Trong mười mấy Sa hoàng thống trị đế quốc Russia, có hai Sa hoàng nổi tiếng, từng thu phục được tôn hiệu “Đại đế”, người thứ nhất là Peter I, người thứ hai chính là Nữ hoàng Catherine II. Hai “Đại đế” này không chỉ ảnh hường sâu sắc trong lịch sử Russia, mà còn ảnh hưởng quan trọng đối với lịch sử thế giới. Nhà lịch sử học Ba Lan đã từng nói: Muốn biết rõ nguồn gốc “Tổ chức chính trị và xã hội rất lớn” của nước Nga, “trước tiên phải nghiên cứu Catherine, vì hơn phân nửa nước Nga hiện đại chẳng qua là di sản của nước Nga, trong một phần báo cáo cho Sa hoàng Nicholas I cũng nói: “Chúng ta không thể không thừa nhận, Nữ hoàng Catherine sử dụng phương pháp trong kế hoạch chấp chính của mình, mãi mãi không phù hợp với phẩm đức chân chính và thành thực, phẩm đức này hiện tại lại là chuẩn mực chính trị luôn không thay đổi của nước Nga”. Nicholas I báo cáo rằng: “Đây cũng là nguồn sức mạnh chân chính”. Nicholas I là con trai của Catherine II, các con cháy của vị nữ Sa hoàng này mãi mãi kế thừa ngôi vị của bà, làm theo chính sách và sách lược của bà.
Nữ Sa hoàng được tôn là “Đại đế”, làm thế nào để lên ngôi vị Đế vương, và tạo ra ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử?
Soán ngôi giết chồng
Sáng ngày 28 tháng 6 năm 1762, bầu trời tuyệt đẹp, đại địa Russia xanh tươi. Sa hoàng Peter III từ Peterple ra khỏi hành cung Olanymple, mang theo nhân tình là Vorontsov, tiền hô hậu ủng để đến nơi ở của Hoàng hậu là hành cung Peterhof. Ngày mai là ngày đặt tên của ông, ông muốn ở trong lễ khánh chúc này, sau đó thống lĩnh quân thân chinh đi đánh Đan Mạch.
Khi Peter III đến trước hành cung, không thấy Hoàng hậu ra nghênh tiếp, chỉ có vài người hầu ngờ nghêch đứng ở ngoài cửa hét lên. Sa hoàng tức giận, quát lên: “Hoàng hậu ở đâu?” “Đi!” Một người hầu hoảng sợ đáp: “Đi đâu?” Âm thanh của Sa hoàng vang lên. Không có người đáp lại. Khi Sa hoàng xuống ngựa, một người giống như nông dân đưa cho Sa Hoàng một tờ giấy do người hầu cận của Hoàng thượng gửi lại. Trên tờ giấy viết: “Hôm nay Hoàng hậu trở vệ Peterple, và ở đó đăng cơ, tuyên bố mình là vị vua duy nhất”.
Peter III không tin, ông giận dữ xông vào trong hành cung, lớn tiến quát lên tên Catherine, rồi xông thẳng vào các phòng của Hoàng hậu. Ông điên tiết tìm kiếm khắp các gian phòng, ngay cả một bóng người cũng không có, ông ngồi trên ghế, hai tay ôm đầu, tức giận đến mặt mày méo xệch. Lúc này, căn phòng im lặng như chết, một người thân tín đi qua nói nhỏ: “Bệ hạ, phải sớm quyết đoán, rời khỏi nơi đây”. Lời nói của người thân tín khiến Peter III như nằm mộng mới tỉnh. Ông mơ màng dụi mắt, đứng lên buồn bực nói: “Đi đến chỗ nào?” Một người thân tín khác ngay lập tức đề nghị: “Trước hết hãy đi đến cứ điểm quan trọng Kronstadt, sau khi khống chế cứ điểm quan trọng này, lại bàn tính tiếp”. Bị tấn công bất ngờ, Peter III choáng váng chuyển hướng, tiếp nhận kiến nghị của các người hầu, ngay lập tức chạy đến cứ điểm Kronstadt…
Khi Peter III người ngựa vội vàng chạy đến cứ điểm Kronstadt, cửa lớn đóng chặt. Những người theo hầu lớn tiếng kêu cửa, không có người đáp. Sau đó một quan cấm vệ quân ở trên gác lầu hỏi người đến là ai, thân tín của Peter III la lớn: “Bệ hạ Hoàng đế ở đây, còn không nhanh chóng mở cửa!” Quan cấm vệ quân lớn tiếng đáp lời: “Bệ hạ Nữ hoàng ra chỉ dụ: bắt Peter III!” Peter III vừa nghe, biết Hoàng hậu đã nhanh chân hơn, từ sớm đã phái người khống chế cứ điểm quan trọng này. Sa Hoàng giống như chó mất nhà, vội vàng chạy trở ra, ông muốn chạy trở về hành cung Olanymple mưu tính việc đối phó. Ngựa xe chạy như điên cuồng, phái sau mang theo khói bụi mù mịt…
Ngay lúc này, ở một nơi khác, trên con đường lớn theo hướng Peterple thong qua hành cung Olanymple, một nhóm đội ngũ kỵ binh, thẳng hướng Olanymple đuổi nhanh. Một người mặc chế phục quân cận vệ, ung dung anh vũ cưỡi ngựa, chạy phía trước đội ngũ kỵ binh, bà chính là Catherine tròn 33 tuổi. Sáng sớm hôm nay, anh em Fedorovich-Orlov người tình của bà liên lạc với vài quan quân trẻ tuổi cận vệ quân, không chế vài đoàn cấm vệ quân tập hợp nổi loạn ở thủ đô. Fedorovich-Orlov phái em trai đem Catherine từ thủ đô trở về hành cung Peterhof. Ở trong cung với quân binh cấm vệ, Hoàng hậu ở trước mặt Linh mục kéo đến ép tuyên bố lên ngôi, và ban bố chiếu thư đến cả nước, xưng là Catherine II. Lúc bấy giờ, rất nhiều binh sĩ nghe nói có uống rượu, có tặng thưởng, thì theo lệnh phục tùng quan quân, đồng thanh hô lớn: “Nữ hoàng vạn tuế!” Và tuyên thệ tận trung với Nữ hoàng. Catherine mỉm cười đắc ý, nhiều lần gật đầu nói: “Tôi nhất định trọng thưởng các bạn!” Ngay sau khi kết thúc nghi thức, Nữ hoàng ra lệnh bắt Peter III ngay tức khắc. Vì thế, đích thân bà mang quân, dẫn an hem Fedorovich-Orlov và đội ngũ kỵ binh tiến về hành cung Olanimple. Bà đoán định, Peter III sau khi chiếm cứ điểm quan trọng Kronstadt thất bại, nhất định sẽ trở về hành cung Olanymple.
