đồng thời mang đến cho nhân dân châu Phi tai hoạ khủng khiếp.

Vì sao tại nước Anh lại nổ ra cuộc chiến tranh Hoa hồng?

■ ■ ■ o

Vào tháng 8 năm 1453, ở Luân Đôn nước Anh, bỗng lan truyền một tin giật gân: Quốc vương Hen-ri VI bị bệnh tâm thẩn.

Nghe được tin này, gia tộc Giooc (York) với chiếc gia huy là bông hồng đỏ biết được tin này hết sức vui mừng. Họ cho rằng gia tộc Lan-caxtơ (Lancaster) với chiếc gia huy là bông hồng đỏ, khống chế triều đình đã lâu, đồi bại hết sức, cuộc chiến Anh Pháp trăm năm bị thất bại về phía nước Anh, khiến cho người Anh phải nhục nhã. Bây giờ Quốc vương Hen-ri VI bị bệnh, ăn nói lung tung, hành động bừa bãi không quản lý được công việc nhà nước. Đây chính là dịp tốt để họ giành lại ngôi vua. Công tước xứ Giooc là Ri-sơt tích cực hoạt động ngay. Quý tộc miền Nam ủng hộ gia tộc Giooc, các trưởng giả tư sản hoá cũng rất vui mừng, họ hy vọng công tước Giooc có thể thay thế Hen-ri VI, xây dựng chính quyền bảo vệ quyền lợi của họ.

Gia tộc Lan -caxtơ chủ yếu đại biểu quyền lợi cho những quý tộc miền Bắc. Vùng này là vùng phong kiến lạc hậu. Trước tình hình như vậy họ cũng rất lo lắng. Tay chân thân cận nhất của Quốc vương là Công tước Xa-mai-xaithơ ra lệnh cho thủ hạ bí mật theo dõi hoạt động của gia tộc Giooc.

Vì “Nước không thể một ngày không vua”, nghị viện triệu tập cuộc họp cùng nhau cử Ri-sơt lên làm “Hộ quốc công”. Ri-sơt lên nắm quyền lực, để quét sạch mọi trở ngại ông đã cho bỏ tù công tước Xa-mai-xaithơ vì tội danh: “Làm thất thủ Nooc-măng-đi và tham ô của công”. Nhưng chẳng bao lâu, tháng 12 năm 1454, Hen-ri VI bỗng nhiên khỏi bệnh. Ông nắm lại chính quyền và bãi chức Hộ quốc công của Ri-sơt. Tiếp đó là phục chức cho Xa-mai-xaithơ; mặt khác, theo ý kiến của hoàng hậu Mac-garet, tìm biện pháp đề phòng sự thoái vị của người anh họ Ri-sơt.

Risơt rất tức giận vội quay về phương Nam. Năm sau ông đã đề nghị thủ tiêu Công tước Xa- mai-xaithơ tại Kent để loại trừ kẻ xấu bên cạnh Vua. Nhưng Hen-ri VI không đồng ý và chỉ trích ông về hành vi phản nghịch. Như vậy là cuộc chiến tranh 30 năm đã được châm ngòi. Cuộc chiến tranh giữa các quý tộc phong kiến giành ngôi báu này được gọi là “Chiến tranh hoa hồng”.

Tháng 5 năm đó, Ri -sơt giương cao ngọn cờ có gia huy dòng học mình là Bông hồng trắng, dẫn đại quân tiến đánh Vua Hen-ri VI. Hai bên nghênh chiến tại Xanh An-be, kết quả của trận này là quân Lan-catxtơ đại bại, Công tước Xa-mai-xaithơ bị giết, vua HenriVI bị bắt làm tù binh. Quân Giooc thừa thắng tiến về Luân Đôn, Ri-sơt lại làm Hộ quốc công, kiểm soát triều chính nước Anh.

