Vốn không phải là người Nhật nhưng Azby Brown lại có một niềm đam mê sâu sắc với đất nước này. Chỉ trước 2 tháng xảy ra vụ thảm họa kép động đất sóng thần năm 2011, cuốn sách “Sống đủ’ của ông đã được phát hành. Say này, cuốn sách được người Nhật tìm đọc nhiều và đánh giá cao về nội dung, xem cuốn sách như một hình mẫu hữu ích để người Nhật thay đổi cho mình một lối sống phù hợp, lành mạnh. Gần 10 năm sau thảm họa này, người Nhật đã điều chỉnh lại cách sống của mình để hồi phục và phát triển đất nước một cách mạnh mẽ hơn.
Dựa trên sự phân tích và nghiên cứu chuyên sâu, cách sống đã phai mờ được mô tả lại dưới hình thức kể chuyện. 200 năm trước, vào cuối thời kỳ Edo khi mà văn hóa truyền thống nước Nhật đang phát triển và ở giai đoạn đỉnh cao, cách người Nhật đã sống thực sự là một điều đáng để chúng ta tìm hiểu.
“Sống đủ” được chia làm ba phần chính. Mỗi phần sẽ đưa độc giả khám phá những khía cạnh đặc biệt trong cuộc sống của người Nhật thời xưa. Ở phần I, chúng ta sẽ được đi tìm hiểu cách những người nông dân trồng trọt, canh tác, thiết kể hệ thống tưới tiêu hợp lý, cách họ xây dựng nhà ở. Phần này hướng con người tới một cuộc sống hòa hợp với tự nhiên, bảo đảm hệ sinh thái ổn định nhưng vẫn tận dụng được nguồn lực từ tự nhiên.
Phần II, tác giả mở rộng đến cách làm sao để xây dựng được một thành phố vững mạnh. So với Tokyo ở thời hiện đại, Edo thời xưa được đánh giá là kiên cường và bền vững hơn. Nơi đây, ban đầu cũng chỉ là một đồng bằng nhưng được cải tạo và phát triển thành một kinh thành hưng thịnh. Dưới mọi tình huống, mọi phương thức hoạt động, con người Edo vẫn luôn tìm ra những giải pháp thông minh và sáng suốt nhất.
Phần cuối cuốn sách này dẫn người đọc đến cuộc sống yên bình của người dân cũng như đưa chúng ta khám phá thiết những ngôi nhà độc đáo của tầng lớp samurai tại Edo.
Giống như con người hiện đại ngày nay, những con người thời xưa cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề đáng lo ngại, những thử thách cam go. Nhưng họ vẫn luôn tìm cách để biến thách thức thành cơ hội phát triển. Ở thời Edo, Nhật Bản thực sự đã đạt được nhiều thành tựu đáng trân trọng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, kiến trúc, đô thị, giao thông vận tải…