Binh lính đi rất nhanh. Dường như người ngựa của Peter III vừa đến Olanymple, thì đội ngũ kỵ binh của Catherine thống lĩnh cũng đuỗi đến. Peter III thấy thế lớn đã mất, cầu xin người vợ của mình chia đôi chính quyền, cùng chấp chính. Nữ hoàng nhìn qua các quan cấm vệ quân một lượt, nói lạnh như băng: “Ông hỏi thử họ có đồng ý không?”. Peter nhìn các quan quân mặt căm giận, chảy nước mắt hối hận. Một chốc sau, Peter đưa chiếu thư thoái vị của mình cho Nữ hoàng. Peter chỉ tại vị được hơn 6 tháng. Catherine sau khi nhận chiếu thư, ra lệnh cho các quan quân đem Peter III và tình nhân của ông bỏ vào tù. Vorontsov tình nhân của Peter quỳ dưới chân Nữ hoàng Catherine, cầu xin Nữ hoàng không nên chia ly bà và Peter, Nữ hoàng không hứa, ra lệch đem bà giam vào Moscow – nhà tù đơn độc, và đem Peter giam vào nhà tù ngoại thành Peterple. Peter quỳ xuống đất, chảy nước mắt đau khổ cầu xin: “Tôi đã tuyên bố thoái vị, xét đến tình cảm vợ chồng chúng ta 18 năm, xin nghĩ tình cụ mà cho tôi Vorontsov, động khỉ và vĩ cầm nhỏ”. Nữ hoàng, không quan tâm. Peter bị đưa đi.
Xem mặt trận chính biến cung đình kinh hồn này, một số người lại hỏi: Peter III đàn ông đại trượng phu, Sa hoàng nước Nga đường đường chính chính, vì sao bất tài như thế, bị vợ mình, một người phụ nữ làm sụp đổ, và bị rơi vào tình cảnh đáng sợ như thế? Vì sao cấm vệ quân của Hoàng đế vẫn cứ không nghe sự chỉ huy của Sa hoàng, mà cam lòng tình nguyện giúp đỡ Hoàng hậu làm chính biến? Muốn trả lời vấn đề này, phải phân tích lại từ đầu.
Peter I là một vị Sa hoàng tài ba trong lịch sử nước Nga. Năm 1682, ông lên ngôi; năm 1689, chính thức chấp chính. Khoảng thời gian hơn 20 năm, từ năm 1700 về sau, ông mạnh dạn tiến hành cải cách hành chính và cải cách quân sự, khiến nước Nga không ngừng phát triển lớn mạnh. Hơn 20 năm cải cách, ông tiến hành chiến tranh phương Bắc kéo dài 21 năm, thôn tính lãnh thổ nước khác, khiến cho bản đồ nước Nga mở rộng đến (81,2)2 dặm Nga, trở thành một cường quốc châu Âu. Tháng 10 năm 1721, ông được Bộ tham chính nước Nga phong làm “Đại đế Ross toàn nước Nga” và “cha của Tổ quốc”. Nhưng, tháng 1 năm 1725, sau khi Đại đế Peter qua đời, cung đình nước Nga nổi lên chính biến. Trong thời gian ngắn 16 năm, từ 1725 – 1741, đã nhanh chóng thay đổi năm Hoàng đế. Ngày 25 tháng 11 năm 1741, Elizabeth-Yerisavat – người con gái nhỏ của Đại đế Peter (gọi là Peter I), cấu kết với cấm vệ quân trong cung đình bắt Ivan VI – Sa hoàng nhỏ vừa mới lên, đem bỏ vòa trong pháo đài, tự mình là Nữ hoàng. Nữ hoàng Yerisavat là một Sa hoàng dâm loạn tàn nhẫn, từng ra lệnh cắt mất đầu lưỡi của cung nữ loạn ngôn nói bậy, bà có 15000 bộ quần áo, nhưng khi bà chết đi, trong quốc khố lại không có một rúp bạc (đơn vị tiền Nga), lương và đồ cấp phát trả cho quân đội là dùng đồng đại pháo đổi đúc tiền. Nữ hoàng Yerisavat tại vị 20 năm, nhưng không có hậu tự (con cháu nối dõi). Carr-Peter – con trai của chị gái bà (người con gái khác của Đại đế Peter đem gả cho Công tước Holstein nước Đức được đón đến nước Nga, phong làm Đại công tước), được làm người kế thừa Hoàng vị. Nữ hoàng Yerisavat không những chỉ định cháu dì làm người kế thừa Hoàng vị của mình, còn tìm cho đứa cháu này một cô Công chúa nhỏ của nước Đức làm vị hôn thê. Cô Công chúa nhỏ của nước Đức này tên là Sophia-Augustus, nhưng cái tên này rất giống với tên của bà cô nào đó đã tranh quyền đoạt vị với Peter I phụ thân của Nữ hoàng. Nữ hoàng Yerisavat rất căm giận, vì thế tên của cô Công chúa nhỏ được đổi lại là Catherine. Tháng 1 năm 1744, khi Catherine đến nước Nga, mới 15 tuổi. Năm sau, cô kết hôn cùng với Carr-Peter, trở thành phu nhân Đại công tước.
Nói về Carr-Peter (sau khi tại vị gọi là Peter III), con người này thật là hoang đường đáng cười. Trí lực của ông thấp kém, vô học, tuy thân là Hoàng đế nước Nga, lại không học tốt tiếng Nga, suốt ngày ở trong Hoàng cung trộm gà bắt chó, giai cấp quí tộc và cận vệ quân nước Nga đều tỏ ra bất mãn. Do ông xuất thân ở German, mang huyết thống nước Đức, mức độ sùng bái đến cuồng nhiệt đối với Đại đế Frederik của Prissia, khiến trong Hoàng cung Peterple, triều thần và các quan quân cận vệ kinh ngạc. Ông cũng hoàn toàn không kiêng dè hôn tượng bán thân Đại đế Frederik, và quỳ gối trước nó. Để bày tỏ mình cũng có sự “dũng cảm quân nhân” và hào phóng của Prussia, ông thường xuyên cách vài ngày tổ chức tiệc rượu lớn, uống thâu đêm suốt sáng, người nồng nặc mùi rượu. Peter III rất coi thường người Russia và tất cả những gì của Russia. Điều đặc biệt khiến mọi người phẫn nộ là thái độ đối đãi với chính giáo nước Nga, ông lại công khai chế nhạo lòng tôn giáo của người Russia, trêu chọc nghi thức tôn giáo của họ, thậm chí cưỡng bức giáo sĩ chính giáo đổi mặc y phục của giáo phái nước Đức và Mục sư. Sauk hi ông kết hôn, vẫn chơi các loại đồ chơi binh sĩ như: đống ruột bút chì, gỗ và sáp chế làm đồ chơi ở trong phòng, lấy chúng bày ra trên bàn, tự mình làm các loại máy móc nhỏ tinh xảo, chỉ cần động vào thì phát ra tiếng pháo nổ, dường như chiến tranh là niềm vui lớn nhất của ông. Do đó, Kurizafusi – nhà sử học nổi tiếng nhất thời đại chính trị Hoàng đế nước Nga đã đánh giá Peter III như sau: “Ông dùng nhãn quang của trẻ con đi xem thế giới chân thực, trên thực tế ông là một người trưởng thành buồn vui vô chừng của một đứa trẻ. Ông là một đứa trẻ con tự cho là người lớn. Hoặc, ông chính là người mang sự thơ ngây của trẻ con và tính trách nhiệm mà trở thành người lớn”.