Hoàng hậu Mac -garet là công chúa nước Pháp đã cùng con trai mình lãnh đạo quân Lan- catxtơ tiếp tục chiến đấu với quân Giooc. Tháng 12 năm 1460, trong trận Vec-phenđơ đã đánh bại quân Giooc, bắt sống Ri-sơt và đem xử tử bêu đẩu trước công chúng.

Cuộc chiến hoa hồng vẫn tiếp tục với mục đích trả thù và chiếm lĩnh ngôi báu giữa các thế hệ liên tiếp của hai dòng họ Giooc và Lan-catxtơ. Cuộc chiến kéo dài 30 năm mới kết thúc với thắng lợi thuộc về Hen-ri Tuphơn tức vua Hen-ri VII.

Tại sao bệnh dịch hạch lại trở thành đại hoạ của nhân loại?

Ngày 24 tháng 3 năm 1345, người ta phát hiện thấy trên bẩu trời một hiện tượng kỳ lạ:

Thổ tinh, Mộc tinh, Hoả tinh gặp nhau, chập làm một. Ở châu Âu trong đêm dài trung cổ đẩy mê tín, hiện tượng thiên văn lạ này khiến cho mọi người kinh sợ. Các nhà chiêm tinh hốt hoảng nói rằng: “Đây là một triệu chứng xấu nhân loại sẽ bị quỷ thẩn trừng phạt”. Thật không may, các nhà chiêm tinh lại nói đúng, một nạn lớn đã đến, nhân loại gặp phải một đại hoạ chưa từng có trong lịch sử.

Ngay từ năm 1333, ở châu Á cách xa châu Âu đã sinh ra một thứ bệnh do chuột lây truyền, thứ bệnh đáng sợ này theo con đường thương mại truyền đến Ấn Độ và một số nước khác, đồng thời nó cũng hoành hành ở vùng Mê-do-pô-tamia (Lưỡng Hà) và Ai Cập. Đến năm 1347, nó xâm nhập vào châu Âu một cách mạnh mẽ không có biện pháp nào ngăn chặn được đến tận đảo Xi-xin, Italy, và miền Nam nước Pháp, Hà Lan, Đức, Ba Lan rồi đổ bộ sang Anh. Các nước không biết đối phó với bệnh này ra sao, các thẩy thuốc đều bó tay, không phương cứu chữa.

Bệnh dịch hạch hoành hành ở đại lục châu Âu khiến cho nước Anh rất kinh sợ. Họ may mắn được hòn đảo Ang-lê là phòng tuyến bảo vệ. Chắc tử thẩn không đến được đây. Nào ngờ khoa học chưa phát triển, chưa tìm ra một biện pháp phòng ngừa dịch bênh, cho nên cuối cùng dịch hạch vẫn đổ bộ sang Anh.

Người nhiễm bệnh dịch hạch, toàn thân cảm thấy đau đớn, tiếp đến là bị sốt cao, trên tay và mặt xuất hiện những chấm đen. Người châu Âu khi phát hiện thấy nhà ai có người mắc bệnh này, cả nhà sẽ bị đuổi đi, nhà bị đốt sạch. Nhưng dịch bệnh vẫn lan rộng, nhà này đốt lại đến nhà kia đốt.

Bệnh dịch hạch tấn công Luân Đôn đã làm chết hơn mười vạn người. Sự lan truyền bệnh dịch hạch này đã tấn công mạnh mẽ các thành phố Tây Âu, những thành phố phồn vinh bỗng chốc trở nên suy tàn, hoang vắng.