Sau khi Peter III trở thành Sa hoàng, không chỉ mình mặc chế phục quan quân Prussia, mà còn ra lệnh cho cận vệ quân cung đình cũng mặc quân phục Prussia; ông ta sử dụng qui luật của quân Prussia tiến hành cưỡng chế huấn luyện nghiêm khắc đối với quân đội nước Nga, dẫn đến việc Tướng quân và các sĩ quan nước Nga phản đối dữ dội. Ông lên ngôi từ năm 1756 đến năm 1761, quân Nga vốn luôn tác chiến cùng quân đội Prussia, và đánh lui quân đội Prussia, Quốc vương Frederik. Trong thời gian nửa năm ông nắm quyền, chấp hành chính sách thân Prussia, xem thường lợi ích nước Nga; vì lợi ích quí tộc hệ phái gia tộc Holstein phụ thân của ông, ông liên minh với Frederik II; ông còn thả những quí tộc German bị chính phủ của Nữ hoàng Yerisavat bắt giữ trước kia. Những việc này, đều gây nên sự bất mãn dữ dội cho giai cấp quí tộc và cận vệ quân, chỉ mong ông sớm xuống đài.
Tương phản với Peter III, Catherine quá thông minh, tuy “xảo quyệt và đầy dã tâm”, nhưng ngụy trang “rất khiêm tốn và trung thành”, rất khéo lung lạc lòng người và lòng quân. Khi đến nước Nga bà mới 15 tuổi, Công tước Augustus – cha của bà viết cho bà “Bản ghi nhớ”, yêu cầu bà phải xem trọng và thuận theo vị hôn phu, không nên ở trong cung một mình cùng với người nào đó nói chuyện, không nên hỏi nhiều về chính trị, không nên thay đổi tín ngưỡng tôn giáo. Sauk hi đến nước Nga, Catherine ý thức được, phải làm chủ sỡ hữu quốc gia thần bí này ở Russia, và ddiefu trước tiên là phải trở thành người nước Nga. Vì thế, bà đã không tuân theo lời dạy của phụ thân, đến nước Nga không lâu thì tin theo chính giáo, tôn trọng người nước Nga, và tự xưng mình là “người thuộc về Russia”. Bà chịu khó học tiếng Nga, chuyên cần học thuộc lịch sử, văn hóa, phong tục và tập quán của nước Nga. Để nắm bắt tiếng Nga tốt, bà thường thức dậy vào lúc nửa đêm, đi thật nhẹ trong phòng (sợ ảnh hưởng đến người khác), vừa đi vừa đọc, lấy cớ đi để xua đuổi sự buồn ngủ. Vì thế, có một lần bà bị cảm lạnh, rồi lâm bệnh nặng. Sau đó, Catherine trong “Ghi chép hồi ức” của mình đã thuật lại tình trạng và tâm trạng của mình: “Lúc bấy giờ trong lòng tôi hoàn toàn không có điềm tốt, chỉ là công danh bảo vệ tôi. Ở nơi sâu thẳm trong lòng, tôi luôn ẩn chứa một cái gì đó, khiến tôi kiên quyết tin tưởng: dựa vào tinh thần chủ động của tôi, tôi có thể trở thành Nữ hoàng nước Nga”.
Năm 1745, sau khi Catherine chính thức kết hôn cùng Peter không lâu, cùng với người cô họ xa của bà đến nước Nga lo liệu giúp đỡ, vì dính líu vào vụ tranh chấp cung đình mà bị Nữ hoàng Yerisavat đuổi trở về Prussia. Từ đó, tình cảnh của bà rất khó khăn. Hành động của bà bị sự giám sát của Nữ hoàng, và qui định “Phu nhân Đại công không được can dự chính trị”. Peter không những trọn ngày ở ngoài tìm vui thỏa thích, hoàn toàn không quan tâm đến người vợ của mình, mà còn thường trách mắng bà, mỉa mai bà. Catherine lo xa tính trước, túc trí đa mưu, chịu lép một bề, nín nhịn chịu đựng. Nữ hoàng Yerisavat càng châm biếm bà, bà càng hiếu kính; chồng càng mắng chửi bà, bà càng quan tâm đến chồng, biểu hiện trên mặt bà vô cùng cung kính đối với Nữ hoàng, rất nghe lời, thậm chí bò dưới chân chồng, biểu thị muốn “làm nô tỳ hèn hạ nhất của Quốc Vương”. Từ khi bà kết hôn đến khi Nữ hoàng qua đời, trong thời gian 18 năm, bà chịu nhún nhường để giữ gìn cái lớn hơn, lợi dụng thời gian rảnh đọc tiểu thuyết, học triết học, nghiên cứu lịch sử, tham khảo văn học, đọc qua các tác phẩm nổi tiếng như “Biên niên sử” của Cornelius-Tacitus, “Tinh thần phương pháp luận” của Montesquiev. Charles Louis de Secondat, “Tinh thần và phong tục tập quán dân tộc luận” của Voltaire, có thể nói “không có lúc nào không có sách vở, không có lúc nào không đau khổ, nhưng lại mãi mãi không có niềm vui”. Khi bà nhớ lại lịch sử giai đoạn này, mạnh dạn nói: “Tôi thấy được rõ rang, nếu như ông ta (chỉ Peter) nói lời chia ly cùng tôi, thì ông ta sẽ không tiếc cho cảnh ngộ không may. Xem xét thái độ ông ta đối với tôi, tôi đối với ông ta dường như không buồn để ý, nhưng tôi đối với Hoàng vị nước Nga không phải là không để ý”.