Những thấy thuốc của các nước đã phải đấu tranh với căn bệnh này. Họ đã cách ly người bệnh, dùng tất cả các loại thuốc chữa trị các triệu chứng bệnh. Nhiều bác sĩ đã phải hy sinh tính mạng

Bệnh dịch hạch đã giết hại nhiều người, nhưng qua cuộc chiến đấu này, người ta đã biết nhiều phương pháp phòng chống hữu hiệu. Chính phủ các nước đưa ra các pháp lệnh ngăn chặn dịch hạch lan truyền. Thành Vơ-nidơ của Italy ban bố lệnh cấm mọi nhà buôn đã nhiễm bệnh hoặc nghi là nhiễm bệnh đều không được vào thành. Có những nơi quy định thuỷ thủ phải sống ở nơi thoáng khí và đẩy ánh nắng 30 ngày, rồi mới được vào thành phố của họ. Có nơi đặt trạm kiểm dịch như ngoài cảng như Mac-xây chẳng hạn. Để quản lý nguồn nước, người ta đặt ra một chức quan chuyên trông coi kiểm soát nguồn nước. Người ta trao trọng trách cho nhưng người làm công tác y tế.

Nhờ cố gắng đó, bệnh dịch hạch đã được ngăn chặn lại. Những năm 1353, 1362, 1364 tuy vẫn có dịch ở châu Âu, nhưng tác hại không lớn lắm.

Dịch hạch ở châu Âu vào thế kỷ XIV, đã khiến chi nhiều thành phố trở nên hoang vắng, ảnh hưởng đến nền kinh tế, làm chết hàng triệu người. Nhưng sau cuộc chiến đấu với tử thẩn dịch hạch đã khiến cho ngành y tế tiến bộ và phát triển mạnh mẽ.

Đế quốc Ôt-tôman ra đời như thế nào?

Giữa thế kỷ XIII, Tiểu Á rơi vào tình trạng hỗn loạn. Đế quốc Đông La Mã hùng bá Tiểu Á mấy thế kỷ lúc này đang lấy Ni-xê làm cứ điểm đấu tranh giành lại Công-xtan-tinôp bị Thập tự quân chiếm. Người Tuyêc-xenguc một thời cường thịnh đã bị quân Mông Cổ đánh cho tan tác khi họ xâm nhập Tiểu Á. Một nhóm thủ lĩnh người Tuyêc chiếm lĩnh các sơn trại, tranh giành lẫn nhau, Tiểu Á trở nên vô chủ.

Tại miền Bắc Tiểu Á giáp ranh với Đế quốc Đông La Mã, một số võ sĩ theo đạo I – xlam kéo bè kết đảng tự xưng là các “Ca chi”, họ giương ngọn cờ “Thánh chiến” của đạo I- xlam, nhiều lẩn đánh chiếm lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã. Một người tên là An-tôcrun, một thủ lĩnh người Tuyêc ở thảo nguyên Trung Á đã tập hợp được khá nhiều “Ca chi” rất thiện chiến, nhờ đó mà ông đã không ngừng mở rộng vùng đất. Năm 1282, An-tôcrun tạ thế, con của ông là Ô-man lên kế nghiệp, đã đánh bại Đế quốc Đông La Mã, chiếm thêm một vùng đất lớn.

Khoảng năm 1300, Ô -xman tuyên bố độc lập, tự xưng là A-mia (nguyên thủ). Quân của Ô- xman đều được gọi là “Ô-man Tuyêc”. Năm 1317, Ô-xman tiến công thành Pu-ru-xa. Thành này làmột nơi hiểm yếu của Đông La Mã phía Bắc Tiểu Á, được phòng thủ rất chặt. Sau khi chiếm được thành Pu-ru-xa, Ôxman đóng đô tại đây, khống chế eo biển Đac-đa-nen, con đường quan trọng thông sang châu Âu. Nước mới thành lập này mang tên ông, gọi là đế quốc Ôt-tô-man.

Năm 1926, Ô -xman lìa đời, con của Ô-xman là Unban lên kế vị. Ông xây dựng một đội quân thường trực hùng mạnh, liên tục xâm lược các nước xung quanh. Trong 10 năm, cơ bản đã gạt hẳn thế lực Đông La Mã ra khỏi Tiểu Á. Un-ban cũng coi trọng cả về mặt chính trị, bước đẩu xây dựng được các thể chế của một Quốc gia, thực hiện chế độ tuyển quân, phong đất cho người có công, coi trọng giáo dục, xây dựng trường học của người Ôt-tôman. Unban còn lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ của Đông La Mã để can thiệp vào. Năm 1354, Unban chiếm lĩnh Ca-ri-pôri, xây dựng Pháo đài đẩu tiên, đẩu cẩu đánh chiếm châu Âu. Con ông là Murat sau khi kế vị không gọi là A-mia nữa, tự gọi là Xun-tan, tiếp tục tăng cường tấn công Đông La Mã. Năm 1361 chiếm thị trến quan trọng là Pháo đài A-tơ-ri-a và dời đô về đó, đổi tên là Ê-tinnây. Bấy giờ người Thổ Nhĩ Kỳ không ngừng đổ dồn về Ban- căng. Đế quốc Đông La Mã chỉ còn giữ lại được thành Công-xtan-tinôp đơn lẻ. Thừa cơ Đế quốc Ôt-tôman thôn tính luôn phẩn đất miền Nam Xan-vê-acủa các nước vùng Ban-căng. Năm 1396, quân Ôt-tôman dưới sự chỉ huy của Xun-tan Ba-êrai đã chiến thắng đội quân Thập tự quân của nhiều nước châu Âu (do Giáo hoàng giúp đỡ) tại Nê-khơ (trên đất Bungari ngày nay). Đến cuối thế kỷ XIV, Đế quốc Ôt-tôman đã kiểm soát toàn vùng Ban-căng. Năm 1402 trong cuộc đại chiến với Đế quốc Ti-mua ở Trung Á, Xun-tan Ba-erai bị bắt sống. Đế quốc Ôt-tôman suy yếu trong một thời gian.

Năm 1451, Mô -hamet đệ nhị kế vị, quyết tâm tiêu diệt Đông La Mã. Tháng 4 năm 1453, Mô-hamet II đích thân dẫn đại quân đánh chiếm Công-xtan-tinôp. Đế chế Đông La Mã tồn tại hơn 1000 năm đã bị diệt vong. Bốn năm sau, Mô-hamet II lại dời đô đến Công- xtan-tinôp, đổi tên là I-xtan-bun.

Thời kỳ Xê -rimu thống trị, Đế quốc này lại chiếm Xi-ri, Ai Cập, Mai-ca Mai-tina. Từ năm 1520 đến năm 1566, người kế vị Xê-ri-mu là Xu-liman I đạt đến thời kỳ cực thịnh. Vị chính trị gia, quân sự gia nổi tiếng này được tôn xưng là Đại đế. Ông liên tục chinh chiến ở Trung Âu, Tây Á và Bắc Phi. Năm 1521 ông dẫn quân chiếm Ben-gơ-rat. Năm 1526 đi đánh rat. Năm 1526 đi đánh 8 chiếm thủ đô Bu-đa, tiêu diệt Hungari. Năm 1529 ông lại dẫn đại quân đánh Viên, khiến cho cả châu Âu rung động. Ở châu Á, họ nhiều lẩn đánh bại Ba Tư, chiếm Irắc, Croatia, Tây Ac-mêni. Ở Bắc Phi, họ lẩn lượt chiếm Li-băng, An- giê-ri, Tuy-ni-di tranh hùng trên Địa Trung Hải. Lúc này họ trở thành một Đế quốc lớn xuyên qua 3 châu lục Âu, Á, Phi

Cái chết của Xu -riman đã đánh dấu sự kết thúc thời kỳ cực thịnh của Đế quốc Ôt-tô- man. Năm 1572, hạm đội Thổ Nhĩ Kỳ bị liên quân Vơ-nidơ và Tây Ban Nha tiêu diệt. Từ đó đế quốc Ôt-tôman suy yếu dẩn. Đến năm 1922, Đế quốc Ôt-tôman chấm dứt sau cuộc cách mạng Cộng hoà.

Đạo giáo đã này sinh như thế nào?