Năm 1754, Catherine và Peter kết hôn được 10 năm, bà sinh một người con trai, đặt tên là Paul. Nữ hoàng Yerisavat rất vui mừng, thưởng cho bà 10 vạn rúp Nga. Catherine kiên cường tài giỏi, dã tâm rất lớn, lợi dụng sự ngu muội của Nữ hoàng và sự ngu xuẩn của chồng, dùng khoản tiền lớn này âm thầm mua lòng người. Bà vốn đầy đủ sức sống thanh xuân, lại có dáng vẻ mỹ miều, lại ăn nói khéo léo nên một số người trong quí tộc và quan quân cận vệ quân, tấp nập đến bên bà. Trong đó, người thân cận nhất chính là hai anh em Fedorovich-Orlov. Năm 1761, một ngày sau khi Peter III lên ngôi, Catherine bí mật gọi hai an hem Fedorovich-Orlov cận vệ quân vào phòng mình, nói với họ: “Các vị thấy chủ ý của tôi có tốt không? Cái trong tay các vị có là binh và giáo, nếu sự việc thành công, sẽ có chỗ tốt lớn cho các vị”. Hai an hem lập tức hiểu rõ ý của Hoàng hậu, liền cung kính nói: “Thưa Hoàng hậu, chúng tôi nhất định tận trung với bà”. Fedorevich-Orlov suy nghĩ một lát, hạ giọng nói: “Việc của cận vệ quân, bao gồm hai chúng tôi, chính là thiếu sự giúp đỡ bên ngoài. Còn có…” Hoàng hậu ngay lập tức hiểu rõ ý nghĩ của hai an hem, nói ngay, “phải tiền không? Làm tốt việc này, phải có nước ngoài giúp đỡ. Các vị nhanh chóng tìm đến Đại sứ nước Anh, tôi sẽ đích thân bàn bạc cùng ông ta”. Hai ngày sau, Catherine gặp mặt Đại sứ nước Anh, Đại sứ thẳng thắn nói: “Xin hỏi bà chắc chắn thế nào?” Hoàng hậu sắc mặt tái xanh, liền nói: “Ngài Đại sứ, xin hiểu tâm trạng của tôi: hoặc trở thành Hoàng đế, hoặc sẽ chết!” Đại sứ nghe xong, kính cẩn đứng lên, gật đầu nói: “Bà có quyết tâm như thế, kẻ hèn này nhất định sẽ hết lòng”. Chính vì thế, Catherine đã chuẩn bị đầy đủ, sáng sớm ngày 28 tháng 6 năm 1762, phát động chính biến cung đình như được miêu tả ở phần trước.
Sau chính biến khoảng hơn một tuần, tức ngày 6 tháng 7, Sa hoàng Peter III trong một trận đánh nhau do say rượu, bị người đánh chết. Căn cứ vào “Bách khoa toàn thư đại Liên Xô” nói, “người tổ chức trận đánh nhau này là Orlov-A., được phái đến ‘bảo vệ’ ông ta”, cũng chính là em trai của Orlov.G. người tình của Catherine. Như vậy, người đứng phía sau vụ mưu sát Peter III là ai thì đã rõ. Sau đó Ivan VI – Sa hoàng nhỏ khi chính biến bị Nữ hoàng Yerisavat bỏ tù, cũng bị Catherine dùng âm mưu sát hại. Cuối cùng, Catherine trở thành Nữ Sa hoàng mới duy nhất nắm đại quyền thống trị Russia.
“Chuyên chế khai sáng”
Catherine sau khi đoạt được Hoàng vị, việc phải làm trước tiên chính là tranh thủ quí tộc Russia, củng cố sự thống trị của mình, bà tự làm ra vẻ người bảo vệ và người thay mặt lợi ích quí tộc của nước Nga. Bà tiến hành làm những việc sau: Việc thứ nhất đối với quí tộc và quan quân, cận vệ quân của chính biến ngày 16 tháng 8 luận công ban thưởng, tặng cho họ tiền của và nông nô. Như: Bá tước Lazmov.J. Lãnh tụ nguyên tiểu Russia và Panin-N mỗi người được 5000 rúp Nga, hai anh em Fedorovich-Orlov mỗi người được 800 nông nô, phu nhân Đại công Dashkova thì được đến 2400 rúp Nga. Catherine II chỉ trong lần ban thưởng này đã phải bỏ ra 1.8 vạn nông nô và 18.6 vạn rúp Nga. Trong 34 năm bà tại vị, thưởng tổng cộng 80 vạn nông nô cho quí tộc, dường như các sủng thần an hem Fedorovich-Orlov, Gregory Aleksandrovich-Potemkin, Rumianchaf-B. đều trở thành chủ đại nông nô với số lượng cả vạn. Việc thứ hai là dựa vào đất đai quốc hữu và đất đai mới xâm chiếm, mà phần lớn là lượng đất đai lưu vực song Bafergha và khu vực thảo nguyên phía Nam, chuyển làm sở hữu của quí tộc nước Nga; bà không hề kiêng sợ, cướp đoạt số ít đất đai của dân tộc, ban bố sắc lệnh bổ sung địa chủ sau khi nộp thiếu mức hiện kim cho quốc gia, có thể lấy đất đai qui về làm sở hữu cho mình, khiến đất đai các quí tộc cướp đoạt được đến 5000 vạn mẫu Nga. Một nhà lịch sử học quí tộc đã viết: Trong toàn bộ thời gian thống trị của Catherine, chỉ việc dựa vào số lượng đất đai, thì đủ để khiến bà lưu danh muôn thuở. Việc thứ ba là không thu đất đai của Giáo hội và Viện tu đạo, lấy đó chuyển về Hội ủy viên kinh tế quốc gia quản lý, khiến hơn 99 vạn nông dân Giáo hội và Tu viện chuyển làm nông dân quốc hữu. Sau đó, Catherine II lại không ngừng lấy phần đất và nông dân quốc hữu này tặng thưởng cho quí tộc. Việc thứ tư là vì nước Nga tranh thủ hoàn cảnh quốc tế hòa bình. Panin.N. chịu trách nhiệm chủ trì ngoại giao, khiến lợi ích chính sách ngoại giao phục vụ quí tộc và thương nhân nước Nga, thành ra nước Nga tranh đoạt công cụ bá quyền của châu Âu. Hủy bỏ đồng minh quân sự Nga – Prussia danh vọng quốc tế tổn hại nước Nga do Peter III ký kết, bảo vệ hòa ước Nga – Prussia, quân đội nước Nga rời khỏi lãnh thổ Prussia, biểu đạt “nguyện vọng hữu nghị tốt đẹp” đối với các nước Áo, Pháp, từ đó mà khiến nước Nga bảo vệ hòa bình của mình thời gian kéo dài sáu năm.
Nữ hoàng Catherine sử dụng “chuyên chế quân chủ khai sáng”, ý đồ thông qua tập quyền trung ương cải cách thêm các phương diện, hòa hoãn mâu thuẫn trong nước. Thi hành “chuyên chế khai sáng” mở rộng đặc quyền quí tộc, cũng chỉ đối chứng ở sự hình thành giai cấp tư sản và nông dân làm ra từng bước, trên mức đột húc đẩy sự phất triển xã hội, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Nữ hoàng cùng các học giả Voltaire, Diderot thường viết thư cho nhau, trình độ viết lách của bà rất lưu loát. Tuyên bố của bà phải lấy chủ trương “chuyên chế quân chủ khai sáng” liên quan đến họ làm châm ngôn chính sách đối nội của bà, dùng giai cấp tư sản của họ gợi mở suy nghĩ để quản lý nước Nga, ý đồ lấy việc này nâng cao uy tín và danh dự của mình trong quần chúng nhân dân nước Nga và châu Âu. Bà tuyên bố mình là người phản đối chế độ nông nô và là người ủng hộ tài phán công chúng, nhưng đồng thời lại ký văn kiện ra lệnh trao quyền địa chủ đày nông dân đi Siberia. Bà công khai tuyên bố nhấn mạnh ưu điểm của giáo dục và phải mở rộng mạng lưới trường học quốc dân, trong thư gởi riêng cho người thân tín lại viết: “Không nên để cho người bình dân được giáo dục, bởi vì đợi đến họ hiểu được thì chúng ta mất khá nhiều thời gian, họ dường như không biết hiện tại đang phục tùng chúng ta như thế nào”. Thậm chí bà bảo Voltaire, “ở nước Nga, không có lúc nào người nông dân muốn ăn gà, là không được ăn gà”, lại đem chế độ nông nô của nước Nga vẽ thành khu vườn hạnh phúc. Catherine dùng chiêu bài “chuyên chế khai sáng” đưa ra khẩu hiệu “lợi ích toàn dân” và “phúc lợi phổ biến”, nhận được sự ca ngợi nhiệt tình của giới quí tộc, đồng thời cũng khiến các nhà triết học bị đánh lừa.
Biểu hiện rõ nhất “chuyên chế khai sáng” của Catherine II chính là Hội ủy viên biên soạn pháp điển mới, triệu tập năm 1767, cùng với Thánh dụ ban bố cho Hội ủy viên này. Thánh dụ được hợp thành 22 chương gồm 655 điều, tuyệt đại bộ phận hệ thống sao chép lại ở các tác phẩm nổi tiếng của nhà triết học, nhà pháp học và nhà kinh tế học mở mang trí óc Tây Âu, như “Pháp ý” của Montesquieu, “Luận tội và phạt” của Beccaria, “Bách khoa toàn thư” của Alembert. Những tác phẩm nổi tiếng của thời kỳ mở mang trí óc này, trong đấu tranh của chế độ chuyên chế phong kiến phản châu Âu lúc bấy giờ là một loại vũ khí sắc bén. Thánh dụ của Catherine không phải là sao chép theo nước ngoài một cách đơn giản, mà vận dụng tư tưởng của các học giả mở mang trí óc Tây Ây cho nước Nga. Thánh dụ tuy không trở thành lập pháp chính thức, nhưng lại trở thành cơ sở lập pháp của Catherine II về sau. Thánh dụ này có ý nghĩa chủ nghĩa tự do, nếu như nước Pháp lúc bấy giờ nắm được, nhất định sẽ bị liệt vào loại sách cấm.
Để thể hiện “chuyên chế quân chủ khai sáng”, Catherine còn khéo lung lạc lòng người hơn, đối với người thấp kém nhất cũng gây được sự đồng tình. Bình thường Nữ hoàng thức dậy rất sớm, có lúc không đánh thức người khác, bà biết nhóm lò sưởi liền tường. Có một lần, bà đang thêm củi vào lò sưởi, bỗng nhiên nghe từ trong luồng khói tiếng kêu thét và tiếng cầu cứu. Bà vội vàng dập tắt lửa, lúc này một người thợ quét khói thấp lùn thân đầy bụi khói loạng choàng bò ra, ông ta xuýt tí nữa bị sặc lửa khói chết. Nữ hoàng khiêm tốn xin lỗi ông ta, xin ông ta tha thứ. Một lần, bà phát hiện người theo hầu đang ăn trộm thức ăn trong ngự trù (nhà bếp của vua) chuẩn bị cho bà, để tránh cho nhân viên quản lý Hoàng cung thấy được, nếu không sẽ bị phạt. Một hôm, Nữ hoàng từ trong của sổ thấy một người nô bộc trong hoàng cung cãi nhau với một phụ nữ lớn tuổi, liền phái người đến hỏi nguyên nhân. Sau khi nhân viên chủ quản hiểu việc đến báo cáo với bà: Người phụ nữ lớn tuổi là bà nội của một người đày tớ ở nhà bếp, vì không có ăn, định ăn trôm một con gà mái từ trong nhà bếp chạy ra mang về nhà, người nô bộc đang định đem bà ra trị tội. Sau khi Nữ hoàng nghe xong rất thương xót, ngay lập tức kêu nhân viên chủ quản thả bà ra, ra lệnh mỗi ngày đưa cho người phụ nữ nghèo khổ này một con gà mái đã làm xong và rửa sạch, người phụ nữ lớn tuổi cảm động, liên tiếp thi lễ tạ ân Nữ hoàng. Nữ hoàng Catherine II đối với khách nước ngoài, cũng nhiệt tình đón tiếp. Theo lời truyền lại, khi vợ của một người Italia sinh khó, Nữ hoàng đã từng đến chỗ ở của bà ta, xắn tay áo lên và đỡ sinh giúp sản phụ. Để ngăn ngừa bệnh đậu mùa lưu hành, giới y học lúc bấy giờ vừa mới phát minh tiêm chủng “vắc xin phòng đậu mùa”, nhưng rất nhiều người đều không dám tiêm. Nữ hoàng Catherine đích thân đi tiêm chủng, trở thành người tiêm chủng vắc xin đạu mùa đầu tiên ở nước Nga. Một người con trai tên Marcofu, vì lấy lympa đã tiêm chủng vắc xin đậu mùa cung cấp cho Nữ hoàng sử dụng, nhận được tên gọi “người đậu mùa”, ông ta vinh dự được Nữ hoàng đưa lên làm quí tộc.