Đạo giáo (hay Lão giáo), Phật giáo và Hồi giáo (Ixlam) là ba tôn giáo lớn đã chiếm địa vị thống trị lâu đời ở Trung Quốc. Trong ba tôn giáo này thì Phật giáo và hồi giáo hình thành từ các quốc gia khác. Chỉ riêng có Đạo giáo là tôn giáo được hình thành và phát triển ngay trên đất Trung Quốc.

Đạo giáo bắt nguồn từ thuật phù thuỷ và phương thuật thẩn tiên lưu hành trong thời Cổ đại ở Trung Quốc. Người sáng lập ra Đạo giáo là Trương Đạo Lăng vốn ở đất Phong thuộc nước Bái (nay là huyện Phong tỉnh Giang Tô, Trung Quốc) thời Đông Hán. Ông đã từng là quan huyện ở huyện Giang Châu dưới triều Thuận Đế (năm 126 144 sau Công nguyên) đời Đông Hán. Ông đưa đệ tử tới Hạc Minh Sơn ở Tứ Xuyên để tu đạo. Vì những người nhập đạo phải nộp năm đấu gạo nên đạo này có tên là “Ngũ đẩu mễ đạo” (Đạo năm đấu gạo). Đạo này thờ Lão Đam tức là nhà triết học cổ đại Lão Tử làm giáo chủ, tôn xưng Lão Đam làm “Thái thượng lão quân”, lại lấy sách “Đạo đức kinh” của Lão Tử và “Chính nhất kinh” làm hai kinh điển chủ yếu.

Lão Tử cho rằng trước khi trời đất được hình thành đã có tồn tại một vật chất nguyên thuỷ hỗn độn chưa phân tách, mà vật chất nguyên thuỷ chính là căn nguyên hình thành vạn vật trong vũ trụ. Ông gọi thứ vật không biết tên này là “Đạo”, mà những người theo Đạo giáo thì lấy “Đạo” làm tín ngưỡng cơ bản và giáo nghĩa. Họ tin rằng con người ta trải qua một thời kỳ tu luyện nhất định, thì sẽ có thể trường sinh bất tử, và trở thành thẩn tiên.

Sau khi Trương Đạo Lăng qua đời, con trai ông là Trương Hoành và cháu ông là Trương Lỗ tiếp tục truyền đạo và tôn Trương Đạo Lăng làm “Thiên sư”. Vì thế đạo “Năm đấu gạo” cũng được gọi là đạo “Thiên sư”

Đến cuối đời Đông Hán, Trương Giác chính là người sau này trở thành lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân Hoàng Cân (Khăn vàng), lại sáng lập riêng đạo Thái Bình, lấy kinh Thái Bình làm kinh điển chủ yếu. Ông dựa vào việc chữa bệnh để truyền đạo. Trong vòng mười năm trời, số tín đồ lên tới mười vạn người. Năm 184 sau Công nguyên, Trương Giác phát động khởi nghĩa, kết hợp với Trương Lỗ, trở thành ngọn cờ dẫn dắt nông dân và xây dựng nên hai giáo phái lớn nhất của Đạo giáo trong thời kỳ đẩu tiên.

Sang đến đời Đường, đời Tống, do sự đề xướng của các hoàng đế Đường Cao Tông, Tống Huy Tông, Đạo giáo dẩn dẩn được phát triển hưng thịnh.

Đến triều đại nhà Nguyên, phái Toàn Chân do Vương Trùng Dương sáng lập trở thành môn phái chủ yếu của Đạo giáo. Từ đấy về sau, Đạo giáo chính thức phân thành hai giáo phái lớn đó là Chính Nhất và Toàn Chân.

Đến đời Minh và đời Thanh, Đạo giáo bắt đẩu từ thịnh chuyển sang suy.
Tại sao Tần Thuỷ Hoàng được gọi là vị hoàng đế của muôn đời?

Năm 221 trước Công nguyên, vua nước Tẩn là Doanh Chính thành công trong việc thôn tính sáu nước, lập nên vương triều thống nhất nhà Tẩn.