Nữ hoàng Catherine còn ban bố “hứa khả dạng đặc quyền”, rõ rang mạnh hóa địa vị và đặc quyền của quí tộc. Không thu thuế đối với các quí tộc đang làm quan phụng sự quốc gia, miễn trừ hình phạt, lại không hạn chế quyền mua bán và sử dụng lãnh thổ của quí tộc, xác nhận các quí tộc có quyền chiếm hoàn toàn lãnh thổ. Bà còn thành lập đoàn quí tộc ở mỗi huyện và quận, cho họ quyền lợi căn cứ vào thân phận mà tự trị hành xử. Do quí tộc phụng sự quốc gia từ trong ra, ngoài quốc gia dựa vào quí tộc mà phát triển; trên khách quan, quốc gia có thể hoàn bị hơn cơ cấu quan lại độc lập của mình, khiến Nữ hoàng có thể tiến hành cải cách hành chính đối với các địa phương. Như vậy, Catherine đã xây dựng lên thời đại hoàng kim của quí tộc Russia – “đế quốc quí tộc”.
Ngày 10 tháng 8 năm 1767, Hội ủy viên biên soạn Pháp điển mới của nước Nga ở Moscow thành lập đại hội. Hội ủy viên trước tiên thông qua Dimitri đại Giáo chủ liên quan đến viện trao cho Catherine II kiến nghị tên gọi “Hoàng đế và Quốc mẫu vĩ đại anh minh”, để biểu dương công lao thống trị “chuyên chế khai sáng” của Nữ hoàng. Catherine II giả bộ từ chối tên gọi Đại đế quí tộc trao cho. Bà là Sa hoàng thứ hai được trao cho tên gọi Đại đế tiếp theo Peter I. Việc này quyết định rõ ràng, Catherine II đã thống trị thời gian hơn 5 năm sau chính biến, không chỉ củng cố địa vị của mình, mà còn nhận được sự tín nhiệm hoàn toàn của quí tộc nước Nga, uy tín của bà đang được đề cao chưa từng thấy.
Thời kỳ đầu Catherine II thống trị, nông dân Russia được phân làm hai loại: một loại là nông dân quốc hữu cư trú ở trên đất đai quốc hữu; một loại là nông nô của quí tộc, thuộc về lãnh chúa, cư trú trên đất đai của quí tộc, lãnh chúa. Nông dân quốc hữu được tự do hơn nông nô, cho nên bị bốc lột tương đối nhẹ hơn, được đãi ngộ tốt hơn. Do Nữ hoàng tha hồ lấy đất đai quốc hữu tặng thưởng cho sủng thần và một số quí tộc của bà, càng khiến cho nhiều nông dân tự do lâm vào hoàn cảnh bi thảm của nông nô. Catherine II còn đem chế độ nông nô của Russia mở rộng đến các khu vực chinh phục ở biển như Newcolan, Barroches và Baltic, khiến cho nhân khẩu nông nô cả nước từ 760 vạn tăng lên đến 2000 vạn. Nông nô và nông dân tự do có chỗ sai khác rất lớn, họ hoàn toàn trở thành tài sản tư hữu (riêng có) của địa chủ, mỗi tuần phải làm việc cho địa chủ năm, sáu ngày, thậm chí còn làm đủ bảy ngày mà không được trả lương, có thể tùy tiện dời đổi và đưa ra ngoài. Nữ hoàng Catherine từng ban bố một pháp lệnh: “Phàm người dám cả gan, chưa qua sự đồng ý của địa chủ mà đi đến Nữ hoàng trình lên báo cáo, những người này đều phải bị xử hình phạt đánh, và trọn đời đày đi làm khổ dịch”.
Nông nô tồn tại không chỉ dựa vào quan hệ đất đai và lao động, mà dựa vào quan hệ nhân dân. Địa chủ còn có quyền đem nông nô bán qua bán lại như một con vật. Lúc bấy giờ, một người con gái chỉ có thể bán được vài chục rúp Nga; nhưng một con heo lại có thể bán được vài trăm, thậm chí vài ngàn rúp. Do đó, dưới sự thống trị của Nữ hoàng Catherine, ngoài bộ phận nông dân tự do của đất đai quốc hữu ra, rất nhiều nông nô bị sự áp bức nặng nề nhất của quí tộc địa chủ. Sự ngang ngược, độc ác, tàn khốc và nói càn làm bậy của quí tộc địa chủ đật đến tột đỉnh. Lúc bấy giờ, có một nữ địa chủ tên Salkirwa, bà xây dựng riêng nhà hình phạt, trong vòng 10 năm đánh chết 140 nông nô nam, và có 40 người chính bà đích thân hại chết. Sự bốc lột và bức bách nặng nề này, tất nhiên sẽ dẫn đến sự phản kháng dữ dội của nông dân. Các nông dân liên tiếp tổ chức bạo động, chỉ trong thời gian 1762 – 1772, ở Trung bộ và tỉnh Peterple khởi nghĩa bạo phát không dưới 50 lần. Năm 1772, khởi nghĩa bạo phát ở thành Jaick, đánh chết Tamporvchav thống lĩnh quân sự và Travebenburg Tướng quân. Catherine II cũng lo sợ dự cảm đến “một trận gió lớn toàn thể nông nô đều tham gia nổi lên”.
Tháng 9 năm 1773, trong Cossacks sông Don và sông Volga lưu hành truyền thuyết đặc biệt kỳ lạ: “Bạn biết là Catherine II lên làm Nữ hoàng như thế nào không?” “Việc này ai không biết chứ! Bà giết Peter III chồng mình để trên đài.” “Ô! Bạn chỉ biết một mà không biết hai. Peter III không có bị giết, ông bị người vợ nhốt lại thôi. Hiện tại, Peter III chạy đến Cossacks chúng tôi.” “Đây là sự thật sao?” “Đương nhiên là sự thật rồi, chẳng qua hiện tại ông mai danh ẩn tích (thay tên đổi họ), bạn không biết là đúng rồi!” “Hừ, Peter III có thể là một Hoàng đế tốt, ông muốn cải thiện đời sống nông nô của chúng tôi.” “Thế à, chính vì nguyên nhân này, mà bọn địa chủ quí tộc mới hận ông ta, ủng hộ Catherine phế bỏ Hoàng thượng!” “Người phụ nữ này thật độc ác, nếu tất cả các người Cossacks chúng ta đều nổi lên giết chết bà ta thì tốt!” “Hừ, chính là thiếu người lãnh đạo. Nếu Hoàng thượng Peter III ra lãnh đạo chúng ta thì không đúng sao?” Bạn còn không biết à? Hoàng thượng đã thống lĩnh đại quân đến trên thảo nguyên Volga.” “Thật thế à? Tôi muốn đến gặp ông ta!” “Đi, chúng ta cùng đi nhanh đến ông ta!” Truyền thuyết này, một truyền mười, mười truyền trăm, nhanh chóng truyền khắp khu vực Cossacks. Mọi người kéo đến xì xào, đến điểm hẹn thật sớm, mong đợi đội ngũ Peter III, mong đợi một “Sa hoàng tốt”.
Lúc này, một đội ngũ kỵ binh trang phục Cossacks khoảng hơn 80 người, đến thảo nguyên Volga. Họ vai mang vũ khí, một số ít người tay cầm giáo và sung Mauser, đa số đều là dao, giáo nhọn, không có pháo lớn. Lãnh đạo đội là một tráng sĩ trung niên, mặt đầy râu quai nón, hơn 30 tuổi, giọng hùng hồn nói với các nông dân: “Các bạn nông thôn thân mến! Tôi chính là Sa hoàng Peter III.” Nói xong, ông ta chỉ một vết thương bên tai của mình cho mọi người thấy, “đây chính là ký hiệu tôi làm Sa hoàng.” Ông ta đau khổ nói: “Catherine người phụ nữ hư đốn này phát động chính biến 12 năm, tôi đã đến Kiev, Ba Lan, Ai Cập, Jerusalem và sông Czelek, từ đó tôi lại trở về sông Don, để đến giữa các bạn. Tôi biết các bạn bị quí tộc hiếp đáp, sở dĩ tôi không nhận được sự yêu mến của họ, chủ yếu là vì tôi không hứa cho họ tự ý làm xâm hại các bạn, và trừng trị những quan lại nhận hối lộ bẻ cong pháp luật, vì thế mà họ phải hãm hại tôi”. Nói đến đây, “Peter III” vẻ mặt đầy căm giận, hai mắt như hai tia lửa phóng ra phục hận. “Khi tôi chèo trên sông Newha, họ bắt tôi, bức bách khiến tôi lâm vào cảnh khốn cùng lang bạt. Hiện tại, tôi muốn cùng với Paul con trai của tôi đứng lên trở về thành Peterple, khôi phục Hoàng vị, đem Catherine II đưa vào Viện tu nữ, hoặc đem bà ta dời về ngôi nhà cũ (nước Đức). Làm như thế, các bạn đồng ý không?” “Đồng ý!” Các Cassacks đồng thanh đáp lớn. “Các bạn cso bảo vệ tôi không?” “Bảo vệ Bệ hạ Hoàng đế!” Âm thanh của các Cossacks càng lớn. Các Cossacks tham gia tập hợp, hoàn toàn tin tưởng vào câu chuyện kể lại của “Hoàng thượng Peter III”, ẩn nấp 12 năm trong sự sống chết để tìm thời cơ phục hận.
“Các bạn nông thôn thân mến,” – “Peter III” cao giọng nói, “hiện tại tôi tuyên bố, ruộng đất, rừng rú, đồng cỏ, ao hồ, quặng muối, tất cả đều thuộc về nông dân! Thủ tiêu ‘thuế nhân đinh’ (thuế thân) hà khắc, nhất định phải lấy tự do trả về cho nhân dân! Giải phóng nông nô!” – “Sa hoàng vạn tuế!” – Người Cossacks đồng hoan hô. Rất nhiều người hạ thấp giọng phụ họa: “Tốt! Lời nói trong lòng của chúng tôi đều nói ra!” “Bọn quí tộc nắm quyền đều ác ôn,” – “Peter III” tiếp tục nói: “Tôi ra lệnh cho các bạn, đem tất cả họ xử tử!” “Đúng! Xử tử quí tộc!” – Các Cossacks lại một lần hô lớn. “Các bạn muốn theo tôi,” – “Peter III” kêu gọi lớn, “thì tôi sẽ cùng các bạn xông lên, chúng ta nhất định sẽ thắng lợi!” Dưới lời kêu gọi của “Sa hoàng”, các nông dân và các công nhân mỏ dồn dập gia nhập đội ngũ của “Sa hoàng”, dưới sự thống lĩnh của ông ta, hô hào hăng hái tiến tới trước. “Peter III” thống lĩnh đội ngũ tạo phản lớn mạnh, từ làng Torcacciv tiến về hướng pháo đài Jaick.
Vị lãnh đạo đội ngũ khởi nghĩa này, có đúng là Peter III không? Không đúng. Năm 1762, Peter III đã bị Catherine giết hại. “Peter III” hiện tại thống lĩnh nông dân Cossacks khởi nghĩa, tên thật là Emelian-Puguchev-Pugachev sinh năm 1742 trong một gia đình Cossacks nghèo ở huyện Timovievis bên bờ sông Don, từ nhỏ theo cha lao động, 14 tuổi cha mất, ông dựa vào chính sức lao động của mình để sống. Năm 17 tuổi, ông làm lính tham gia chiến tranh bảy năm. Trong trận đánh Thổ Nhĩ Kỳ, ông lập nhiều công, được Prussia thăng làm Thiếu úy, từng đến các khu vực Ba Lan. Sau đó vfi bệnh trở về nước, ông lưu lạc ba năm ở bên sông Don, Sông Volga, Sông Jaick, và phiêu bạt khắp nơi. Ông tiếp xúc rộng rãi với nông dân, công nhân công xưởng Ural, Cossacks, Giáo đồ; hiểu rõ nỗi khổ của dân gian và nguyện vọng của nhân dân. Pugachev nói: “Tôi không có chỗ nào đó mà không đi qua, không nổi khổ nào mà tôi không nếm trải”. Những đau khổ gặp phải nuôi dưỡng ý thức phản kháng của ông ta. “Ủng hộ Sa hoàng”, là khẩu hiệu truyền thống của cuộc chiến tranh nông dân nước Nga. Trước khi Pugachev khởi nghĩa, đã có bảy người mạo xưng Peter III. Mùa thu năm 1773, khi Pugachev trở về thành Jaick, lúc bấy giờ dân gian lưu truyền lời truyền Peter III đến Cossacks. Vì thế, Pugachev quyết định mạo xưng Peter III, lãnh đạo nông dân khởi nghĩa phản đối chế độ nông nô.
Đội ngũ khởi nghĩa của Pugachev sau khi đánh chiếm thành Jaick, liền tiến quân vào Ollaple trung tâm thống trị phía Đông Nam chính phủ Sa hoàng. Nông dân, Cossacks, và binh sĩ vùng phụ cận cầm bánh mì và muối đến hoan nghênh vị “Peter III Sa hoàng tốt” này. Ở vùng Elizik, quần chúng mở rộng cửa thành theo về dưới cờ của ông ta. Ngày 5 tháng 10, quân khởi nghĩa bao vây Ollaple. Quần chúng nhân dân bị Sa hoàng áp bức tụ tập hưởng ứng khởi nghĩa, quân khởi nghĩa lớn mạnh nhanh chóng, đến đầu năm 1774, đã có ba vạn người, ba tháng sau phát triển đến năm vạn người.