Nhưng Tẩn Thuỷ Hoàng đã không bị chiến thắng làm cho mê mẩn đẩu óc, ông ta biết rằng nước Tẩn tuy đã thống nhất được toàn cõi Trung Quốc, nhưng vẫn còn tiếp thu cái tình trạng rời rạc chia năm xẻ bảy còn lưu lại từ thời kỳ Chư Hẩu cát cứ, không những văn tự các vùng không như nhau, chế độ cai trị không thống nhất, chỗ nào cũng có những cửa quan, đường xá cách trở, mà sáu nước cũ vẫn chưa cam tâm bị thất bại và vẫn còn những thế lực còn sót lại của các dân du mục ở vùng biên giới phía Tây Bắc thường xuyên xâm nhập quấy nhiễu. Vì thế vấn đề cấp bách lúc bấy giờ là phải làm thế nào củng cố được một quốc gia chỉ chịu uy quyền của một hoàng đế. Đẩu tiên Tẩn Thuỷ Hoàng đã xác lập chế độ hoàng đế của mình, xây dựng quyền uy tối cao của bản thân. Bên dưới hoàng đế không có chức công, chín chức khanh nhưng đã tổ chức được một chính phủ trung ương, các bộ phận chia nhau quản lý các phương diện về quân sự và về chính trị. Về mặt địa phương thì Tẩn Thuỷ Hoàng cho áp dụng chế độ quận huyện, toàn quốc được chia ra thành 36 quận, bên dưới quận đặt huyện, các quận và các huyện chịu sự quản lý của những cấp quan lại như quận thú, huyện lệnh do trung ương bổ nhiệm, đó tức là chính thể phong kiến trung ương tập quyền.

Hơn hai nghìn năm nay, trong lịch sử Trung Quốc, các vương triều phong kiến luôn luôn thay đổi nhau theo thời gian, nhưng chính thể phong kiến do Tẩn Thuỷ Hoàng sáng lập vẫn mãi mãi được kéo dài không suy chuyển, vì thế đã có lời khen ngợi “ngàn đời đều thực chính sự của nhà Tẩn”

Hai là Tẩn Thuỷ Hoàng đã ban bố rất nhiều sắc lệnh hành chính thống nhất các thứ chế độ, ông ta đã quy định rằng nước Tẩn đã thống nhất chế độ cân đo, áp dụng rộng rãi trong phạm vi toàn quốc. Đồng tiền hình tròn có lỗ vuông của nhà Tẩn đã trở thành đồng tiền thống nhất của toàn quốc, kiểu chữ tiểu triện quản hoá đã trở thành kiểu chữ tiêu chuẩn của toàn quốc. Tất cả những sự cải cách có tính chất lịch sử như thế đã ảnh hưởng tới thế lực tập quán của hàng triệu con người và biểu hiện rõ tinh thẩn tiến bộ của Tẩn Thuỷ Hoàng.

Ba là Tẩn Thuỷ Hoàng muốn củng cố công việc biên phòng, tăng cường sức khống chế của nước Tẩn đối với toàn lãnh thổ, cho nên ông ta đã phát động nhân dân toàn quốc xây dựng Vạn Lý Trường Thành ở miền Bắc bắt đẩu từ Lâm Thao ở phía Tây và ra tới Liêu Đông ở phía Đông, còn Phương nam ông ta cho đào Linh Cừ để nối liền dòng nước của hai con sông Tương Thuỷ và Ly Thuỷ. Ngoài ra ông còn cho làm những con đường mã lộ lấy Hàm Dương làm trung tâm và tuôn ra tứ phía, nhờ đó tăng cường được sự giao lưu kinh tế và văn hoá giữa các dân tộc, làm cho vương triều nhà Tẩn trở thành một quốc gia phong kiến đẩu tiên thống nhất và có nhiều dân tộc.

Vương triều nhà Tẩn do vua Tẩn Doanh Chính sáng lập chỉ tồn tại vẻn vẹn được 15 năm rồi bị lật đổ, nhưng người sáng lập ra nó là Tẩn Thuỷ Hoàng đã biết thuận theo trào lưu lịch sử, hoàn thành sự nghiệp thống nhất lớn lao, xây dựng được một quốc gia phong kiến trung ương tập quyền, theo hình thức chuyên chế. Rõ ràng đó là một vị hoàng đế có công lao phi thường. Vì thế đã được người sau tôn xưng là “Thiên cổ nhất đế” (Hoàng đế thứ nhất của muôn đời).

Tứ đại mỹ nhân thời cổ Trung Quốc là những ai?

Lịch sử Trung Quốc có bốn người đẹp làm khuynh đảo đời sống chính trị được người đời truyền tụng có sắc đẹp khác thường gọi là Tứ đại mỹ nhân.

Theo trình tự thời gian, người đẩu tiên là nàng Tây Thi cuối thời Xuân Thu. Tây Thi vốn là một cô gái giặt lụa Trữ La (phía Nam Chư Kị tỉnh Chiết Giang ngày nay) ở nước Việt. Năm 494 trước Công nguyên, nước Việt bị nước Ngô đánh bại, Việt vương là Câu Tiễn dâng Tây Thi cho Ngô vương Phù Sai. Nàng trở thành một phi tử được Phù Sai rất sủng ái. Năm 473 trước Công nguyên, nước Việt diệt lại nước Ngô, truyền thuyết kể lại rằng Tây Thi đã theo quan đại phu Phạm Lãi của nước Việt bỏ vào Tây Hồ.

Đại mỹ nhân thứ hai là Vương Chiêu Quân thời Tây Hán, tên Tường. Nàng vốn là một cung nữ của Hán Nguyên Đế. Năm 33 trước Công Nguyên, chúa Thiền Vu Hồ Hán Tà của thị tộc Hung Nô xin hoà thân với triều đình nhà Hán. Chiêu Quân tự nguyện xin đi xa lấy chúa Hung Nô và được phong là Ninh Hồ Yên Hung. Trong hơn sáu mươi năm Vương Chiêu Quân đi hoà thân, Hung Nô và triều đình nhà Hán đối xử với nhau rất hoà mục. Vương Chiêu Quân là người đã cống hiến rất nhiều cho an ninh quốc gia và quan hệ hoà mục giữa hai dân tộc.

Đại mỹ nhân thứ ba là Điêu Thuyền, một nhân vật trong bộ tiểu thuyết cổ điển trứ dan h Tam Quốc Diễn Nghĩa. Nàng sống dưới đời Hán Hiến Đế (190 220 sau Công Nguyên). Điêu Thuyền là ca kỹ trong phủ quan tư đồ Vương Doãn (chức quan quản lý ruộng đất và nhân khẩu trong nước). Vì thái sư Đổng Trác chuyên quyền hoành hành tàn bạo, Điêu Thuyền muốn góp phẩn diệt trừ Đổng Trác đã tự nguyện hiến thân giúp Vương Doãn, dùng kế liên hoàn ly gián được quan hệ giữa Đổng Trác và con nuôi của hắn là đại tướng Lã Bố. Cuối cùng Điêu Thuyền đã mượn được tay Lã Bố giết Đổng Trác.

Đại mỹ nhân thứ tư là Dương Ngọc Hoàn đời Đường. Năm 745 sau Công nguyên, nàng được Đường Huyền Tông phong làm quý phi. Dương Ngọc Hoàn thực ra không quan tâm gì đến chuyện chính trị trong triều đình, nhưng vì nàng được Đường Huyền Tông hết sức yêu quý, cho nên không những chị và em gái nàng được phong làm phu nhân, mà đến người anh em con chú con bác của nàng là Dương Quốc Trung cũng có thể thao túng việc triều chính. Năm 775 sau Công nguyên, An Lộc Sơn dấy binh làm loạn với danh nghĩa diệt trừ Dương Quốc Trung. Sau khi Dương Quốc Trung bị giết, Dương Ngọc Hoàn cũng bị treo cổ.