Nữ Sa hoàng Catherine II sau khi nghe Ollaple bị đội ngũ khởi nghĩa bao vây, rất lo sợ, lập tức ra lệnh Tướng quân Carr thống lĩnh binh cứu viện. Do đội ngũ khởi nghĩa của Pugachev tổ chức nghiêm mật, số người rất nhiều, nông dân phẫn nộ, tính tích cực giết địch lại cao, quân Chính phủ nhanh chóng rơi vào vòng vây của quân khởi nghĩa, đại đa số binh sĩ chuyển đến trước mặt Pugachev. Catherine II nhận được báo cáo tình hình chiến trận, mắng Tướng quân Carr bất tài, lập tức phái Tướng quân Bibicover – tướng lĩnh ưu tú nhất, thống lĩnh đại đội thẳng tiếng nhanh đến Kazan, tổ chức trấn áp khởi nghĩa. Đối mặt với làn sóng khởi nghĩa cuồn cuộn sục sôi, Tướng quân Bibicover không thể không thừa nhận: “Sự nghiêm trọng không ở Pugachev thất sách, ông ta bao vây tấn công Ollaple. Vì công sự vững chắc nên chưa thể hạ Ollaple, trong lúc chính phủ Sa hoàng ở khu vực miền Trung vì chiến tranh Nga – Thổ nên lực lượng suy yếu, Pugachevthoongs lĩnh tiến về Moscow, Peterple. Catherine II cảm thất được “vận may”, liền trực tiếp tham gia bàn bạc và chế định kế hoạch quân sự cùng Bibicover. Một mặt tụ tập vũ trang quí tộc ở Kazan, Cinbilscow, dốc hết sức lực ngăn trở quân khởi nghĩa; một mặt lấy sức lực quan quân quân chủ chính phủ, cứu gấp Ollaple. Kết quả, ngày 22 tháng 3 năm 1774, Pugachev thất bại, bộ thống lĩnh chuyển đến khu công xưởng Ural. Phân lớn nông dân, công nhân, nông nô quốc hữu, người Bashkir lại hăng hái tham gia đội ngũ khởi nghĩa. Pugachev thống lĩnh đại quân hai vạn người tù Ular tiến quân về hướng Tây, tấn công chiếm Kazan, và nhiều lần lấy danh nghĩa Peter III ban bố chiếu thư, nói rõ chủ trương về chính trị, kinh tế của mình, kêu gọi quần chúng đứng lên đấu tranh. Quân chính phủ truy kích quân khởi nghĩa sau khi đến Kazan, hai bên triển khai quyết chiến. Pugachev thua lớn, hơn 8000 chiến sĩ chết trận hoặc bị bắt. Pugachev thống lĩnh số quân còn lại vượt qua sông Volga, tiến đến khu vực bờ phía Tây.
Quân đội khởi nghĩa của Pugachev sau khi xuất hiện ở bở Tây sông Volga, đã tiếp cận với trung tâm thống trị của Sa hoàng. Catherine II và rất nhiều quí tộc sợ run bần bật, vài ngàn quí tộc cuống cuồng chạy trốn. Theo kể lại, Pugachev đang lặng lẽ tiến đến Moscow, Catherine II chuẩn bị chuyển vào bên trong cung đình. Ngay lúc đó, hòa ước nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được ký kết, chiến tranh Nga – Thổ kết thúc. Catherine II lập tức ra lệnh cho Suvorov – Aleksander Vasileyevich Thống soái quân Nga vừa mới khải hoàn trở về, “ngoài việc lấy nhiệt tình cuoogns hiến sức lực ra, không cần phải mang theo hành lý”, lập tức tiến đánh Pugachev. Như thế, Pugachev bỏ kế hoạch tiến quân Moscow, đưa quân xuống phía Nam, trở về khu vực Cossacks sông Don, binh chặn xem xét kỹ bến đò trong. Nữ hoàng Catherine treo thưởng 2.8 vạn rúp Nga cho ai bắt được Pugachev, và Suvorov thống lĩnh quân tiến hành truy kích tốc độ hơn 200 dặm 1 ngày. Do vũ khí của quân khởi nghĩa kém, thiếu cung ứng, lại không nhận được huấn luyện chính qui, cuối cùng bị đại quân của Suvorov đánh bại lần nữa. Pugachev lãnh đạo hơn 200 Cossacks và nông dân xông vào phá vòng vây, vượt qua phía Đông sông Volga, chạy đến khu vực thảo nguyên. Cuối cùng, đội ngũ còn lại không đầy 50 người.
Khi đóng quân bên bở sông nhỏ Ujin, có một tên Cossacks làm phản. Ông ta thừa cơ hội Pugachev đang ngủ, buộc chặt Pugachev lại, đem giao cho quân đội Sa hoàng. Pugachev bị cùm chân, khóa tay, bỏ vào trong lồng gỗ, áp tải đến Moscow, bị Pháp đình quí tộc tra xét. “Rốt cuộc ông là ai?” – Bá tước Panin hỏi. Ông ta đáp: “Emelian – Pugachev.” Panin tiếp tục nói: “Tên lão tặc này, dám cả gan mạo nhận Hoàng thượng!” Pugachev mỉa mai trả lời: “Tôi không phải là chim ưng già (Pugachev trêu đùa văn vẻ, dựa vào mình có thói quen làm ví dụ, biểu thị không đồng ý lời nói của Panin), tôi chỉ là một con chim nhỏ, chim ưng còn đang bay lượn mà!” Cuộc tra xét được ghi lại trình lên cho Nữ hoàng Catherine II, bà ra lệnh xử tử. Tháng 1 năm 1775, Pugachev bị đưa lên đoạn đầu đài, tiếp theo lại bị chặt chân tay, đốt thi thể. Và các chiến hữu của ông cũng bị bắt, bị xử giảo hình. “Chim ưng còn đang bay lượn mà!” Câu nói ý nghĩa này của Pugachev đối với niềm tin bất khuất vào sự nghiệp đấu tranh của nhân dân. Tuy Pugachev đã bị Nữ Sa hoàng xử tử, nhưng nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh. Người cách mạng và nhân dân lao động sau đó đã tưởng nhớ và ca ngợi ông: “Emelian, người cha thân yêu của chúng tôi. Ông vì sao ném bỏ chúng tôi? Mặt trời đỏ xán lạn của chúng tôi đã lặn rồi!”